Đánh bom tại thành phố lớn nhất Myanmar
Hai vụ đánh bom bên ngoài trụ sở đảng USDP ở một thị trấn thuộc Yangon khiến ít nhất hai người thiệt mạng và 6 người khác bị thương.
Video đăng trên mạng xã hội cho thấy một xe tải quân sự bốc cháy dữ dội sau vụ nổ xảy ra ngày 18/6 gần văn phòng của đảng Đoàn kết và Phát triển (USDP) ở thị trấn Tamwe thuộc Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Lực lượng cứu hộ Myanmar sau đó dập tắt đám cháy.
Win Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban Cứu hộ Yangon, cho biết hai vụ nổ xảy ra cùng một khu vực và cách nhau vài phút. Một binh sĩ Myanmar thiệt mạng trong vụ nổ đầu tiên và vụ tiếp theo làm chết một hành khách trên xe taxi. 6 người bị thương gồm 5 thành viên lực lượng an ninh Myanmar và tài xế taxi.
“Chúng tôi không biết ai đã thực hiện điều này. Chúng tôi chỉ chuyển người bị chết và bị thương bằng xe cứu thương theo yêu cầu. Những người bị thương đã được đưa tới bệnh viện”, Win Thu nói.
Chưa bên nào nhận trách nhiệm hoặc bị cáo buộc chủ mưu trong vụ đánh bom. Đại diện chính quyền quân sự và quân đội Myanmar chưa bình luận.
Video đang HOT
Hiện trường hai vụ đánh bom ở thị trấn Tamwe thuộc thành phố Yangon, Myanmar ngày 18/6. Video: Irrawaddy .
USDP được nhiều người Myanmar coi là đại diện chính trị và được quân đội nước này thành lập trước khi bàn giao quyền lực cho chính quyền dân sự năm 2011. Các quan chức địa phương do chính quyền quân sự Myanmar bổ nhiệm trở thành mục tiêu của nhiều vụ ám sát, một số là thành viên USDP.
Trước hai vụ nổ tại Yangon, một vụ nổ khác xảy ra tại công trường xây dựng chung cư cao cấp ở thị trấn Bahan, cách đó vài km, hôm 17/6. Dự án chung cư này là của chồng Thet Thet Khine, nữ doanh nhân được chính quyền quân sự bổ nhiệm làm Bộ trưởng Phúc lợi Xã hội hồi tháng 2. Truyền thông Myanmar đưa tin nhóm mang tên Du kích Đô thị Yangon nhận trách nhiệm về vụ nổ hôm 17/6.
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực. Nhiều vụ đánh bom xảy ra ở các thị trấn và thành phố của Myanmar, nhằm vào đại diện của chính quyền quân sự. Giới chức Myanmar cáo buộc “những kẻ khủng bố” có quan hệ với chỉnh quyền dân sự cũ chịu trách nhiệm cho các vụ đánh bom.
Biểu tình phản đối đảo chính lớn nhất ở Myanmar sau khi binh sĩ được triển khai
Người biểu tình phản đối đảo chính đậu ôtô ngay giữa đường và trên cầu ở thành phố Yangon ngày 17-2 nhằm chặn xe cảnh sát và quân đội, theo Hãng tin Reuters. Họ tụ tập phản đối bất chấp những hứa hẹn về cuộc bầu cử mới.
Người biểu tình chặn đứng một con đường lớn trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon, Myanmar ngày 17-2 - Ảnh: AFP
Ngày 17-2, những người biểu tình phản đối đảo chính đã quay lại đường phố Myanmar, tạo thành các cuộc biểu tình trên đường phố lớn nhất kể từ khi binh sĩ được triển khai tại nước này để trấn áp những người phản đối quân đội Myanmar, theo Hãng tin AFP.
Hàng ngàn người đã tụ tập tại cố đô Yangon, thành phố lớn nhất hiện nay của Myanmar. Người biểu tình đã dùng xe cộ làm đường phố tắc nghẽn, ngăn các lực lượng an ninh di chuyển quanh trung tâm thương mại này.
Nhiều người dân tại Myanmar đã công khai phản đối kể từ khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính (theo cách gọi của truyền thông phương Tây), bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân sự Myanmar hôm 1-2.
Đám đông tụ tập ngày 17-2 để thách thức những bước đi bạo lực hơn của quân đội nhằm đối phó với sự phản đối của người dân Myanmar. Trước đó, các cuộc biểu tình trên đường phố đã diễn ra khắp Myanmar.
"Chúng tôi phải chiến đấu tới cùng. Chúng tôi cần cho thấy được sự đoàn kết và sức mạnh của mình để chấm dứt sự lãnh đạo của quân đội" - một sinh viên 21 tuổi tên Nilar (không phải tên thật) nói với Hãng tin AFP.
Người biểu tình yêu cầu trả tự do cho cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi ở Yangon, Myanmar ngày 17-2 - Ảnh: AFP
Đáng chú ý, các cuộc biểu tình trong 2 ngày qua có quy mô nhỏ hơn sau khi binh sĩ được triển khai quanh thành phố Yangon cuối tuần trước. Tuy nhiên, trên các nền tảng mạng xã hội, người biểu tình đã đưa ra nhiều lời kêu gọi về việc bày tỏ phản đối quân đội.
Ông Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, cảnh báo thông tin binh sĩ được đưa tới Yangon có thể khiến tình hình nằm ngoài tầm kiểm soát.
"Tôi lo ngày 17-2 có khả năng sẽ có bạo lực với quy mô lớn hơn chúng tôi từng thấy kể từ hôm 1-2" - ông Andrews bày tỏ lo ngại.
Theo Hãng tin AFP, không có dấu hiệu cho thấy binh sĩ được huy động hoạt động mạnh tại Yangon sáng 17-2. Những ngày gần đây, đạn cao su, hơi cay và vòi rồng đã được sử dụng để đối phó người biểu tình.
Một phụ nữ trẻ vẫn đang trong tình trạng nguy kịch ở thủ đô Naypyidaw sau khi bị bắn vào đầu tuần trước. Trong khi đó, quân đội Myanmar nói rằng một cảnh sát đã thiệt mạng ở thành phố Mandalay sau khi đối đầu với người biểu tình hôm 14-2.
Đụng độ đẫm máu ở Myanmar, ít nhất 20 người thiệt mạng Ít nhất 20 người thiệt mạng sau khi đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar tại khu vực đồng bằng sông Ayeyarwady ngày 5.6. Myanmar vẫn chìm trong bất ổn . Ảnh REUTERS Reuters dẫn truyền thông Myanmar đưa tin đụng độ đẫm máu đã xảy ra tại khu vực làng Hlayswe, thị trấn Kyonpyaw, vùng đồng bằng Ayeyarwady, cách thành phố...