Đánh chết trộm vào nhà thì có phạm tội?
Luật sư cho hỏi, khi trộm đột nhập vào nhà, gia chủ phát hiện và chống trả khiến kẻ gian chết thì người gây ra hậu quả có phải chịu trách nhiệm gì không?
Sau vụ trọng án xảy ra tại nhà ông Nguyễn Lương Chuân (57 tuổi, ở thôn 9, xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất (Hà Nội) khiến 2 cha con thiệt mạng, 2 người khác bị thương khiến tôi và nhiều người khác lo lắng.
Giả sử, khi thấy tên trộm cầm dao lao về phía mình, tôi không còn cách nào khác là ném dao hoặc vật dụng nào đó về phía anh ta. Hậu quả của sự việc khiến kẻ gian tử vong. Vậy trong trường hợp này người gây ra tội có bị xử lý gì không? – Tuấn Nam (Hà Nội).
Trộm thường lợi dụng cây, cột điện, tường nhà để leo trèo, đột nhập. Đồ họa: Hà Ninh.
Luật sư Trương Quốc Hòe – Văn phòng luật Interla (Đoàn luật sư Hà Nội) trả lời:
Trước hết, việc người đàn ông lạ mặt đột nhập vào nhà bạn vào lúc rạng sáng và mang theo dao nhiều khả năng không phải với mục đích tốt. Có thể anh ta sẽ trộm cắp tài sản của gia đình bạn. Người này mang theo dao nhằm để chống trả, tấn công khi bị phát hiện.
Hành động ném dao vào người đàn ông lạ mặt khi anh ta cầm dao lao vào phía bạn thì đây là hành động phòng vệ chính đáng, dù hành vi của người đàn ông kia chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm và cũng chưa gây thiệt hại gì.
Tuy nhiên, nếu bạn không có những hành động chống trả thì chắc chắn sẽ có những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bởi gần đây có nhiều trường hợp khi kẻ trộm bị chủ nhà phát hiện đã tấn công lại dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vụ giết 2 người, gây trọng thương 2 người xảy ra rạng sáng ngày 7/12 ở thôn 9 xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất (Hà Nội) là một ví dụ.
Video đang HOT
Chính vì vậy, bất kỳ ai trong trường hợp của bạn cũng sẽ có hành động tương tự là ném con dao về phía kẻ trộm để phòng vệ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Hành động của bạn chỉ nhằm mục đích ngăn cản, chống trả lại việc bị tấn công của người đàn ông lạ mặt chứ không nhằm mục đích gây ra cái chết cho người đó.
Tuy nhiên hành động của bạn lại dẫn đến hậu quả chết người. Và việc chết người này là nằm ngoài ý muốn chủ quan của bạn, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 – Bộ luật hình sự: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Như vậy, hành vi của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 96 Bộ luật hình sự.
Theo Zing News
Điều tra bổ sung vụ vợ đặt camera tố chồng hiếp con riêng
Cháu Q. khai cha dượng xâm hại từ năm 2011, khi cháu mới 11 tuổi trong khi Trần Thanh Phương phản cung, nói chỉ làm "chuyện người lớn" với con gái riêng của vợ năm 2014.
ảnh minh họa
Sau hai ngày xét xử, sáng 4-12, TAND tỉnh Khánh Hòa đã quyết định hoàn trả hồ sơ vụ án vợ đặt camera tố chồng hiếp dâm con riêng để điều tra bổ sung.
Trước đó, trong phần tranh luận, đại diện Viện KSND tỉnh Khánh Hòa đã đề nghị tòa hoàn trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì lời khai của bị cáo, người bị hại và đại diện hợp pháp của bị hại tại phiên tòa có nhiều tình tiết mới, mâu thuẫn với hồ sơ điều tra nên cần phải làm rõ.
Người bị xét xử trong vụ án này là Trần Thanh Phương (54 tuổi, ở P.Phước Long, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) với cáo buộc đã phạm hai tội hiếp dâm và giao cấu với trẻ em.
Đặt camera, ghi được cảnh phạm tội của chồng
Theo cáo trạng, Phương kết hôn và chung sống cùng chị L.T.C. từ năm 2011. Từ tháng 5-2012 đến tháng 11-2012, chị C. vào TP.HCM học nghề, để con gái riêng của mình là cháu V.A.Q. (sinh ngày 17-9-2000) ở lại nhà tại Nha Trang để Phương chăm sóc.
Lợi dụng việc này, từ đầu tháng 10-2012, Phương nhiều lần giao cấu với cháu C.
Sau khi đi học về, chị C. có nghi ngờ chồng đã xâm hại con gái riêng của mình nên đã bí mật đặt camera ở đầu giường ngủ.
Ngày 4-8-2014, chị C. đã quay được cảnh Phương giở trò với con gái riêng của mình tại giường này nên đã mang chứng cứ đến công an tố cáo. Tại cơ quan điều tra Phương thừa nhận đã làm "chuyện người lớn" với cháu Q.
Theo Viện kiểm sát, hành vi của Phương khi xâm hại con riêng của vợ trong một thời gian dài đã phạm vào hai tội.
Từ tháng 10-2012 đến trước ngày 17-9-2013, cháu Q. chưa đủ 13 tuổi nên hành vi của Phương phạm vào tội hiếp dâm trẻ em.
Còn từ sau ngày 17-9-2013 đến khi bị phát hiện (4-8-2014), hành vi phạm tội của Phương là "giao cấu với trẻ em".
Mâu thuẫn trong lời khai về thời gian phạm tội
Tại tòa, Phương thay đổi lời khai, nói có hai lần giao cấu với cháu Q. và các lần này chỉ diễn ra trong tháng 8-2014 chứ trước đó không thực hiện hành vi phạm tội.
Phương cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo tội "hiếp dâm" là không đúng, mà chỉ nhận tội "giao cấu với trẻ em". Trong khi đó, tại hồ sơ, Phương khai thực hiện hành vi phạm tội vào cuối năm 2013.
Còn cháu Q. lại khai rằng lần đầu Phương giao cấu với cháu là năm 2011 và từ đó về sau có quan hệ nhiều lần chứ không phải chỉ hai lần. Trước đó tại cơ quan điều tra, Q. khai bị Phương làm "chuyện người lớn" lần đầu vào năm 2012.
Còn chị C. khai ngoài bằng chứng là đoạn video quay được ngày 4-8-2014, chị không có chứng cứ nào khác về hành vi phạm tội của Phương. Đơn chị tố cáo và những lời khai Phương thực hiện hành vi với cháu Q. vào năm 2012 cũng chỉ là nghe con kể lại.
Theo hội đồng xét xử, bị cáo Phương khai nhận thực hiện hành vi giao cấu với bị hại năm 2014 là mâu thuẫn với lời khai trước đó của bị cáo trong hồ sơ vụ án và lời khai của bị hại.
Mặt khác, lời khai của người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại cũng có khác nhau về thời điểm cháu Q. bị xâm hại tình dục, vì vậy, tòa đã quyết định trả hồ sơ để Viện KSND tỉnh Khánh Hòa điều tra bổ sung.
Theo Soha
Đầu độc gia đình em dâu bất thành: Có phạm tội giết người? Mặc dù gia đình phát hiện kịp thời và hậu quả chết người chưa xảy ra nhưng bà Thiệp vẫn có thể bị khởi tố về tội Giết người. Như đã thông tin, Công an huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) hôm 27/11 triệu tập Quách Thị Thiệp (43 tuổi, ngụ xã Cẩm Long) do liên quan việc gia đình bà Bùi Thị Châu...