Dành cả tuổi thanh xuân nuôi cả lợn ta, lợn tây, bán 100 tấn/năm
Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi lợn- con “ăn cơm nằm”, anh Nguyễn Hồng Minh (SN 1978) chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ dù giá cả thị trường biến động liên tục, năm được năm mất. Trung bình mỗi năm, trang trại của anh Minh xuất ra thị trường 100 tấn lợn hơi, cả lợn ta (lợn rừng) và lợn tây (lợn lai), thu về hàng tỷ đồng.
Đến thăm trang trại lợn của anh Nguyễn Hồng Minh ( thôn Cã Trong, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn), chúng tôi thực sự ấn tượng bởi sự tính toán, quy hoạch bài bản và khoa học của ông chủ 7X. Anh xây dựng 3 khu chuồng trại riêng biệt với tổng diện tích trên 1.000m2 gồm khu nuôi lợn nái sinh sản, lợn hậu bị, khu chăn thả lợn rừng và khu nuôi lợn thương phẩm. Các chuồng lợn đều được đầu tư thiết kế khoa học và lắp camera để tiện theo dõi. Đồng thời có ghi chi tiết lịch ăn, tiêm phòng, khối lượng thức ăn… đối với từng đàn lợn.
Lợn rừng tại tại trại lợn của anh Minh được được chăn thả và thức ăn chủ yếu là cỏ voi, lá chuối…
Anh Minh cho biết: Gia đình anh “bén duyên” với nghề nuôi con “ăn cơm nằm” từ rất lâu. Bố mẹ anh hồi còn trẻ đã bắt đầu chăn nuôi lợn nhưng với quy mô nhỏ. Tuy nhiên bắt đầu từ đầu năm 2013, anh tiếp quản và đầu tư hơn 2 tỷ mở rộng chuồng trại và mua con giống chất lượng.
“Tôi với bố về tận Hưng Yên, Bắc Ninh… để ‘tuyển chọn’ những con lợn giống đạt chuẩn. 2 con lợn giống hiện tại tôi cùng bố đã phải mất nhiều thời gian đi, lựa chọn và mua với giá khá cao là 120 triệu đồng/con. Tuy giá có hơi ‘chát’ nhưng đổi lại con giống có tốt thì lợn giống cũng mới chất lượng. Những con lợn hậu bị chúng tôi cũng mua với giá 120.000 đồng/kg”, anh Minh chia sẻ.
Trại lợn của anh Minh ngoài nuôi lợn thương phẩm, lợn nái, lợn mẹ còn nuôi cả lợn rừng.
Trải qua nhiều năm chăn nuôi lợn, mặc dù giá cả thị trường như đồ thị trong toán học, lên xuống thất thường ,nhưng chưa bao giờ anh Minh suy nghĩ đến hai chữ từ bỏ. Anh cho biết: “Ban đầu, lúc mới bắt tay mở rộng về nguồn vốn, về khâu kỹ thuật, nhiều lứa lợn bệnh dịch gây thiệt hại lớn. Nhưng càng những lúc khó khăn, bố tôi lại động viên và cùng tôi suy nghĩ cách giải quyết”.
“Thời điểm năm 2017, giá lợn hơi lao dốc không phanh chỉ còn 15.000-18.000 đồng/kg lợn hơi, gia đình tôi cũng nhiều lần lao đao vì lỗ và không có nguồn vốn để duy trì đàn lợn nái, lợn giống. Lúc đó gia đình đã phải bán đất rừng để có tiền mua thức ăn duy trì đàn lợn, thậm chí tôi cũng đã nhiều lần phải đi vay nóng với lãi suất rất cao”, anh Minh nhớ lại.
Khu chăn nuôi lợn của gia đình anh Minh được thiết kế khoa học, hiện đại.
Video đang HOT
Với hệ thống quy mô hiện đại theo quy trình khép kín, kết hợp với kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nghiêm ngặt nên trang trại của gia đình anh luôn phát triển ổn định. Bên trong chuồng trại, gia đình anh Minh lắp đặt hệ thống làm mát, chăn nuôi tự động. Hằng năm anh duy trì đàn lợn với gần 1.000 con, trong đó có 60 con nái, hơn 900 con lợn thịt. Trung bình mỗi năm, gia đình xuất bán 100 tấn lợn ra thị trường. Như năm 2018 giá lợn hơi tăng liên tục, nếu với giá trung bình là 40.000 đồng/kg lợn hơi thì doanh thu là khoảng 4 tỷ đồng/năm.
Anh Minh cho biết: Việc phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển ổn định theo quy mô lớn cần có nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm bắt các kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Để có thể chủ động được lợn giống, anh Minh vừa nuôi lợn nái, vừa nuôi lợn thương phẩm. Từ chuồng trại đến quy mô chăn nuôi, anh không đầu tư dồn một lúc mà hễ nuôi lợn có lãi, anh lại đầu tư xây dựng, mở rộng chuồng trại và tăng số lợn nái, lợn thịt.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu anh Minh xuất cho các thương lái, nhà hàng..
Trại lợn của anh Minh hiện khá quy mô, với nhiều khu, nhiều dãy chuồng nuôi nhốt các loại lợn khác nhau. Khu nuôi lợn đẻ, lợn bầu nằm cách xa khu nuôi lợn thịt. Dãy chuồng đẻ, chuồng bầu, lợn được nhốt trong lồng sắt, chạy thành dãy dọc san sát. Ngoài vệ sinh chuồng trại mỗi ngày 2 lần, tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn, anh Minh đặc biệt quan tâm đến khâu cho ăn.
Một trong những kinh nghiệm nuôi lợn của anh Minh là, tùy từng độ tuổi và thời kì sinh trưởng của đàn lợn mà anh cho chúng ăn với khẩu phần phù hợp, giúp chúng sinh trưởng, phát triển tốt. Chính vì điểm này mà thương lái đổ xô mua lợn thương phẩm của gia đình anh. Bình quân mỗi tháng, anh Minh xuất chuồng gần 10 tấn lợn thương phẩm ra thị trường, gặp thời giá tốt, gia đình anh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Theo Danviet
Trót "phải lòng" hoa lan, 8X xứ Lạng mở nhà vườn lãi 20 triệu/tháng
Vốn là người có niềm đam mê đặc biệt với hoa lan, anh Trần Mạnh Thắng (1983) đã không ngại băng qua những cung đường rừng nguy hiểm, mang về những loài lan rừng quý hiếm. Từ "trồng cho vui" thì giờ đây anh Thắng có cả 1 vườn lan, kinh doanh các loại lan cho thu nhập 15-20 triệu/ tháng.
Từ "chơi" cho vui
Gần 10 năm học nghề và gắn bó với công việc sửa chữa các thiết bị điện tử nhưng anh Trần Mạnh Thắng (xóm Dốc Mới 1, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) luôn có niềm đam mê đặc biệt với những nhánh lan rừng. Sân nhà treo những giỏ lan rừng luôn là nơi anh yêu thích và hàng ngày dành vào đó rất nhiều sự nâng niu, tỉ mẩn chăm sóc.
Anh Thắng cho biết: "Ngay từ nhỏ tôi đã có niềm đam mê với lan rừng. Khi còn làm công việc sửa chữa, tôi cũng ao ước có được vườn lan rừng với đầy đủ các loại để được thỏa thích ngắm nghía, chiêm ngưỡng, nhưng hồi đó điều kiện kinh tế chưa cho phép", anh Thắng tâm sự.
Vườn lan ra hoa đầy màu sắc của anh Thắng.
Chính từ niềm đam mê đặc biệt đó, năm 2013 anh Thắng đã bàn với gia đình bỏ công việc sửa chữa để tập trung sưu tầm các loại lan và ấp ủ xây dựng một nhà vườn đa dạng các loại hoa, phục vụ người chơi lan không chỉ trong tỉnh mà còn vươn ra thị trường tỉnh khác.
Anh Thắng thường xuyên kiểm tra, phun tưới những nhánh lan rừng trong khu vườn của mình.
Hiện, anh Thắng có 2 vườn lan với tổng diện tích 2.200m2 với hơn 6.000 giỏ lan của hơn 50 loài lan khác nhau. Trong đó có nhiều loài lan rừng quý như Nghinh Xuân, Phi Điệp... Đặc biệt, vườn nhà anh Thắng cũng có nhiều giỏ hoa đẹp và có giá trị cao như Phi Điệp 5 cánh trắng có giá lên tới 200 triệu đồng/giỏ.
Đến mở nhà vườn...
Qua học hỏi kiến thức từ sách báo và từ những người có kinh nghiệm, anh Thắng dần đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Theo anh Thắng, điều quan trọng nhất khi chơi lan rừng là phải tìm hiểu cặn kẽ môi trường sống của từng loại lan. Mỗi loài lan có một đặc tính khác nhau, môi trường, nhiệt độ thích nghi cũng khác nhau. Không thể đưa một loại lan đang sống ở độ cao hơn 1.000m trở về độ cao mấy trăm mét được. Vì vậy trước khi lấy một loại lan trên rừng về vườn nhà chăm sóc phải tìm hiểu môi trường sống của nó, nếu không cây sẽ lụi dần và chết hết.
Lan rừng là loài luôn được khách yêu thích, lựa chọn và khách hàng chủ yếu từ các tỉnh miền Nam
Ngoài lan rừng thì vườn nhà anh Thắng còn có thêm cả lan công nghiệp để phục vụ nhu cầu của người chơi lan.
Toàn bộ diện tích vườn lan của chàng trai trẻ đều được phủ màn lưới che chắn cẩn thận. Từ những loài lan bông nhỏ đến những loại lan bông to, phong lan, địa lan anh đều sưu tầm và "thuần hóa" trong vườn nhà.
"Trước đây tôi hay vào rừng săn tìm hoa lan, nhưng gần đây bận nhiều việc nên tôi không trực tiếp đi vào rừng tìm được nữa mà mua lại từ những người dân khai thác được. Tùy vào độ quý và đẹp mà các loại hoa có giá trị khác nhau. Đôi khi cả bó cũng chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng có khi chỉ một nhánh thôi cũng vài ba triệu đồng", anh Thắng chia sẻ.
Chị Huệ Anh (vợ anh Thắng) giới thiệu, tư vấn về các loại hoa cho khách hàng đến xem tại vườn.
Anh Thắng chia sẻ: "Tôi rất thích những loài lan lọng, những loài lan bông nhỏ tuy không sặc sỡ như những loài lan bông to nhưng ngược lại mùi rất thơm, bông lâu tàn. Điều đặc biệt ở loài lan rừng là thiếu nước không chết nhưng dư nước sẽ chết ngay, nó có thể chịu hạn nhưng lại không thể chịu được ẩm, mốc...".
Những giỏ lan rừng hoa tím đẹp lung linh trong vườn lan Quốc Khánh.
Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Thắng cho hay: "Sau bao năm 2 vợ chồng tích góp, mới đây tôi cũng vừa mới khai trương vườn lan Quốc Khánh. Có thời điểm, vợ tôi phải bán hoa nhờ trước cửa nhà dân thì giờ đây 2 vợ chồng đã có 1 điểm bán, 1 khu vườn của riêng mình. Tôi cũng đang ấp ủ nhiều dự định phát triển nhiều hơn nữa các loại lan quý hiếm. Khi đó ai cũng có thể chơi lan, bảo tồn và phát triển những loài lan quý, loài lan sẽ không bị cạn kiệt mà ngày càng phát triển hơn".
Những cánh hoa lan phi điệp khoe sắc trong vườn.
Hiện tại, ngoài việc sưu tầm, trồng và chăm sóc các loại lan, anh Thắng còn kinh doanh thêm các mặt hàng thuốc, phân bón, vật tư ngành lan, đồng thời mở rộng kinh doanh buôn bán gỗ lũa, lan công nghiệp, nhờ đó mỗi tháng anh bỏ túi từ 15-20 triệu đồng.
Theo Danviet
"Chống gậy" cho vườn quả vàng đặc sản, "mỏi" tay thu tiền dịp Tết Càng vào những ngày cận kề Tết nguyên đán 2019, anh Nông Văn Lâm, thôn Đồng Ngầu, xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) lại càng tất bật với công việc cắt hái cam tại vườn bán cho các thương lái đi tiêu thụ trong dịp Tết. Nhờ vườn cam này, mỗi năm anh Lâm thu 300-400 triệu đồng. Vào vườn cam...