Đánh cược đầu tư vào chung cư cũ ‘giá rẻ như cho’ tại Trung Quốc
Đối với những người có một số tiền đầu tư, những căn chung cư cũ với mức giá thấp “chạm đáy” là một cơ hội khó chối từ.
Khuôn viên một khu chung cư ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Hu Yongwei, một người dân ở Bắc Kinh, đã mua hơn chục căn hộ ở thành phố nhỏ Hạc Bích, miền Trung Trung Quốc với tổng giá tiền khoảng 31.000 USD, với kỳ vọng số bất động sản này sẽ sinh lời nhiều hơn so với các khoản đầu tư khác.
Mới đây nhất, Hu tiếp tục chi thêm 18.000 nhân dân tệ (2.528 USD) để mua căn chung cư thứ 15. Trong hai năm qua, giá các căn chung cư cũ có tuổi đời hơn 30 năm tại Hạc Bích trải qua giai đoạn “lao dốc” mạnh.
“Các căn hộ được bán với giá rất rẻ, như bắp cải vậy”, người đàn ông 39 tuổi nói, đồng thời cho biết thêm trải nghiệm không mấy tốt đẹp của gia đình anh với thị trường chứng khoán đã khiến anh không còn tin tưởng vào phương án đầu tư cổ phiếu.
Các đại lý bất động sản cho biết các căn hộ giá rẻ ở các thành phố nhỏ của Trung Quốc như Hoài Nam và Rushan ở phía Đông, và Cajiu ở phía Tây Nam, cũng đang được mua lại. Phần lớn khách mua là người từ địa phương khác.
Video đang HOT
Xu hướng giao dịch tăng mạnh đã phản ánh việc người mua bắt đầu chuyển sự chú ý sang các thành phố nhỏ ở Trung Quốc, nơi giá bất động sản thuộc loại rẻ nhất nước sau nhiều năm sụt giảm trong bối cảnh suy thoái ngành lan rộng và và nền kinh tế trì trệ.
Mặc dù các giao dịch mua bán ở thành phố nhỏ không đủ lớn để tác động đến thị trường bất động sản khổng lồ của Trung Quốc và không có dữ liệu về khối lượng giao dịch, song chúng phần nào thể hiện một góc nhỏ trong lĩnh vực đang gặp khủng hoảng có dấu hiệu hồi sinh.
Các thương vụ diễn ra vào thời điểm bức tranh thị trường bất động sản Trung Quốc trở nên đen tối hơn. Dữ liệu cho thấy giá nhà mới tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng 5 và đầu tư bất động sản giảm nhanh nhất trong hơn hai thập kỷ.
Đối với những người có một số tiền đầu tư, những căn chung cư cũ với mức giá thấp “chạm đáy” là một cơ hội khó chối từ.
Ông Hu có lần chỉ cần chi 1.000 nhân dân tệ, chưa bao gồm thuế phí, để sở hữu một căn hộ ở Hạc Bích. Theo dữ liệu từ Anjuke – một trong những nền tảng bất động sản lớn nhất của Trung Quốc, giá nhà tại một số khu vực trong Hạc Bích đã giảm 27% so với mức đỉnh năm 2021. Tương tự, tại xã Hoài Nam, giá nhà đã thấp hơn tới 24%.
Để so sánh, ở Bắc Kinh, giá một ngôi nhà cũ trung bình có thể lên tới hàng chục nghìn nhân dân tệ, chỉ giảm 1,5% trong khoảng thời gian 6 năm tính đến tháng 5 năm nay.
Các đại lý bất động sản cho biết người mua nhà chung cư giá rẻ ở các thành phố nhỏ hầu hết không phải người địa phương. Họ bao gồm những nhà đầu cơ không có ý định sống trong các căn hộ, những thanh niên đang tìm kiếm một nơi ở rẻ để “ nằm yên mặc kệ sự đời” – một thuật ngữ Trung Quốc chỉ cách sống làm vừa đủ ăn, hay những người cao tuổi về hưu chỉ có ít tiền dự phòng.
Zhao, một nhân viên phụ trách giao dịch bất động sản ở Hoài Nam, giải thích: “Do chi phí sinh hoạt cao ở các thành phố lớn, những người trẻ tuổi đổ về đây để mua nhà giá rẻ và sống qua ngày”.
Tại Rushan, môi giới Liu Yong cho biết hầu hết người mua đến từ những tỉnh khác, trong độ tuổi từ 40 đến 50 và đang mong muốn có một nơi nghỉ ngơi gần biển. Một môi giới khác ở Gejiu cho biết người mua muốn chuyển đến đó vì chi phí sinh hoạt thấp hơn.
Trước xu hướng mua căn hộ giá rẻ, các nhà phân tích không muốn đưa ra kết luận lạc quan cho ngành kinh doanh bất động sản tại nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc ở mức cao kỷ lục trên 20%. Nhà kinh tế học Nie Wen của Quỹ Hwabao Trust nhận định: “Việc có quá nhiều người mua căn hộ giá rẻ ở các thành phố nhỏ phản ánh sự thận trọng. Mọi người không tự tin về thu nhập trong tương lai của mình”.
Bạo lực tại nhà máy của Foxconn ở Trung Quốc
Hàng trăm công nhân Foxconn ở Trịnh Châu (Trung Quốc), nơi được xem là "thành phố iPhone", đã đụng độ dữ dội với cảnh sát địa phương vào hôm 23.11.
Theo Neowin, cuộc đụng độ bắt đầu sau khi hàng trăm công nhân Foxconn biểu tình qua đêm về việc công ty không trả lương và lo ngại về sự bùng phát bệnh Covid-19 tại nhà máy. Nhiều công nhân đã bị thương nặng sau cuộc ẩu đả với cảnh sát.
Hình ảnh bạo lực giữa công nhân và cảnh sát tại nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu. Ảnh BLOOMBERG
Nhà máy của Foxconn ở Trịnh Châu là nhà máy lớn nhất thế giới của công ty Đài Loan với hơn 200.000 công nhân. Tuy nhiên, do chính sách Zero-Covid của chính phủ Trung Quốc, toàn bộ thành phố Trịnh Châu đã bị phong tỏa nghiêm ngặt kể từ giữa tháng 10.
Bạo lực là một phần của tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng tại nhà máy Foxconn Trịnh Châu do lệnh phong tỏa. Trước đó, nhiều công nhân đã rời khỏi nhà máy và cả thành phố này do cách phòng chống dịch Covid-19 của Trung Quốc cũng như không đủ lương thực cho người dân.
Chính sách này đã khiến nguồn cung iPhone 14 series bị thiếu hụt trước kỳ nghỉ lễ. Cả Apple và Foxconn đều đang thực hiện các bước ưu tiên để giảm bớt nguồn cung thiếu hụt bằng cách thúc đẩy sản xuất tại các nhà máy của Foxconn ở Thượng Hải (Trung Quốc) và Chennai (Ấn Độ).
Vụ lừa đảo tiền tiết kiệm rúng động Trung Quốc Hàng trăm người Trung Quốc đã biểu tình đòi lại tiền trong vụ lừa đảo tài chính lớn với hàng chục tỷ nhân dân tệ bị giam tại ngân hàng, thậm chí có thể mất trắng. Theo Bloomberg, trên các video được lan truyền rộng rãi tại Trung Quốc, đám đông biểu tình tập trung tại một chi nhánh của Ngân hàng Nhân...