Danh ca Họa Mi kể về cơ duyên gặp lại nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ ở Paris
‘Chú Thơ tặng tôi cuốn nhạc có ghi rằng: tặng Họa Mi, sau 17 năm chú được gặp lại cánh chim họa mi của chú.
Thương vô cùng, đọc mà tôi muốn rơi nước mắt’, danh ca Họa Mi kể.
Danh ca Họa Mi
Danh ca Họa Mi là học trò của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Nữ ca sĩ được nhận xét là người có “giọng hát trong và thánh thót ở những nốt cao, ấm áp và tình cảm ở những nốt trầm”. Tiếng hát của Họa Mi đã làm say đắm lòng người hơn 40 năm qua dù có những lúc vì biến động cuộc sống mà phải lắng xuống.
Trong chương trình Chuyện tối cùng sao, nữ danh ca đã có những chia sẻ về chuyện đời và sự nghiệp đầy trắc trở của mình, đồng thời cũng hé lộ những góc khuất chưa từng được “bật mí”.
Tiếng hát họa mi và thăng trầm trên đất khách quê người
Họa Mi sinh năm 1955 và đi hát từ năm 15 tuổi. Năm 17 tuổi, Họa Mi được Đoàn Chính – em trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – gợi ý thi vào trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ nhưng thời điểm đó, Họa Mi chưa có ý định làm ca sĩ mà mơ ước trở thành bác sĩ.
Họa Mi từng lấy nghệ danh Trường My khi hát ở đài truyền hình, trường học, nhạc viện. Đang học âm nhạc năm thứ 3 thì bà được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đề nghị lăng-xê thành ca sĩ chuyên nghiệp và bắt đầu với nghệ danh Họa Mi do chính nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đặt.
Năm 1976, Họa Mi kết hôn với nghệ sĩ saxophone Lê Tấn Quốc. Chồng Họa Mi mắc bệnh mắt bẩm sinh và thị lực ngày càng kém đi, trong khi cuộc sống lại tràn đầy khó khăn. Trong một chuyến lưu diễn tại Pháp năm 1988, Họa Mi đã quyết định ở lại, nguyên nhân theo nhà văn Nguyễn Đông Thức từng giải thích là “để tìm cách chữa mắt cho chồng”.
Danh ca Họa Mi tại chương trình “Chuyện tối cùng sao” (ảnh do chương trình cung cấp)
Đêm, bà đi hát ở nhà hàng người Hoa và có cộng tác với một trung tâm ca nhạc. Hai năm sau, bà đưa chồng và 3 con sang Pháp. Tuy nhiên, chồng Họa Mi chẳng những không chữa được bệnh mà còn mất không gian âm nhạc ở môi trường mới. Hai người ly hôn dù còn yêu nhau. Chồng về Việt Nam, còn Họa Mi ở lại một mình chăm sóc 3 đứa con.
Một thời gian sau, Họa Mi tái giá với chồng là người Pháp gốc Việt và gần như nghỉ hát về giúp chồng kinh doanh cửa hàng bánh và kem. Vì sợ cảm xúc ùa về mà bà không dám nghe nhạc trong một thời gian dài.
Tại chương trình, khi MC hỏi về cơ duyên gặp lại người thầy – nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ tại nơi đất khách quê người, danh ca Họa Mi nhớ lại: ” Tôi qua Paris năm 1988. 1 năm sau đó, chú Hoàng Thi Thơ qua Paris để quảng cáo các bản nhạc của chú kết hợp với nhạc sĩ Lam Phương.
Khi nghe tin, tôi chạy tới tìm thăm. Tôi mừng lắm. Gặp chú mà không nghĩ rằng còn cơ hội để gặp. Cả chú Thơ cũng không ngờ được gặp lại học trò của mình. Chú tặng tôi cuốn nhạc có ghi rằng: tặng Họa Mi, sau 17 năm chú được gặp lại cánh chim họa mi của chú. Thương vô cùng, đọc mà tôi muốn rơi nước mắt.
Chú nói, giờ cháu phải đi hát. Ở Paris hát không nhiều nên chú đưa tôi sang Mỹ để làm một liveshow Đêm Họa Mi. Chú đứng ra tổ chức và mời các ca sĩ nổi tiếng đến hát cùng tôi.
Đặc biệt, chú đã giới thiệu: con chim họa mi đã trở lại vòm trời âm nhạc và nói tôi là người học trò thân yêu mà chú được gặp sau bao nhiêu năm xa cách. Đúng 17 năm mới được gặp lại, vô cùng cảm động”.
Không nghĩ có ngày trở về Việt Nam để gặp lại khán giả
Lần gặp gỡ với người thầy cũ tuy đã nhen nhóm ý định quay trở lại với âm nhạc của danh ca Họa Mi nhưng vẫn chưa thể nào thổi bùng lên ngọn lửa mạnh mẽ khiến nữ danh ca trở lại hẳn với con đường ca hát. Chính Họa Mi cũng khẳng định không nghĩ rằng có một ngày được trở về Việt Nam gặp lại khán giả.
Video đang HOT
Mãi tới năm 2009, Họa Mi bất ngờ về Việt Nam 3 tháng để thu âm album đầu tiên kể từ cuốn băng “ Hoàng Thi Thơ 3″ được thực hiện trước năm 1975. Album có tựa Một thời yêu nhau.
Trong lời tựa cho album này, Họa Mi viết: ” Ngày tháng đã qua đi trong chớp mắt, tóc đã điểm bạc. Có chăng là kỷ niệm, là hạnh phúc, là khổ đau. Tôi muốn giữ mãi những phút giây quý giá của hạnh phúc. Tôi muốn tôi quên đi những chuỗi ngày của buồn đau, của những vết thương lòng đã chôn chặt từ lâu”.
Tại chương trình Chuyện tối cùng sao, nữ ca sĩ tâm sự về lần trở lại này của mình: ” Tôi không nghĩ là mình được trở về Việt Nam để gặp lại khán giả. Trong một buổi trưa rất đặc biệt, tôi đang nướng bánh mì thì nhận được cú điện thoại từ ca sĩ Bạch Yến.
Chị Bạch Yến chia sẻ về chương trình “Sol Vàng” tại Việt Nam để vinh danh những ca sĩ đã lâu năm trong nghề và chương trình đang cần tìm tôi. Tôi chưa nhận lời mà hẹn chị ngày mai gọi lại.
Tôi suy nghĩ, tại sao mình là ca sĩ mà lại phải làm một nghề khác. Tôi cảm thấy tiếc quá. Bao nhiêu người thương mình mà mình lại bỏ một thời gian uổng như vậy. Giờ cơ hội tới, tôi suy nghĩ 1 ngày và hôm sau trả lời chị Bạch Yến là: em đồng ý.
Chị Bạch Yến nói một câu mà tôi nhớ đời “em dám hát không” vì tôi nghỉ hát lâu rồi. Tôi bảo dám và sẽ làm được. Tôi là người rất can đảm. Bất cứ chuyện gì cũng ráng làm cho bằng được“.
Nhạc sĩ Hoài An: Vui quá cũng... khó viết
Nổi tiếng với ca khúc 'Tình thơ', và sau đó là 'Nếu phôi pha ngày mai', 'Tình khúc vàng', 'Nếu chỉ còn một ngày để sống', 'Phố hoa'...
Tới nay nhạc sĩ Hoài An đã sáng tác hơn 700 ca khúc. Thành công với dòng nhạc trẻ, nhưng gần đây Hoài An quay sang thực hiện dự án âm nhạc mang tên 'Hồn Việt' với mong muốn góp một phần nhỏ bé để ghi lại vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam, với những truyền thống đáng tự hào.
PV: Anh có thể chia sẻ với độc giả đôi chút về hoạt động nghề nghiệp của mình ở thời điểm hiện tại?
Nhạc sĩ Hoài An.
Nhạc sĩ HOÀI AN: Công việc của tôi vẫn liên quan đến âm nhạc: sáng tác, sản xuất chương trình, dàn dựng, phòng thu, đào tạo (Cười)...
Trên mạng xã hội Facebook anh chia sẻ bắt đầu học chơi các nhạc cụ dân tộc, điều gì thôi thúc anh từ sáng tác cho giới trẻ bỗng xoay chiều sáng tác những ca khúc sử Việt - một ý tưởng được cho là khá táo bạo?
- Tôi sử dụng các chất liệu dân gian vào sáng tác của mình nhiều hơn kể từ năm 2009. Nhưng do nhiều điều kiện khách quan nên các tác phẩm này được phổ biến chậm hơn vài năm so với các bản tình ca của tôi. Thời gian dịch Covid-19 ở TPHCM tôi bắt đầu tập làm quen với đàn Nguyệt (Kìm), Tỳ bà,... và một số nhạc cụ khác. Lúc đầu mục tiêu của tôi là học tính năng nhạc cụ và biết chơi sơ sơ, chủ yếu là hiểu nhiều hơn về hơi, điệu trong âm nhạc cổ truyền để thêm chất liệu vào các sáng tác mới. Tuy nhiên rất nhanh sau đó tôi bị cuốn hút bởi âm thanh nhạc cụ dân tộc và ngón đàn của các danh cầm, nên tôi cố gắng "theo" đến bây giờ.
Khi cuộc sống mà vui quá thì lại cũng... hơi khó viết, viết thì cũng được thôi nhưng bằng kinh nghiệm, hoặc phải mượn cảm xúc từ những thời điểm khác, từ bên ngoài (câu chuyện người khác, không phải của chính tác giả). Khi cảm thấy hơi mệt mỏi thì tôi ôm đàn, dù là ở nhà hay trên sân khấu, chỉ qua vài bài là có thể tạm gác lại những chuyện phiền lòng.
Nếu thật sự rất buồn, tôi sẽ... sáng tác!
Ba tôi - nhà giáo Võ Đại Mau, là người khuyến khích tôi viết các ca khúc về đề tài lịch sử. Năm 2001, một lần khi tôi đi làm về nhà gần 12 giờ đêm thì thấy trên đầu tủ đã có cuốn "Việt Nam sử lược" (tác giả Trần Trọng Kim) với các chi tiết về câu chuyện thành Cổ Loa được ba tôi đánh dấu sẵn... Hiểu được tình yêu sử Việt cũng như sự mong mỏi của ba nên tôi đã viết "Truyền thuyết Cổ Loa" ngay sau đó, từ 1 giờ đến 5 giờ sáng.
Và ca khúc này cũng có mặt trong album mang tên "Hồn Việt", sẽ ra mắt trong năm nay?
- Đúng vậy! (Cười).
Anh có thể nói kỹ hơn về những sáng tác mới của mình?
- Suốt 22 năm (2001-2023) khi có đủ cảm hứng thì tôi lại viết tiếp những chủ đề, câu chuyện trong "Hồn Việt": Năm 2018 với "Tiếng Việt", năm 2022 tôi viết "Lý triều danh tướng" và "Đức Thánh Trần", 2023 là "Hoàng đế áo vải"... Trong 4 bài gần đây nhất thì "Tiếng Việt" đã phổ biến từ năm 2019 qua 2 MV do ca sĩ Võ Hạ Trâm và tốp ca NSV (gồm các ca sĩ, nhạc sĩ, nhà báo, bác sĩ, học sinh...) trình bày. "Hồn Việt" là một chặng đường với rất nhiều thử thách, tôi hy vọng còn có thể viết tiếp, nối dài chuỗi đề tài của "Hồn Việt".
Trong quá trình sáng tác tôi viết nhiều mảng: tình yêu đôi lứa, tình yêu - vẻ đẹp quê hương đất nước, thanh niên tình nguyện... với nhiều chất liệu nhạc cả đương đại và dân gian. Khi 24-25 tuổi tôi đã mở thêm một mảng rất quan trọng với tôi (và ba tôi) là các trường ca, tổ khúc, ca khúc về đề tài truyền thuyết, cổ tích, sử Việt... Tôi nghĩ điều tôi có thể làm là thông qua những tác phẩm tâm huyết trong "Hồn Việt", góp một phần nhỏ ghi lại vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam, với những truyền thống mà tôi yêu quý và tự hào.
Hình ảnh trong MV "Tiếng Việt".
Viết ca khúc lịch sử không dễ, và khi ra mắt có thể là một thể loại khá kén khán giả. Anh nghĩ, mình sẽ vượt qua điều đó bằng cách nào?
- Thật sự tôi đã đọc rất nhiều tài liệu, ghi chú những chi tiết cần thiết, khi nào nên nói rõ, khi nào nên lướt qua... Tất cả đều là những quyết định khó khăn, về ca từ. Riêng phần nhạc thì làm sao có sự đặc biệt khác lạ, hơi thở mới giữa các tác phẩm. Tôi nghĩ âm nhạc là điểm mấu chốt để kéo người yêu nhạc đến với "Hồn Việt", ca khúc về sử hay cổ tích có nhiều cao trào hùng hồn, cũng như những đoạn lắng đọng, rất cuốn hút người nghe. Riêng ca từ thì sẽ có vài chỗ trúc trắc không thuận, một vài từ, hình ảnh... hiện nay đã ít dùng. Nhưng biết sao được, tôi đã cố hết sức mình, đã cân nhắc lựa chọn.
Tôi có sự may mắn khi có nhiều bản tình ca sớm được đón nhận, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho tôi khi giới thiệu các tác phẩm thuộc dạng "khó phổ biến" đến với các nhà sản xuất, ca sĩ: Năm 2004 trong liveshow "Mãi mãi một tình yêu", ca sĩ Đan Trường - Thanh Thảo đã biểu diễn "Trương Chi - Mỵ Nương"; năm 2006 trong liveshow "Giờ H" ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng dàn dựng "Truyền thuyết Cổ Loa" rất hoành tráng với tên gọi "Chuyện thành Cổ Loa".
Nếu tính từ sáng tác đầu tay và việc đi đệm đàn vũ trường thì có thể nói tôi "vào nghề" đã 31 năm (1992 - 2023), tôi nghĩ là người yêu nhạc hiểu sự chân thành của tôi dành cho âm nhạc nói chung, và tâm huyết của tôi dành cho "Hồn Việt" nói riêng, có thể nói đó là điểm tựa của tôi.
Như anh chia sẻ, cha của anh là người đã khơi gợi niềm yêu thích lịch sử từ khi anh còn nhỏ. Anh có thể kể đôi chút về truyền thống gia đình với độc giả? Nhà giáo Võ Đại Mau đã dạy dỗ các con của mình như thế nào?
- Gia đình tôi ai cũng thích đọc sách, từ Huế chuyển vào TPHCM đầu những năm 80 của thế kỷ trước, gia tài chẳng có gì ngoài 6-7 bao tải sách, toàn sách quý hiếm. Từ nhỏ ba tôi đã hướng dẫn nên đọc những sách nào, truyện nào. Tôi đọc rất nhiều, đến lớp 9 đã đọc được các tác phẩm nổi tiếng của đại văn hào: Victor Hugo, Alexandre Dumas, Aleksei Tolstoy, Lev Tolstoy... sau này tôi đọc thêm Jules Gabriel Verne, Arthur Conan Doyle, Agatha Christie... và nhiều tác giả khác. Ba tôi dạy Toán hơn 60 năm, và có vài năm dạy Văn. Ba tôi viết rất nhiều sách Toán bồi dưỡng học sinh chuyên toán và luyện thi đại học, có thời gian vài năm tôi ngồi dò "bông" sửa bản in sách của ba. Các anh chị em tôi giỏi đều Toán - Văn một phần từ gene và cả sự kèm cặp của song thân.
Có một chút tò mò thế này: Khi vào đại học, anh chọn ngành công nghệ phần mềm rồi sau đó lại theo nghệ thuật, trở thành một nhạc sĩ có những tình ca ăn khách. Vậy cơ duyên nào đưa anh đến với con đường âm nhạc?
- Tôi học đàn guitar thùng được vài tháng khi học lớp 3. Năm lớp 4 thi văn nghệ trường tôi vừa đàn vừa hát đoạt giải nhất, hơn cả các anh chị... lớp 5. Lúc nhỏ vậy là vui lắm! Từ lớp 9 tôi mới chính thức học guitar điện, sau đó một năm thì bắt đầu sáng tác và mang guitar điện "đi làm" đủ các show: thời gian đầu là tiệc cưới, sinh nhật, rồi chơi hằng đêm ở vũ trường... Năm lớp 10 ca khúc đầu tay được đăng trên báo Mực Tím kèm theo bài phỏng vấn cũng là niềm vui bất ngờ, có thể nói đây là động lực cho tôi viết thêm nhiều ca khúc từ khi đang còn học cấp III.
Thời gian là sinh viên tôi học chuyên ngành Software Engineering (công nghệ phần mềm), nhưng thật sự nền tảng lập trình thì tôi học rất sớm từ cấp I, học suốt đến cấp III. Nên ở bậc đại học tôi học nhàn hơn, và dành nhiều thời gian cho âm nhạc. Khi đang là sinh viên năm 3 (1998) tôi viết một loạt ca khúc được các ca sĩ: Lam Trường, Phương Thanh, Minh Thuận, Cẩm Ly và Đan Trường thu âm... Tôi viết ca khúc chỉ để giãi bày tâm sự của mình. Thật sự chưa bao giờ tôi nghĩ rằng có một ngày tôi sẽ sống cùng âm nhạc như hiện nay... có thể nói là nghề chọn người, không phải là người chọn nghề.
Ngược thời gian trở về năm 1998, nhiều người biết đến tên tuổi của nhạc sĩ Hoài An qua ca khúc như "Tình thơ". Đây có phải là sáng tác đầu tay của anh? Ca sĩ nào đã trình bày ca khúc này đầu tiên?
- Trong một dịp đi dựng chương trình ở trường Lê Quý Đôn (cấp III), tôi bắt gặp tình cảm nhẹ nhàng trong sáng giữa 2 học sinh, và rồi tôi viết "Tình thơ". Đây là ca khúc được biết rộng rãi đầu tiên của tôi. Trước đó khi chơi cùng nhóm Sóng Xanh tôi có các bài "Nếu", "Em và tôi", "Mùa đông cô đơn"... Mai Tuấn là ca sĩ hát đầu tiên hát "Tình thơ", sau đó là ca sĩ Minh Thuận, Ngọc Linh - Diễm Quyên... Tôi viết "Tình thơ" với âm vực rất hẹp, hầu như ai cũng có thể hát được (Cười).
Một ca khúc để có độ "hot" thì theo nhạc sĩ Hoài An, cần hội tụ đầy đủ những yếu tố gì?
- Trước hết có thể nói người nghe trong tuổi thanh - thiếu niên sẽ quyết định cái gọi là "trend" (xu hướng), "hot"... Hình tượng "ngoan" không còn được chú ý mà thay vào đó là một chút hài hước, một chút "hư"... mới hấp dẫn.
Nếu tình yêu trong sáng hay sâu sắc đã từng là chủ đề sáng tác chính... thì hiện nay thế hệ trẻ có "ngôn ngữ" và cách thể hiện riêng: từ ngữ phải "kêu", phong cách "chill", phá cách nhiều hơn, mong muốn thể hiện cái tôi nhiều hơn. Câu từ sốc, chơi chữ... cũng tham gia một phần trong sự lôi kéo người nghe đến với tác phẩm, có thể nói là khá phổ biến hiện nay.
Thế nên có công thức: Tìm (tạo) từ khóa, câu nói đang (sẽ) "trend"; Xây dựng câu chuyện, viết nhạc; Tìm ca sĩ "hot" trong giới trẻ; Đẩy bài trên tất cả các nền tảng số.
Bên cạnh đó là một số ca khúc ballad "chân thành" hơi hướng nhạc phim, một vài ca khúc chacha vui nhộn... Cuộc sống vận động ngày càng nhanh trong thời đại công nghệ, chạy theo xu hướng thì thắng nhanh - và "đi" cũng nhanh. Thế nên tìm được một ca khúc duy trì độ "hot" lâu dài thời điểm hiện nay là vô cùng khó.
Trong sáng tác, anh quan tâm nhất đến điều gì? Một ý nữa tôi cũng muốn hỏi anh: Làm thế nào để bắt kịp thị trường âm nhạc mà vẫn đảm bảo được yếu tố nghệ thuật?
- Tôi rất thích câu hỏi này. Tôi vẫn thường nói "làm nghề (sáng tác) khó nhất là cân bằng giữa nghệ thuật và thị trường". Làm sao để có được sự đón nhận của người yêu nhạc, của thị trường... trong khi vẫn được sự "chấp nhận" từ giới làm nghề thực sự vô cùng khó.
Nghệ thuật đỉnh cao có trường hợp vẫn phải loay hoay tìm đất sống và phát triển, thị trường tới mức gọi là "nhạc chợ" thì người làm nghề nghiêm túc khó mà nghe được (cả ca từ lẫn âm nhạc).
Tiết tấu hiện đại là yếu tố mới, nếu có thể lồng vào chất liệu dân gian thì thật là hay cả bề nổi lẫn chiều sâu.
Đối với tôi, sự hài hòa giữa ca từ và giai điệu, màu sắc, các điểm nhấn, thông điệp của tác phẩm... là những yếu tố quan trọng khi sáng tác.
Anh nhận định như thế nào về thị trường nhạc Việt Nam hiện nay khi có không ít MV với ca từ, hình ảnh tiêu cực hay vấn đề vi phạm bản quyền vẫn là câu chuyện cứ lặp đi lặp lại?
- Đây là câu hỏi quá lớn! (Cười) Về các MV tôi nghĩ cơ quan quản lý văn hóa có thể ban hành bộ tiêu chí để hạn chế các tiêu cực. Vi phạm bản quyền (quyền tác giả hoặc quyền liên quan) sẽ giảm nếu tăng mức phạt đồng thời tuyên truyền rộng rãi Luật Sở hữu trí tuệ, các vi phạm phổ biến... Trong các lớp tôi hướng dẫn, bên cạnh chuyên môn nhạc tôi thường nói thêm về bản quyền âm nhạc.
Theo anh xu hướng âm nhạc giải trí, đặc biệt là âm nhạc trên mạng xã hội TikTok có tác động như nào với nhạc Việt?
TikTok giúp những clip ngắn, siêu ngắn được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, nên sẽ là một trong những công cụ chủ lực "đánh" bài "hits" bằng những đoạn cao trào thành "trend". Tuy nhiên việc xem nhiều clip ngắn khác chủ đề liên tiếp nhau, về lâu dài có thể không tốt cho sự tiếp nhận và xử lý thông tin của não.
- TikTok giúp những clip ngắn, siêu ngắn được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, nên sẽ là một trong những công cụ chủ lực "đánh" bài "hits" bằng những đoạn cao trào thành "trend". Tuy nhiên việc xem nhiều clip ngắn khác chủ đề liên tiếp nhau, về lâu dài có thể không tốt cho sự tiếp nhận và xử lý thông tin của não.
Đến nay anh đã sáng tác được bao nhiêu ca khúc, và anh hài lòng nhất với ca khúc nào? Anh thấy ca sĩ nào hợp nhất với nhạc của mình?
- Tôi chưa thống kê thật đầy đủ, nhưng ít nhất là hơn 700 bài. Thật khó để chọn ra ca khúc tôi thích nhất vì mỗi bài đều khác nhau. Nhưng nếu buộc phải chọn, có lẽ sẽ là "Nếu chỉ còn một ngày để sống". Các ca sĩ hát nhiều bài của tôi là Đan Trường, Cẩm Ly, Minh Tuyết... Tôi cảm ơn tất cả các ca sĩ đã biểu diễn ca khúc của tôi, chính họ đã thêm một phần sáng tạo trong việc chuyển tải câu chuyện từ tác giả đến quý khán - thính giả. Các nhạc sĩ vẫn luôn đi tìm giọng ca hợp nhất với tác phẩm của họ, và tôi cũng vậy. Đó là con đường không có điểm kết thúc.
Nhạc sĩ Hoài An và các đồng nghiệp trong một buổi ghi hình.
Về đời sống của một nghệ sĩ, anh có thể trải lòng về giai đoạn khó khăn nhất của anh là thời điểm nào, anh đã thoát ra khỏi những thử thách đó bằng cách nào. Âm nhạc có giúp gì cho anh trong cuộc sống riêng tư không?
- Nghệ sĩ thường rất nhạy cảm, riêng với nhạc sĩ sáng tác, thì đôi khi nhiều thăng trầm cũng là một "nguồn" để có thêm câu chuyện, chất liệu... với điều kiện là đứng vững sau những thử thách đó.
Những lúc khó khăn nhất của tôi, thật là không biết nói cùng ai, nếu nói biết chuyện của tôi nhiều nhất thì đó là nhạc sĩ Võ Hoài Phúc (em ruột tôi). Mà Phúc thì quá biết nên hai anh em lại không cần nói gì.
Khi cuộc sống mà vui quá thì lại cũng... hơi khó viết, viết thì cũng được thôi nhưng bằng kinh nghiệm, hoặc phải mượn cảm xúc từ những thời điểm khác, từ bên ngoài (câu chuyện người khác, không phải của chính tác giả). Khi cảm thấy hơi mệt mỏi thì tôi ôm đàn, dù là ở nhà hay trên sân khấu, chỉ qua vài bài là có thể tạm gác lại những chuyện phiền lòng.
Nếu thật sự rất buồn, tôi sẽ... sáng tác!
Nổi tiếng với nhiều sáng tác, nhưng không ít người còn biết đến anh là một vai trò võ sư, mở lớp dạy võ, viết sách, rồi làm biên tập viên của một số tờ báo điện tử... Anh có thể chia sẻ để độc giả biết tới những khả năng khác của mình?
- Tốt nghiệp đại học năm 2000 thì đến 2003 tôi về tạp chí E-chíp làm biên tập viên, tôi học "nghề báo" thời gian này ("nghề sách" thì từ cuối cấp II tôi đã bắt đầu phụ ba tôi). Khoảng vài năm sau tôi cộng tác thêm với tạp chí Sóng nhạc, Âm nhạc Việt Nam... cũng như tham gia biên tập vài tờ báo điện tử.
Tôi viết sách "Tự học guitar" năm 2001, tái bản cũng nhiều lần. Dù còn nhiều ý tưởng bên sách nhưng hiện nay tôi chưa có thời gian thực hiện.
Về võ thuật thì tôi đam mê từ nhỏ, tập nhiều môn, đi nhiều sân xin học. Tôi may mắn được hầu hết các thầy thương và chỉ dạy: Nguyễn Quốc Tâm (Taekwondo), Hồ Hoàng Khánh (Karate), Lưu Kiếm Xương - Trần Cửu (Thiếu Lâm Châu Gia), Tô Thiếu Kiệt (Thái Cực Đường Lang)... Năm 2006 nhà báo Lữ Đắc Long, nhạc sĩ Võ Hoài Phúc và tôi đã tổ chức sự kiện biểu diễn võ thuật "Cửu Long Hội Ngộ" tại nhà thi đấu Quân khu 7, TPHCM.
Trân trọng cảm ơn nhạc sĩ về cuộc trò chuyện!
Tìm 'chỗ đứng' cho ca khúc thiếu nhi Ca khúc viết cho lứa tuổi thiếu nhi chưa bao giờ thiếu, thậm chí còn rất nhiều. Nhưng chưa có nhiều tác phẩm hay. Nhiều đơn vị tổ chức chương trình thường chọn các bài hát cũ để 'an toàn' - đó là trải lòng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung khi trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết. Nhạc sĩ Nguyễn...