Danh ca Bảo Yến chỉ mặt những người có xu hướng đố kỵ Bolero
Danh ca cho rằng từ xưa, nhiều nhạc sĩ học cao đã có xu hướng đố kỵ Bolero vì họ không chạm được đến trái tim người nghe nhạc như Bolero đã làm.
Không phải bỗng dưng mà Boléro lại được dân chúng miền Nam, miền Trung và một số dân miền Bắc say mê đến thế. Nó được du nhập từ phương Tây và đến Việt Nam dưới hình thức các đĩa nhựa từ năm 1950.
Vào năm 1930 những dòng nhạc Classic trữ tình khi ấy đã chiếm hữu hầu hết đời sống âm nhạc thế giới. Đến tận năm 1950, dòng nhạc này, tiêu biểu là Boléro đã chính thức du nhập vào Việt Nam từ năm 1950.
Slow, Jazz, Boléro và đa số là Boléro đã được Danh ca người Pháp: Enrico Marcias, người Ý: Tino Rossi, Dalida hát rất nhiều trong các đĩa nhựa với đa số tiết tấu được sử dụng là Boléro. Giọng ca độc đáo, trữ tình, lãng mạn của họ đã làm náo nức dân chúng thời bấy giờ.
Boléro lẫy lừng một thời, lãng mạn, đằm thắm, không ồn ào, nó đã đi vào lòng người một cách lặng lẽ và âm ỉ lâu dài.
Bảo Yến cùng chồng con trên sân khấu
Vào thời đó nhà nào cũng cố gắng “tậu” cho được một dàn hát đĩa để có thể nghe những giọng ca vàng của nước Pháp mỗi ngày. Những giai điệu Boléro đã trở thành bất hủ như:Tombe La neige, Histoire d’ume d’amour, Besamé mucho, J’ai quitte mon pays,… (Besamé mucho do Dalida, ca sĩ Ý hát).
Những dòng nhạc trữ tình thăng hoa ấy đã nở rộ trên khắp thế giới vào thập niên 1950 – 1960. Ở Việt Nam, dù trước đó vào năm 1954 nhạc sĩ Phạm Duy cũng manh nha đặt một hai bài nhưng chính nhạc sĩ Lam Phương và Hoàng Thi Thơ, người nhạc sĩ viết lời Việt trên nền nhạc Boléro mới được xem là người tạo nên nền tảng vững chắc, mở ra bước ngoặc mới cho dòng nhạc này.
Nếu nhạc sĩ Lam Phương với những sáng tác bất hủ như: Chuyến đò vỹ tuyến, Khúc ca ngày mùa, Nắng đẹp miền Nam,… thì Hoàng Thi Thơ có Các anh về, Tà áo cưới, Duyên quê,… Nối tiếp hai ông, hàng loạt nhạc sĩ thế hệ kế tiếp đã cho ra đời những bài hát Bolero bất hủ.
Boléro thường được viết là loại Văn chương hiện thực và lãng mạn pha trộn. Boléro ghi dấu ấn mạnh mẽ bởi nó tả thực, miêu tả đời sống hàng ngày với nhiều đề tài khác nhau, nó được viết chân thật từ những cảm nghĩ của con người, không xa hoa, trừu tượng.
Sự độc đáo là thời đó đã sản sinh ra lối văn phong đặc biệt này mà ngay cả những người cao học cũng không viết được. Ngay cả thời nay, kể cả những nhạc sĩ đã từng viết Boléro rất độc đáo thời kỳ ấy thì họ cũng không thể viết được. Điều này cũng không xa lạ với lịch sử thế giới. Thời kỳ hoàng kim của âm nhạc thế giới chủ yếu ở giai đoạn 1960 -1970 và cũng ở giai đoạn này đã tạo ra vô số tác phẩm đỉnh cao mà đến nay người ta vẫn phải thừa nhận khó có thể nào lặp lại.
Một số nhà học thuật âm nhạc kinh điển có xu hướng đố kỵ Boléro. Điều này có thể tạm lý giải bởi nghịch lý sau: Mặc dù là cao học nhưng họ không diễn tả được những điều rất mộc mạc, giản dị – những điều cốt lõi của Boléro. Vì lẽ đó, những sáng tác của họ khó có thể đi vào trái tim người yêu nhạc.
Bảo Yến cho rằng nhạc của Vinh Sử rẻ tiền, không có tính văn chương
Không phải bây giờ mà ngay từ ngày xưa Boléro cũng bị chỉ trích dè bỉu và kể cả “hạ bệ”.
Video đang HOT
Boléro có điểm yếu, đây cũng là điểm yếu chung của dòng nhạc kinh điển trên thế giới, đó là sẽ bị lỗi thời theo thời gian. Vậy nên nếu xét theo góc độ hiện đại, Boléro có thể không phù hợp phần nào nếu đặt ra để so với tính thời điểm nhưng ở đây chỉ bàn về góc độ thưởng thức thuần túy.
Sự thất thế của giới cao học âm nhạc 1950 được du nhập bởi Tây học, bỗng nhiên bị “chia lửa”. Trước đây họ cũng được tôn vinh nhưng bỗng chốc bị mờ nhạt. Đây cũng có thể là lý do họ chống lại Boléro. Các học giả thường ganh tỵ và đố kỵ Boléro, càng lúc số lượng yêu Boléro càng đông mà những người yêu âm nhạc Cao học thì số lượng càng ít ỏi.
Bên cạnh đó, việc một số người viết nhạc thiếu kiến thức đã góp phần làm”hoen ố” dòng này trong cả ca từ, melody,… Khán giả thưởng thức khi nghe qua sẽ thấy rất giống nhau và không thấy được sự khác biệt nhưng đối với những nhà chuyên môn thì họ không khó để phát hiện.
Bảo Yến nhấn mạnh nhạc sĩ Lam Phương là người giúp Bolero nở rộ.
Thật ra, Boléro cũng có giá trị ngang ngửa văn học như dòng nhạc Classic.
So sánh văn chương tả thực và lãng mạn của những nhạc sỹ Boléro nổi tiếng viết về tình yêu, ta hãy xem Boléro để biết được nó có diễn tả giá trị văn chương hay không?
Nhạc sĩ Lam Phương:
“Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào
Ta quen nhau bao lâu, nhưng tình đã có gì đâu
Nhiều khi anh cũng muốn biết bao giờ sẽ có tình yêu
Cho lòng không thấy quạnh hiu, khi đêm về buông xuống tịch liêu…”
* Nhạc sĩ Trúc Phương
” Ai cho tôi tình yêu để làm duyên nụ cười
Tôi xin dâng tình tôi trọn đời, người hỡi người, xin đừng e ấp làm tim nghẹn ngào…
Tôi đến nơi hẹn hò, đường chiều nghiêng nghiêng nắng đổ
Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay nắm sông Hồ…”
Còn đây là nhạc rẻ tiền, không văn chương, khiến cho người ta hiểu lầm:
“Người ta cho em gấm lụa
Còn tôi cho em nhẫn cỏ
Thì em phải bận tâm gì…”
Đây chỉ là bình luận để so sánh chứ không bình luận về tác giả.
Ngày xưa, thưởng thức Boléro, chúng ta thưởng ngoạn giá trị của một thời huy hoàng của nó. Tuy hiện nay không phù hợp lắm với đời sống văn minh. Bởi nó tạo ra lối sống chậm, thanh thản, đời sống tương phản với máy móc hiện đại. Nhưng điều ấy chính là giá trị nhân bản mà nền văn minh Á Đông vẫn luôn là tấm gương đối với văn minh Tây phương.
Nhưng có lẽ Boléro cũng có đời sống hạn định của nó, như thời vua Tự Đức có ngâm thơ Tao Đàn, có cải lương là những giá trị nghệ thuật cao nhưng cũng phôi pha theo thời gian.
Mặc dù Boléro vẫn còn tồn tại nhưng cũng không còn vinh quang như thời xưa (giai đoạn 1960-1975) nữa.
Hãy để Boléro có sự tự do, nó sống hay chết là tùy theo số phận của nó. Chắc chắn sẽ đi theo qui trình lịch sử, chúng ta không thể biết được, cũng không có quyền can thiệp.
Theo Dân Việt
Vườn rau thuần Việt trong khuôn viên nhà ca sĩ Hương Lan ở Mỹ
Nữ ca sĩ có thói quen dậy sớm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cối và ngắm nhìn khu vườn vào buổi sáng.
Ca sĩ Hương Lan có sở thích làm vườn, trồng rau và hoa trái. Vì thế, trong khuôn viên ngôi nhà ở thành phố Westminter, khu quận Cam, phía Nam bang California, chị dành ra khoảng không gian rộng rãi để trồng những loại cây yêu thích. Những lúc có thời gian rảnh, chị thường cùng người thân tổ chức tiệc nướng ngoài vườn.
Ở Mỹ nhiều năm nhưng vườn nhà chị luôn đầy đủ các loại rau Việt như rau lang, mồng tơi, rau ngót, cà chua, bầu, bí xanh...
Ngoài rau ăn hàng ngày, chị còn trồng thêm các loại rau thơm như tía tô, húng quế, rau dăm, húng lủi, ớt...
Không chỉ rau và gia vị, vườn nhà nữ ca sĩ cũng có nhiều loại cây ăn quả như nhãn, đu đủ, chuối, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm.
Khí hậu ở bang California tốt và thích hợp cho việc trồng trọt. Mùa đông không quá lạnh nên cây trồng phát triển thuận lợi. Cộng đồng người Việt ở quận Cam đông nên khi muốn trồng cây gì đặc biệt, chị chỉ cần sang nhà bạn xin cây giống.
Theo Hương Lan, để có đủ các loại, chị và ông xã đi "thu gom" hết hơn hai tháng.
Hương Lan cho hay, chị thường đi hát vào cuối tuần, còn trong tuần bận thu âm. Chị có thói quen đi ngủ sớm để giữ sức khỏe và sáng dậy sớm quét dọn nhà cửa, tưới cây, hái rau.
Mỗi khi chị bận lịch diễn, ông xã sẽ giúp chăm sóc vườn.
Vườn nhiều cây nên sáng nào đàn chim cũng bay tới ríu rít. Hàng sáng, vợ chồng chị cùng tưới cây, sau đó nhâm nhi cà phê rồi ăn sáng và ngắm vườn.
"Tôi thích cuộc sống đơn giản và bình an như vậy: Một căn nhà nhỏ, có vườn rau, nấu những món ăn Việt", ca sĩ Hương Lan nói.
Theo Ngoisao
Chế Linh: 'Tôi muốn có một bữa quây quần bên các bà vợ và tất cả các con' Nam danh ca luôn biết ơn những người vợ cũ đã nuôi các con của ông khôn lớn, trưởng thành. Ngày 17/6, danh ca Chế Linh có mặt tại Hà Nội để chuẩn bị cho liveshow sắp diễn ra. Hẹn gặp phóng viên sau một ngày dài đưa bà xã đi làm đẹp và thăm thú thủ đô, danh ca vẫn giữ được...