Đánh công an, “bẻ” còng số 8 chạy trốn
Khi bị lực lượng chức năng bắt về trụ sở để lấy lời khai, đối tượng Lộc không những không hợp tác mà còn hung hăng đánh công an rồi tháo còng số 8 chạy trốn.
ảnh minh họa
Ngày 31/07, Tòa án nhân dân thị xã Long Khánh, Đồng Nai vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Huỳnh Trung Lộc (21 tuổi, ngụ xã Bảo Vinh, TX Long Khánh) về tội chống người thi hành công vụ.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, vào khoảng 21h ngày 26/12/2011, Huỳnh Trung Lộc cùng một người khác là Nguyễn Quốc Bảo đến khu vực hội chợ tại xã Bảo Vinh chơi. Tại đây, Lộc và Bảo thấy Phan Chí Trung (28 tuổi, quê tỉnh Phú Yên) đang giả vờ đánh bầu cua để thu hút khách.
Video đang HOT
Thấy vậy, Lộc đã lao đến hành hung Trung và bắt Trung đưa tiền cho Lộc tuy nhiên Trung không đồng ý. Ngay sau đó, Bảo lao vào cùng Lộc đánh Trung. Khi hai bên đang xô xát thì anh Phạm Hồng Phước (phó Công an xã Bảo Vinh, TX Long Khánh) đã có mặt can thiệp và mời các đối tượng về trụ sở công an làm việc.
Tuy nhiên, Lộc đã quay sang chặn đầu xe môtô của phó công an xã Bảo Vinh và gây sự. Lực lượng Công an xã Bảo Vinh đã phải tăng cường lực lượng mới đưa được Bảo và Lộc về trụ sở làm việc. Tại trụ sở công an, Lộc không những không hợp tác mà còn quay sang chửi bới, đánh phó công an xã Phạm Hồng Phước rồi giật còng số 8 chạy trốn tuy nhiên Lộc bị bắt sau đó.
Với tội danh “chống người thi hành công vụ”, bị cáo Huỳnh Trung Lộc bị Hội đồng xét xử tuyên phạt 1 năm tù giam.
Minh Hậu
Theo Dantri
Cảnh sát không được tùy tiện nổ súng
Về đề xuất cho phép nổ súng vào đối tượng chống lại lực lượng thi hành công vụ, đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế Bộ Công an, cho rằng chỉ có những hành động gây nguy hại đến tính mạng người thi hành công vụ thì mới được phép sử dụng súng.
* Phóng viên: Thưa ông, nhiều người cho rằng với đề xuất cho phép nổ súng vào đối tượng chống lại lực lượng thi hành công vụ, Bộ Công an đang muốn mở rộng quyền trong việc này so với quy định trong Pháp lệnh 16 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội?
Đại tá Trần Thế Quân
- Đại tá Trần Thế Quân: Thực ra, đây không phải quy định mới, cũng không phải mở rộng quyền sử dụng vũ khí cho lực lượng thi hành công vụ. Nó chỉ làm rõ quyền đã được quy định trong Pháp lệnh 16 cũng như các quy định khác liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra, nó còn làm rõ hơn về nguyên tắc, cách thức thực hiện để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho lực lượng thi hành công vụ, đồng thời làm căn cứ để ngăn ngừa việc lạm dụng quy định.
Chỉ có những hành động chống đối gây nguy hại cho tính mạng của người thi hành công vụ thì mới được phép sử dụng súng. Đó là loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng như tổ chức buôn bán ma túy, điều khiển phương tiện lao thẳng vào xe, thậm chí dùng súng bắn người thi hành công vụ... Lúc đó, lực lượng thi hành công vụ phải dùng súng bắn vào phương tiện hoặc vào đối tượng chống người thi hành công vụ để phòng vệ một cách tương xứng như quy định trong Bộ Luật Hình sự.
* Có nhiều chiến sĩ CSGT bị thương do lỗi nghiệp vụ. Trong tình huống đó, có thể xử lý theo một cách khác thay vì lao ra ngăn cản phương tiện vi phạm?
- Không phải vậy. Đó là do lâu nay, họ không được sử dụng súng. Trước đây, khi trộm cắp nhiều, CSGT cũng đã được sử dụng súng nhưng sau đó lại thôi. Từ tổng kết về công tác sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ cho thấy cần phải có sự thay đổi. Những quy định cũ đã khiến không chỉ CSGT, cảnh sát phòng chống tội phạm mà các lực lượng khác như kiểm lâm, hải quan, biên phòng... cũng luôn bị đe dọa sức khỏe, tính mạng.
Một CSGT bị thương khi làm nhiệm vụ
* Đã có không ít vụ lực lượng thi hành công vụ sử dụng súng, công cụ hỗ trợ sai mục đích gây thương tích, thậm chí khiến người dân tử vong. Việc thêm quy định này có thể bị lạm dụng?
- Chúng tôi đã tính đến việc này. Pháp lệnh 16 đã quy định lực lượng nào được nổ súng, được sử dụng vũ khí. Sử dụng súng là vấn đề hệ trọng vì liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người khác nên phải có sự chỉ đạo rất kỹ. Trong Pháp lệnh 16, có 2 nguyên tắc: Nổ súng khi cùng tập thể trong đơn vị chiến đấu vây bắt tội phạm và cá nhân nổ súng khi thi hành công vụ. Tất cả đều đã được quy định rõ ràng. Việc quản lý, sử dụng súng, nổ súng được tuân thủ nghiêm ngặt theo cả một hệ thống quy định của pháp luật.
* Nhiều người lo ngại nếu cho phép lực lượng dân quân tự vệ, công an xã cũng được sử dụng súng thì dễ dẫn đến những hậu quả vượt tầm kiểm soát?
- Công an xã được phép dùng súng hay không còn có điều kiện là xã đó có phải thuộc địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, địa bàn trọng yếu như biên giới, hải đảo hay không... Ngoài ra, lực lượng này còn được huấn luyện về sử dụng vũ khí thường xuyên và bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Quy định còn sơ sài
Về dự thảo nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ do Vụ Pháp chế soạn thảo vừa được đưa ra lấy ý kiến công luận, trong đó cho phép "nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa hành vi chống người thi hành công vụ", luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng phần quy định về việc được phép nổ súng còn khá sơ sài, gây ra không ít lo ngại cho người dân.
"Nước ngoài, họ quy định rất chi tiết và cụ thể khi xảy ra tình huống chống người thi hành công vụ, ở mức độ nào thì lực lượng cảnh sát được rút súng bắn tùy vào hành vi chống người thi hành công vụ mà được bắn vào bộ phận nào. Nếu đó là việc chống lại bằng súng, vật liệu nổ thì được bắn hạ sát còn nếu chỉ mang tính đe dọa, chưa tới mức nguy hiểm tới tình mạng thì chỉ được phép dùng súng bắn vào phần mềm (tay, chân) chứ không thể bắn vào đầu, ngực dễ dẫn tới tử vong" - luật sư Hậu phân tích.
Theo 24h
"Giúp" em, anh đánh công an gãy xương mũi Khi em ruột bị khống chế đưa về trụ sở vì tội cản trở người thi hành công vụ, người anh trai đã xông vào dùng chân đá vào mặt một công an đang làm nhiệm vụ gãy xương mũi... Ngày 24/9, TAND quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hưng...