Đánh bom Tân Cương: An ninh Trung Quốc bất lực?
Sự hiện diện khắp nơi của cảnh sát TQ cũng không thể ngăn chặn được vụ tấn công.
Ngày 22/5, cảnh sát Trung Quốc cho biết vụ nổ kinh hoàng ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương đã khiến ít nhất 31 người thiệt mạng và 90 người bị thương. Đây là vụ tấn công mới nhất trong một loạt vụ bạo lực đẫm máu ở Tân Cương, và nó thể hiện một điều rằng dường như Trung Quốc đang bất lực trong việc kiểm soát các vấn đề nội tại của mình.
Chỉ mới vài tuần trước đây, một vụ tấn công bằng bom và dao đã xảy ra ở nhà ga trung tâm Urumqi khiến 3 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Sau vụ tấn công đó, Urumqi được tăng cường an ninh đến mức tối đa với vô số cảnh sát vũ trang thường xuyên tuần tra, canh gác nghiêm mật.
Vụ nổ trong khu chợ khiến 31 người thiệt mạng
Bộ Công an Trung Quốc cho điều xe tuần tra và xe thiết giáp rải khắp thành phố trong tình trạng báo động cao. Cảnh sát vũ trang giám sát chặt chẽ mọi người qua lại trên đường, sẵn sàng can thiệp và ngăn chặn khi có bất cứ tình huống nào xảy ra.
Nhà ga trung tâm ở Urumqi cũng trở thành một “pháo đài” sau vụ tấn công hồi tháng trước với tầng tầng lớp lớp nhân viên an ninh và cảnh sát vũ trang. Thế nhưng, tất cả những biện pháp an ninh tưởng như cẩn mật đó vẫn không thể ngăn chặn được vụ tấn công sáng nay.
Lúc 7:50 sáng nay (giờ Bắc Kinh), hai chiếc xe ô tô lao thẳng vào một khu chợ gần công viên Nhân dân, cách quảng trường Urumqi khoảng 4 km, nhiều khối thuốc nổ được ném ra xung quanh, và sau đó một chiếc xe phát nổ và bốc cháy dữ dội.
Video đang HOT
Cảnh sát Trung Quốc phong tỏa hiện trường vụ tấn công
Các nhân chứng cho biết họ nghe thấy một loạt tiếng nổ và khói lửa bốc cao bên trong khu chợ này. Những hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy những thi thể đẫm máu nằm rải rác trên đường, các quầy hàng và hàng hóa vung vãi khắp nơi. Cảnh sát cho biết 31 người đã thiệt mạng và 90 người bị thương trong vụ tấn công này.
Vụ tấn công diễn ra đúng vào thời điểm yên tĩnh và thanh bình nhất ở Urumqi. Mặc dù Trung Quốc chỉ áp dụng một múi giờ cho toàn lãnh thổ, tuy nhiên thời điểm 8 giờ ở Bắc Kinh trong thực tế tương đương khoảng 6 giờ sáng ở Urumqi, lúc các tiểu thương đang chuẩn bị dọn hàng và người già đang tập thể dục, ăn sáng.
Cảnh sát đặc nhiệm tuần tra ban đêm trên đường phố Urumqi
Tân Cương là khu vực sinh sống chủ yếu của người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo, và khu vực này trong nhiều năm qua đã chứng kiến mâu thuẫn ngày càng lớn giữa cộng đồng người Hán nhập cư ngày càng đông đảo với người bản địa.
Trong nhiều thập kỷ qua, cộng đồng Duy Ngô Nhĩ thiểu số đã tìm cách chống lại ảnh hưởng quá lớn từ phía người Hán, và cuộc đấu tranh của họ nhiều lần bùng phát thành bạo lực nhắm vào các cơ quan chính quyền và đồn cảnh sát ở Tân Cương.
Dần dần, các vụ tấn công lan rộng ra nhiều khu vực khác của Trung Quốc. Năm ngoái, người dân Trung Quốc bàng hoàng trước vụ tấn công táo tợn bằng xe diễn ra ngay giữa quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Hồi tháng Ba, một vụ tấn công bằng dao kinh hoàng xảy ra ở nhà ga Côn Minh tỉnh Vân Nam, khiến 29 người thiệt mạng.
Sự hiện diện dày đặc của cảnh sát không ngăn cản được vụ tấn công xảy ra
Chính phủ Trung Quốc cho rằng thủ phạm gây ra các vụ tấn công này là những phần tử ly khai ở Tân Cương. Vì lẽ đó, họ đã thắt chặt an ninh và tăng cường kiểm soát khu vực. Trong chuyến thăm tới Tân Cương hồi tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết thực hiện chính sách “tấn công trước” và gọi các cảnh sát ở đây là những “nắm đấm và mũi dao” tấn công chủ nghĩa khủng bố và ly khai.
Hồi tuần trước, cảnh sát được triển khai khắp nơi ở Tân Cương. Tại thành phố Hotan ở tây nam Tân Cương, cảnh sát triển khai xe tuần tra ở mọi khu phố. Các tuyến đường dẫn đến các thị trấn và làng mạc xung quanh đều có chốt kiểm soát của cảnh sát. Còn tại nhà ga trung tâm Urumqi, cảnh sát vũ trang tay lăm lăm súng tự động giám sát chặt chẽ mọi hành khách ngay tại cửa soát vé.
Thế nhưng, vụ tấn công kinh hoàng sáng nay đã chứng tỏ một điều rằng, đó chỉ là màn phô diễn sức mạnh của lực lượng an ninh Trung Quốc, và chính quyền Bắc Kinh sẽ còn phải đau đầu rất nhiều với các vấn đề nội tại của mình, ít nhất là ở Tân Cương.
Theo Khampha
TQ tìm ra thủ phạm vụ khủng bố ở Tân Cương
Một ngày sau vụ nổ bom ở nhà ga thành phố Urumqi làm 3 người thiệt mạng và 79 người khác bị thương, cơ quan điều tra Trung Quốc đã tìm ra thủ phạm và kết luận đây là một vụ khủng bố.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng, vụ nổ ở Tân Cương là do những kẻ khủng bố đánh bom liều chết tiến hành. Cảnh sát Trung Quốc đã xác định được 2 thủ phạm của vụ đánh bom, nhưng cả 2 đều đã thiệt mạng trong vụ nổ.
Một trong 2 kẻ khủng bố được Trung Quốc tiết lộ là Sedierding Shawudi, 39 tuổi, người huyện Akesushaya, thuộc khu tự trị Tân Cương.
"Sedierding Shawudi đã tham gia vào các hoạt động tôn giáo cực đoan và chịu ảnh hưởng lâu dài bởi tư tưởng này. Chính y và đồng bọn đã gây ra vụ nổ", người phát ngôn của cảnh sát Trung Quốc nói.
Dù cả 2 kẻ tình nghi đã thiệt mạng, nhưng cảnh sát vẫn đang tích cực điều tra xem còn ai đứng đằng sau vụ đánh bom hay không. Hiện thân nhân của 2 kẻ đánh bom liều chết đang được thẩm vấn.
Lực lượng an ninh Trung Quốc tại Tân Cương
Nguồn tin của tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng cho biết, anh chị em của Sedierding Shawudi cũng đều tham gia vào một tổ chức chống lại chính quyền Bắc Kinh.
Ngay sau khi có kết luận của cơ quan điều tra, Trung Quốc ngay lập tức lên án vụ khủng bố một cách mạnh mẽ. Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ: "Trận chiến chống bạo lực và khủng bố sẽ không cho phép một thoáng lơ là và cần thực hiện các hành động quyết liệt để kiên quyết ngăn chặn chiều hướng lan tỏa của khủng bố". Ngoài ra, ông Tập Cận Bình còn thề "sẽ đè bẹp những kẻ khủng bố".
Trong khi đó, ông Dilxadi Rexiti, phát ngôn viên của Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới, nói: "Vụ nổ ở Tân Cương chứng minh rằng, đàn áp không phải là giải pháp tốt để tháo gỡ căng thẳng. Chừng nào chính quyền Bắc Kinh còn bỏ ngoài tai những nguyện vọng của người Duy Ngô Nhĩ thì chừng đó vẫn còn bất ổn".
Theo Khampha
TQ nổi giận với Mỹ sau vụ khủng bố Tân Cương Trung Quốc lên tiếng phản pháo báo cáo của Mỹ về hợp tác chống khủng bố toàn cầu. Ngày 2/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ với những lời chỉ trích của Mỹ về mức độ hợp tác của Bắc Kinh trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu sau khi xảy ra vụ đánh bom tự...