Danh ca Khánh Ly hoài niệm bên mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân ngày giỗ của ông
Chiều 25/3, danh ca Khánh Ly đã có dịp thăm viếng mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân dịp sát ngày giỗ của ông.
Hoài niệm về kỉ niệm xưa cũ, danh ca Khánh Ly tâm sự: “Lúc tôi trở về đây cách đây cũng mấy chục năm rồi khi tôi đi tôi không nghĩ là mình đi. Khi về nó gây cho tôi sự hoang mang, không lo sợ không biết là thật hay mình mơ. Không biết những chuyện đến với mình từ mấy năm trước đến bây giờ liên kết với nhau như thế nào. Mình có phải là mình đang sống trong thế giới này, trong đòi sống này không bởi vì tôi không thể tượng tượng được là về đây ngồi nhìn ông dưới 1 nấm mộ đối với tôi cũng là gần. Người ta gần nhau, người ta thương nhau, quý nhau không cần thiết cứ phải tối ngày nắm tay nhau, không cần thiết cứ phải bên nhau mãi. Có nhiều người khi sống mà như chết, có những người đã chết mà như sống. Tôi là người thích sống thơ mộng hơn là đời sống thực, tôi thích như vậy hơn dĩ nhiên không ai thích thú đau thương cả bởi vì không ai muốn mất đi một người thân trong cuộc sống này nhưng mà nếu mất đi để có mãi mãi tôi nghĩ điều đó cũng đẹp lắm”.
PV: Sự đắn đo để quay về có phải chính là sự cô đơn?
Về đây thì mình thấy cô đơ. Nỗi cô đơn ẩn sẵn trong mình nhưng không phải lúc nào nỗi cô đơn có thể bộc lộ ra ngoài. Có nhiều cái mình không thể chia sẻ, có nhiều điều không ai có thể chia xét vwois mình. Tất cả mọi lời an uiur đều vô nghĩa thế mới biết mình hạnh phúc hay không là do mình thôi. Do mình thoi dẫu không còn ai trên cuộc đời này với mình Minh nghĩ đủ rồi thì đó là hạnh phúc.
PV: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xuất thân là 1 nhà giáo nghèo còn bà là ca sĩ từ đà lạt xuống sài gòn. Tại sao bà không lựa chọn phòng trà, các sân khấu lớn vì sao bà lại đi theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vì gánh nặng cơm áo gạo tiền cũng không thể xem nhẹ?
Tôi vốn là 1 người rất nghèo, tôi vốn là 1 đứa mồ côi. Tôi có một đời sống riêng tư rất buồn cho nên tôi cần tình thương của 1 người cha. Lúc đó tôi không biết giá trị đồng tiền lớn như thế. Tôi chưa hiểu được người ta có thể giết nhau, đánh đổi tất cả vì đồng tiền tôi cứ nghĩ là nếu bây giờ mình cần tình thương 1 người cha thì khi tôi gặp ông nhạc sĩ nghèo đó dù không nói ra nhưng tôi tìm thấy được ở ông một cái bóng mát cho tôi. Tôi không nghĩ mình sẽ trở thành 1 ca sĩ nhất là ca sĩ được yêu nữa. Vì cái thời của tôi muốn trở thành ca sĩ khó lắm, chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Không có mấy người được chấp nhận là ca sĩ. Tôi không có ai nâng đỡ cả, tình cờ được ông rủ đi hát. Tôi thấy được hát là tôi mừng rồi, tôi thấy ở ông hình dáng 1 người cha, tấm lòng dịu dàng nhẹ nhàng, có dạy bảo có nói cũng nhẹ nhàng lắm. Đối với tôi đó là đủ rồi. Sau này được mọi người biết đến khi đi hát với ông, thì đó lại là chuyện sau vì không ai biết được ngày mai nó như thế nào.
PV: Buổi hát đầu tiên với tiếng đệm đàn của Trịnh Công Sơn là ở đâu, Bà còn nhớ không?
Video đang HOT
Đó là đường Lê Thánh Tôn tôi không biết sau này họ xây là Thư viện quốc gia. Lúc đó ở chỗ đó là 1 bãi hoang, nền xi măng đổ nát không bàn ghế gì cả. Trên đó có 1 quán lá , gọi là quán nhưng do mấy ông dựng ra thôi.
Ở dưới sát đường Lê Thánh Tôn có 1 nhà hội họa sĩ trẻ, các ông hay tụ họp ở đó. Tất cả đàn ông con trai duy có 1 cái cô đứng bán cà phê, cố được gọi là người đẹp. Khi mà ông kêu tôi hát ở đó, ông kêu thì tôi đi. Tôi không hình dung được buổi hát hôm đó như thế nào, tôi mượn được 1 cái áo hồng phấn, tôi có 1 đôi giày cao. Đến hát với ông, tôi sợ lắm vì Tôi chưa bao giờ được hát trước đám đông như vậy.
Bao ánh mắt nhìn mình, nhìn mà không nói gì cả, dễ sợ lắm. Tôi vừa hát vừa vịn vào vai ông, ông chỉ nói, đi hát cho tử tế.
Hôm đó tôi đi guốc cao nhưng tôi nghĩ là mình đứng dưới đất tôi vững vàng hơn. Khi ở Đà lạt mỗi khi đi học về tôi hay luồn vô trong rừng, tôi hay bỏ giày đi chân đất và ra Hồ Chi Lăng đi đất quen rồi. Có những buổi hát không xảy ra lần thứ 2 và đó là một lần như thế. Bài hát tôi thể hiện đầu tiên trong buổi ca nhạc hôm ấy là Diễm Xưa.
Sau này ông Trịnh nói với tôi cỏ cây, gỗ đá đều có linh hồn nó đầu biết đau. Khi mình đi trên đường mình đạp vô nó, nó đau nó kêu đấy. Không phải con người cũng biết đau mà cỏ cây hoa lá cũng biết đau. Vì thế mình đừng làm ai đau, mình trân trọng cỏ cây hoa lá thì mình sẽ trên trọng con người.
Khi tối hát, tôi tin ông vẫn ở đâu đó, khi nhà tôi mất cho đến bây giờ. Khi đứng ngoài sân khấu, khi tôi chảy nước mắt là nước mắt thương chồng, nước mắt thương ông Sơn. Một người là chồng liền da liền thịt với tôi, một người tình nghĩa nặng như núi vậy đó. Chỉ có ông Trịnh Công Sơn và chồng tôi có thể làm tôi chảy nước mắt mà thôi. Ở tuổi tôi bây giờ không còn nước mắt mà khóc đâu. Ngày xưa không khóc thì giờ trễ rồi muốn khóc không khóc được nữa. Tôi tin tôi làm gì chồng tôi đều biết, ông sơn đều biết. Ông Sơn hài lòng, chồng tôi vui và hơn hết là Thiên Chúa tạo dựng ra tôi thì ngài biết tôi đang làm gì. Ngài biết điều tôi làm có đúng không, có phải không. Tôi không nghĩ tuổi tôi còn đi hát và được yêu.
Theo NS
Khánh Ly - Trịnh Công Sơn: Một tình yêu huyền diệu và thuần khiết
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn gặp gỡ nhau trở thành huyền thoại, mối lương duyên trong âm nhạc không bao giờ chia cắt. Sự đồng điệu, gắn kết giữa hai trái tim đã tạo nên một câu chuyện đẹp của cả hai.
Khánh Ly: Xin hẹn yêu Trịnh Công Sơn ở kiếp sau
Cho tới nay, dù đã 16 năm kể từ ngày cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, nhưng nữ ca sĩ Khánh Ly vẫn đồng hành cùng ca khúc của ông theo năm tháng. Nhắc đến nữ danh ca Khánh Ly, nhiều người sẽ nhớ tới ngay một người nhạc sĩ tài hoa mang tên Trịnh Công Sơn.
Ông không chỉ nổi danh với những ca khúc đi sâu vào lòng người, thấm nhuần trong từng câu chữ, lời ca nốt nhạc của ông như con thuyền chuyên chở cảm xúc vào sâu trong trái tim của mỗi người yêu nhạc Việt Nam. Có nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện ca khúc của Trịnh Công Sơn nhưng để nói đến sự thành công, chất chứa nhiều cảm xúc và hiểu được nhất về lời ca, nốt nhạc của ông duy chỉ có ca sĩ Khánh Ly.
Được coi là tri kỷ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Khánh Ly từng tiết lộ rằng, giữa bà và cố nhạc sĩ chỉ nghe giọng nói thôi chỉ để biết ông Sơn vẫn khỏe, còn sức để sáng tác và gặp gỡ bạn bè, vậy là đủ rồi. Dù cách nhau về địa lý, khoảng cách nhưng ca hai vẫn luôn dành cho nhau tình cảm thiêng liêng nhất.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nữ danh ca Khánh Ly.
Khi sang Mỹ, nữ danh ca Khánh Ly đã có dịp gặp ông tại Paris, khoảng khắc lúc hai người gặp, cả hai chỉ biết khóc: "Ông Trịnh Công Sơn và tôi có một mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường."
Khánh Ly gặp gỡ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi 18 tuổi, ông hơn bà 6 tuổi. Là một người đồng hành cùng ông suốt chặng đường âm nhạc, đến hơn nửa cuộc đời bầu bạn nhưng bà vẫn chưa thấy có bóng hồng nào ở bên cạnh ông. Bà cũng từng nói rằng: " Có người ông trời sinh ra không có người yêu vì không muốn dành riêng người đó cho ai mà dành cho... mọi người".
Có lẽ vì vậy, bà trở thành người chuyển tải thành công nhất những ca khúc nhạc Trịnh đúng tinh thần nhất, là người mà ông đã tin tưởng khi trao vào tay bà đứa con tinh thần, thông qua giọng hát mê đắm đầy quyến rũ của Khánh Ly. Cả hai gặp nhau để rồi trở thành huyền thoại trong làng nhạc Việt Nam. Họ đã trở thành biểu tượng về âm nhạc trữ tình. Những ca khúc day dứt đầy mê đắm được Khánh Ly thể hiện đã như thôi miên người nghe, để rồi ai nghe xong cũng đi lạc vào kho âm nhạc mang tên Trịnh Công Sơn.
Nói về tình cảm giữa bà và Trịnh Công Sơn: " Lớn hơn cả tình cảm vợ chồng, chứ không phải đôi lứa bình thường. Giữa tôi và ông Sơn không có giận hờn. Đó cũng là lý do vì sao tình cảm chúng tôi lâu dài đến vậy."
Là một nhạc sĩ tài hoa nhưng trong mỗi tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công sơn thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn điển hình như trong Sương Đêm, Ướt Mi ... những ca khúc tình mang nỗi sầu ly biệt như: Diễm Xưa, Biển Nhớ ... Điểm dễ nhận thấy trong các ca khúc của người cố nhạc sĩ này, là bề ngoài mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nét thâm trầm, sâu sắc,
Cũng vì lẽ đó mà nhạc sĩ Thanh Tùng đã từng nói, nhạc tình của Trịnh Công Sơn được ví như người Việt viết ca tình hay nhất thế kỷ.
Câu chuyện tình không có hồi kết
Dù đã giã từ cõi đời để trở về với cát bụi như trong ca từ của mình đã viết, nhưng dòng nhạc của ông vẫn luôn được nhiều người say đắm và nhớ tới. Cho tới nay, dù trải qua bao nhiêu năm, nữ danh ca Khánh Ly vẫn cần mẫn truyền tải ca khúc của ông đi khắp nơi.
Khánh Ly - người lái đò chuyên chở âm nhạc Trịnh Công Sơn.
Hơn thế nữa, bà đã không bao giờ quên lời ông dặn trước khi chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng, sống trên đời cần có một tấm lòng. Những tháng ngày cùng các ca khúc của ông rong ruổi trên khắp các sân khấu trong và ngoài nước, tiếng hát của Khánh Ly đã đồng hành trong cuộc đời bà từ thủa tóc hãy còn xanh, tuổi vẫn còn trẻ, cho tới nay tóc đã phai màu, tuổi đã ngoài thất thập nhưng bà vẫn giữ vững chất giọng ấy, niềm đam mê và tình cảm như ngọn lửa vẫn trái trong tim.
Cách Khánh Ly hát lạ lắm, bà nâng niu từng chữ, nắn nót từng câu, trân trọng từng nốt nhạc của ông qua từng bài hát. Phải nói rằng, Khánh Ly đã dùng cả trái tim, niềm si mê của mình đối với âm nhạc Trịnh Công Sơn khi thể hiện ca khúc của ông. Cũng có lẽ, do bà được gần với ông nhiều hơn, được ông cắt nghĩa rõ ràng từng tác phẩm âm nhạc. Bà hiểu rõ được con người ông cũng như ca từ ông sáng tác. Cũng nhờ ông, mọi người biết đến Khánh Ly, được yêu thương và thành danh trên sân khấu âm nhạc Việt Nam.
Cho nên, mối liên hệ tình cảm đó phải vượt lên trên tất cả những tình cảm của đời thường. Câu chuyện về tình yêu hay không yêu giữa bà và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như một cuốn tiểu thuyết vĩnh viễn không có hồi kết.
Vào ngày 25/3 lúc 10h, báo Phununews vinh dự có mặt tại mộ chôn cất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để cùng ca sỹ Khánh Ly và người thân cố nhạc sĩ tưởng niệm ngày mất của ông. Những hình ảnh, thông tin, video tại đây sẽ được báo Phununews chuyển tiếp đến độc giả một cách nhanh nhất.
Theo NS
Khánh Ly: "Hẹn Trịnh Công Sơn yêu ở kiếp sau" Nữ danh ca trải lòng nhiều về tình yêu trong buổi gặp gỡ cùng văn nghệ sĩ Hà Nội. Chiều 23.8, danh ca Khánh Ly có cuộc hội ngộ với những người hâm mộ và giới văn nghệ sĩ tại Hà Nội, nhân dịp về nước biểu diễn trong đêm nhạcNhớ mùa thu Hà Nội vào ngày 26, 27.8 tới. Trong số rất...