Đánh chết người tình khi bị tấn công, nữ giáo viên có được đổi tội?
Theo luật sư, nếu đủ cơ sở cho thấy Khuê thực hiện hành vi trong trạng thái tinh thần kích động mạnh hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bị can có thể được chuyển tội danh.
Tối 3/11, Nguyễn Thị Khuê (34 tuổi, làm nghề giáo viên) cùng người tình là anh Nguyễn Văn Quang (29 tuổi, đều ở huyện Yên Minh, Hà Giang) hẹn gặp nhau ở đồi thông. Xảy ra cãi vã, anh Quang dùng cành cây vụt vào đầu rồi đè lên cổ khuê.
Nữ nghi phạm sau đó dùng cây vụt lại vào đầu, gáy khiến anh Quang tử vong. Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố Khuê về tội Giết người.
Với tình tiết đánh chết người tình sau khi bị tấn công, bị can có căn cứ để được chuyển đổi tội danh hay không?
Bị can Nguyễn Thị Khuê trong buổi thực nghiệm điều tra vụ án.
Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Minh Long (Giám đốc Công ty Luật Dragon) cho biết theo quy định, tình trạng tinh thần “bị kích động mạnh” là tình trạng người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi phạm tội như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời, do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng, dẫn tới hành vi giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Vấn đề “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được hướng dẫn lần đầu tại Chương 2 Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Cụ thể, tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời, do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên.
Cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỉ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được. Nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.
Video đang HOT
Đối chiếu với trường hợp này, luật sư Long cho rằng để xác định Khuê có ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không, cần dựa trên các yếu tố sau:
Thứ nhất, phải có hành vi trái pháp luật của bị hại là Nguyễn Văn Quang.
Thứ hai, hành vi trái pháp luật phải là hành vi đối với người phạm tội; người thân thích hoặc đối với người khác có quan hệ thân thiết với người phạm tội.
Thứ ba, hành vi trái pháp luật của bị hại phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần.
Thứ tư, trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động.
Hiện trường vụ việc. Ảnh: TTXVN.
Còn về trường hợp phòng vệ chính đáng, ông Long cho biết theo Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, người phòng vệ chính đáng là hành vi vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Đối với trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây ra hậu quả chết người, người vi phạm sẽ bị xử lý về tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015.
Để có cơ sở xử lý tội danh này, trước tiên cần xác định chủ thể thực hiện hành vi là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi của người này có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp, xuất phát từ yếu tố tự vệ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân trước hành vi vi phạm pháp luật của bị hại và gây ra hậu quả là xâm phạm tới tính mạng, tước đoạt mạng sống của bị hại.
Trường hợp này, luật sư Long nhìn nhận cần đánh giá nhiều yếu tố như Khuê phạm tội trong trạng thái tinh thần như thế nào (kích động, kích động mạnh hay bình thường); mục đích thực hiện hành vi là gì (tự vệ hay giết người tình vì bực tức); tính chất, mức độ hành vi của cả bị can và bị hại ra sao; ý chí chủ quan của Khuê thời điểm đó là như thế nào…
Từ những phân tích này, ông Long cho biết nếu đủ căn cứ, cơ quan điều tra có thể xem xét chuyển tội danh đối với Khuê từ Giết người (Điều 123) sang Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125) hoặc Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126) Bộ luật Hình sự 2015.
Khung hình phạt tối đa đối với 2 tội danh nêu trên lần lượt là 3 và 2 năm tù.
Nữ giáo viên đánh chết người tình trên đồi thông có ở trong trạng thái bị kích động mạnh?
Liên quan đến vụ nữ giáo viên đánh chết người tình trên đồi thông ở Hà Giang, điều được nhiều người qua tâm là đối tượng này sẽ đối diện hình phạt nào và có hay không việc giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Khuê (SN 1988, trú tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, Hà Giang; giáo viên trường Mầm non xã Mậu Long) về Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015.
Thông tin ban đầu cho thấy, Nguyễn Thị Khuê có quan hệ yêu đương với anh N.V.Q (SN 1993, ở xã Đông Minh, huyện Yên Minh), giáo viên trường Tiểu học xã Mậu Long.
Sáng 3-11, Khuê và anh Q hẹn hò đồi thông xã Mậu Duệ. Tại đây, hai người xảy ra mâu thuẫn, anh Q dùng 1 đoạn cây vụt vào đầu, đè lên cổ Khuê. Sau đó, Khuê dùng một đoạn cây vụt mạnh liên tiếp nhiều lần vào khu vực đầu, gáy, khiến anh Q tử vong tại chỗ.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, Khuê đã dùng hung khí nguy hiểm (đoạn cây) vụt mạnh liên tiếp nhiều lần vào khu vực đầu và gáy anh Q - vùng xung yếu trên cơ thể con người nên rất dễ gây tử vong. Hậu quả là anh Q đã mất mạng.
Trong quá trình thực hiện hành vi, Khuê có đầy đủ năng lực để nhận thức việc làm của mình có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của nạn nhân nhưng vẫn thực hiện bất chấp hậu quả xảy ra. Do đó, việc khởi tố Nguyễn Thị Khuê về hành vi giết người là có căn cứ.
Hiện trường vụ nữ giáo viên đánh chết người tình trên đồi thông
Điều 123 BLHS 2015 quy định, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp: Giết 2 người trở lên; Có tính chất côn đồ; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn... thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội không thuộc các trường hợp này thì bị phạt tù từ 7-15 năm.
Cũng theo Luật sư Hồng Vân, để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ làm rõ động cơ, mục đích, tính chất hành vi và trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, đối tượng có ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không.
Theo thông tin vụ việc, trước đó anh Q đã dùng 1 đoạn cây vụt vào đầu, đè lên cổ Khuê, đây hành vi trái pháp luật và điều này có thể dẫn tới sự kích động mạnh tức thời cho Khuê.
Nếu có đủ căn cứ cho rằng, đối tượng Khuê đã giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì theo Điều 125 BLHS 2015, người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 6 tháng-3 năm.
Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người.
Cá biệt có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được.
Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa "kích động" với "kích động mạnh", cơ quan chức năng sẽ xem xét khác quan, toàn diện các mặt về thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, cá tính của mỗi bên; mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội - Luật sư Hồng Vân nhấn mạnh.
Bị tấn công, nữ giáo viên đánh chết người tình trên đồi thông Mâu thuẫn, cô giáo Nguyễn Thị Khuê đã dùng gậy vụt liên tiếp vào đầu anh N.V.Q., là người tình và cũng là đồng nghiệp, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ Ngày 22-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang cho biết đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối...