“Đánh bóng” gái mại dâm để lên đời “rau sạch”
Biết nhiều quý ông chuộng săn “ rau sạch” để mua vui, ả môi giới mại dâm liền tung chiêu đang quản lý nhiều sinh viên, công nhân có ngoại hình lý tưởng, lại ngoan hiền để chiêu dụ. Hoạt động kinh doanh thân xác phụ nữ này đã bị các chiến sĩ công an sớm vạch trần.
Lên đời “rau sạch”
Lê Thị Thanh Dung (tự Mười Ba, SN 1974, ngụ hẻm 157 Mai Xuân Thưởng, P4Q6) là đối tượng không có nghề nghiệp ổn định. Biết nhiều quý ông có nhu cầu tìm gái mại dâm để giải sầu, Dung chuyển nghề làm “cò” môi giới mại dâm. Khoảng một tháng nay, Dung liên lạc với số gái bán hoa tại khu vực công viên Phú Lâm để câu móc. Biết các quý ông thường chịu chi để dùng “rau sạch” cho yên tâm, Dung không ngại “nổ văng miểng” là đang quản lý nhiều sinh viên, công nhân vừa đẹp dáng lại ngoan hiền để nâng giá lên 500 đến 700.000 đồng một “dù”. Thực tế, các “rau nát” chỉ được 250.000 đồng một “dù”, số còn lại Dung hưởng cả.
Huỳnh Văn Cải Lê Thị Thanh Dung
Mỗi lần tìm được khách, Dung thường lấy tiền trước, rút êm, sau đó để người bán, kẻ mua tự chọn địa điểm nhằm tránh bị công an bắt quả tang. Ngày 28-12-2012, sau khi câu móc được hai quý ông, Dung liền thu 1.000.000 đồng, chia lại 500.000 đồng cho hai gái bán hoa rồi chuồn êm. Khách và gái chọn khách sạn trên đường Bình Phú, P11Q6 làm “bãi đáp”…
Bảo vệ kiêm môi giới
Huỳnh Văn Cải (SN 1970, quê An Giang) được tuyển vào khách sạn H.M làm bảo vệ từ tháng 3-2012. Trong quá trình làm việc tại đây, Cải có quen biết với Nguyễn Thị T. và Ngô Huyền T. chuyên hoạt động mại dâm ở khu vực quận 6, nên xin số điện thoại để khi cần thì liên lạc. Gần đây, Cải nảy sinh ý định câu móc khách nam có nhu cầu “mua vui” với giá 600.000 đồng/lần, trong đó gái bán hoa hưởng 500.000 đồng, phần còn lại của Cải. Địa điểm mua vui chính là khách sạn Cải đang làm bảo vệ. Trong tuần qua, Cải đã môi giới thành công hai lần. Ngày 28-12, qua giới thiệu của Cải, hai gái đưa khách vào phòng 210 và 211 khách sạn H.M để mua vui.
Qua theo dõi, lúc 16 giờ ngày 28-12-2012, Đội phòng chống tệ nạn xã hội Phòng CSĐTTP về TTXH phối hợp với CAQ6 bất ngờ kiểm tra khách sạn, bắt quả tang bốn cặp nam nữ đang mây mưa. Từ lời khai, Dung – Cải bị bắt ngay sau đó về hành vi “môi giới mại dâm”. Hiện CAQ6 đã tiếp nhận vụ việc để điều tra làm rõ.
Theo 24h
Khó kiềm chế giá thực phẩm, rau sạch
Mặc dù cơ quan chức năng khẳng định sẽ đảm bảo cung cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán, đồng thời kiềm chế giá cả nhưng những diễn biến trên thị trường dường như đang ngược lại mong muốn này. Thực phẩm, rau xanh đang tăng giá từng ngày và khó tránh khỏi tăng giá đột biến khi cận Tết.
Thực phẩm tăng giá cũng là nguyên nhân làm giảm sức mua. Ảnh: PHÚ KHÁNH
"Giá tăng kinh khủng"
Đó là nhận xét của bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Hiền. Bà Hiền cho biết, những ngày gần đây, thực phẩm tại thị trường Hà Nội tăng giá rất mạnh và xu hướng này vẫn chưa dừng lại. Cứ cách ngày, giá thịt lợn lại tăng thêm 1.000 đồng/kg. "Chỉ trong thời gian ngắn, giá gà đã tăng tới 22.000 đồng/kg, thịt lợn tăng 14.000 đồng/kg... Trong khi đó, cùng kỳ năm 2011, thị trường lại khá ổn định. So với năm 2010 - năm biến động giá khá lớn, thì thị trường năm nay bất thường hơn" - bà Hiền lo lắng. Trong khi đó, sức mua trên thị trường lại chuyển biến rất chậm.
Cùng chung nỗi lo này, anh Tiến - đầu mối buôn bán gà ta Yên Thế (Bắc Giang) cung cấp cho thị trường Hà Nội than thở, sắp Tết rồi mà đầu buôn lớn như anh lại rất rảnh rỗi. "Giá gà ta Yên Thế lên quá cao, từ hơn 40.000 đồng/kg gà lông từ cách đây hơn 2 tháng lên hơn 80.000 đồng/kg thời điểm hiện tại. Gà đắt quá nên bán rất chậm. Chỉ có gà to để phục vụ các đám cưới, đám hỏi mới bán được, gà nhỏ ế ẩm nên chúng tôi khó buôn bán" - anh Tiến nói.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, giá thực phẩm, rau xanh trên địa bàn thành phố có biến động trong những ngày gần đây. Cụ thể, tại các chợ đầu mối như: chợ Phùng Khoang, Ngã Tư Sở, Long Biên... giá thịt lợn, thịt bò tăng nhẹ so với cuối tháng 11. Thịt lợn mông khoảng 90.000-100.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 85.000 đồng/kg, thịt chân giò 100.000 đồng/kg, sườn thăn lên tới 120.000 đồng/kg. Thịt bò tăng thêm 10.000-20.000 đồng/kg và hiện bán với giá 200.000-250.000 đồng/kg. Trứng gà ta 3.300 - 3.500 đồng/quả (tăng 300 đồng/quả); trứng vịt 3.000 đồng/quả (tăng 200 đồng/quả). Thịt gà công nghiệp tăng từ 70.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg; thịt gà ta tăng từ 110.000 đồng/kg lên 130.000 đồng/kg.
Giá các loại thủy, hải sản tăng nhẹ so với tháng 11. Tôm tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg; ghẹ được bán với giá từ 200.000-250.000 đồng/kg tăng từ 10.000-15.000 đồng/kg; mực tươi 200.000 đồng/kg tăng 5.000 đồng/kg. Các loại cá cũng tăng giá, mức tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, tôm càng 150.000 - 170.000 đồng/kg.
Giá rau xanh tăng nhẹ do vừa qua đợt thu hoạch rau chính vụ và thời tiết rét khiến sản lượng rau kém đi, nhiều loại rau chưa kịp tái sản xuất. Rau cải tăng từ 2.000 - 4.000 đồng lên 6.000 - 8.000 đồng/mớ, củ cải tăng từ 9.000 đồng/kg lên 11.000 - 13.000 đồng/kg, súp lơ xanh tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/cây lên 11.000 - 13.000 đồng/cây, cải xoong tăng từ 4.000 đồng lên 5.000 - 6.000 đồng/mớ, xà lách lên 3.000 - 4.000 đồng/lạng, dưa chuột tăng 2.000 đồng lên 10.000 - 11.000 đồng/kg, rau muống 11.000 đồng/kg. Tại các chợ, mặc dù giá rau xanh tăng nhưng sức mua không tăng. Sở Công Thương Hà Nội dự báo, giá cả thực phẩm rau xanh sẽ còn tăng khi Tết đến gần.
Khó bình ổn
Theo bà Hiền, thịt gia súc, gia cầm, đặc biệt là thịt lợn tăng giá chóng mặt do thời gian qua, một lượng lớn thịt lợn trong nước đã được xuất sang Trung Quốc: "Mỗi ngày nhiều khu vực biên giới có hàng trăm chuyến xe tải chở lợn sang Trung Quốc, chủ yếu là lợn ngon. Giá bán của họ đang cao hơn giá thịt lợn tại Việt Nam 18.000 đồng/kg". Với mặt hàng thịt gia cầm, do hồi tháng 7, tháng 8-2012, lượng gà thải loại nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam rất nhiều, giá rẻ khiến giá gà trong nước giảm thê thảm. Người chăn nuôi bỏ chuồng, nên hiện tại, khi nguồn gà nhập khẩu bị siết lại, nguồn cung trong nước không còn dồi dào, giá gà tăng cao. Ngoài ra, giá cả tăng cũng có nguyên nhân từ tính thời vụ cũng như tác động của thời tiết, tâm lý tiêu dùng... Theo đánh giá của những người chăn nuôi và buôn bán, năm nay thời tiết hoàn toàn thuận lợi cho việc chăn nuôi. So với những năm trước, dịch bệnh xảy ra ít và trên phạm vi hẹp, ít tác động đến nguồn cung thực phẩm, khác với nhận định của Bộ Công Thương thực phẩm có thể khan hiếm do dịch bệnh.
Cùng chung nhận định này, anh Tiến cho hay, rất có thể thời điểm Tết, giá gà ta Yên Thế sẽ ổn định như hiện tại, hoặc giảm xuống do đợt gà mới được xuất trúng thời điểm này. Về nguồn cung rau xanh, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ Đông Cao - Tráng Việt (Mê Linh) cho biết, hợp tác xã đã dự tính trồng 100ha rau xanh phục vụ dịp Tết, tăng khoảng 25% về sản lượng so với hiện tại. Tuy nhiên, giá cả các loại rau phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu nắng ấm, sản lượng rau lớn thì giá ổn định. Ngược lại, nếu rét đậm thì giá rau sẽ tăng cao.
Theo ANTD
Măng tre Giòn, hơi hắc và nhẫn nhưng măng tre được xem là loại rau sạch và dễ dàng sử dụng trong các món kho, xào hay gỏi. Măng là mầm của các loại cây thuộc họ tre, có thể ăn được. Măng tre phủ đầy lông tơ được thu hoạch ngay khi nhú khỏi mặt đất. Măng không được dùng sống vì vị đắng...