Đánh bom liều chết kinh hoàng ở thủ đô Li-băng
Quan chức Li-băng cho hay ít nhất 37 người thiệt mạng và 181 người bị thương trong 2 vụ đánh bom liều chết tại một con phố đông đúc ở Burj al-Barajneh – thành trì vững chắc của lực lượng chiến binh Hồi giáo Hezbollah nằm ở phía Nam thủ đô Beirut vào 4h chiếu qua (12-11).IS đã tuyên bố nhận trách nhiệm gây ra vụ việc với thông tin thủ phạm gồm hai người Palestine và một người Syria. Tuy nhiên, tuyên bố này chưa được chứng thực.
Đây là vụ đánh bom đẫm máu nhất ở Beirut từ sau cuộc nội chiến cách đây 25 năm. Thủ tướng Li-băng Tammam Salam đã lên án hai vụ đánh bom là “xem thường công lý” và kêu gọi các tổ chức chính trị đối lập Li-băng cùng đoàn kết chống lại “âm mưu gây xung đột”. Theo mô tả của một nhân viên bảo vệ với hãng tin AP, kẻ đánh bom thứ nhất đã kích hoạt chiếc áo có gắn thuốc nổ bên ngoài một ngôi đền của người Shia trong khi kẻ đánh bom thứ hai tự cho nổ mình bên trong một tiệm bánh. Thi thể của kẻ đánh bom thứ ba được tìm thấy gần tiệm bánh, cho thấy có thể hắn đã chết do sức ép của vụ nổ thứ hai trước khi kích nổ chính mình.
BBC dẫn lời một nhân chứng với đài truyền hình địa phương rằng “Tôi mới đến tiệm bánh khi vụ nổ thứ hai xảy ra. Trên tay tôi là thi thể của người bạn tôi và ba người phụ nữ”.
Hiện trường vụ đánh bom liều chết – Đây là vụ đánh bom đẫm máu nhất ở Beirut sau 25 năm nội chiến
Một nhân chứng khác nói “Khi vụ nổ thứ hai xảy ra, tôi cứ nghĩ tận thế đã đến rồi”.
Video đang HOT
Theo hãng tin Reuters, Hezbollah thề sẽ tiếp tục đấu tranh chống khủng bố, ám chỉ một cuộc chiến lâu dài với kẻ thù của lực lượng này. Bilal Farhat – một nhân vật quan trọng của Hezbollah phát biểu với hãng tin AP rằng “Chúng nhằm vào dân thường, những người cầu nguyện, phụ nữ và người lớn tuổi. Họ đều là người vô tội. Đó là hành vi của quỷ dữ. Chúng là những kẻ phản bội đạo Hồi”. Burj al-Barajneh trở thành mục tiêu của hàng loạt vụ đánh bom vào năm 2013-2014, trong đó phần lớn do IS thực hiện nhằm trả đũa quyết định gửi lực lượng tham chiến đến Syria nhằm chống lạiTổng thống Bashar al-Assad. Trong những tuần gần đây, Hezbollah đã tăng cường thêm quân đến Syria để hỗ trợ các lực lượng chống Chính phủ nước này ở các vùng do IS chiếm đóng ở phía Bắc. Theo chuyên gia phân tích tình hình Arab của BBC – ông Sebastian Usher, tuyên bố nhận trách nhiệm của IS không có gì bất ngờ nhưng sự tàn bạo của chúng sẽ gợi lại nỗi ám ảnh về cuộc nội chiến kéo dài 15 năm ở Li-băng – quốc gia đang cố giữ gìn sự ổn định mong manh sau bế tắc chính trị và những cuộc biểu tình rầm rộ vào mùa hè vừa qua.
Hiếu Hồ (Theo BBC)
Theo_PLO
Đánh bom đẫm máu ở Thổ Nhĩ Kỳ: Số người chết tăng lên 86
Ít nhất 86 người thiệt mạng khi hai kẻ đánh bom liều chết tiến hành vụ tấn công vào một cuộc biểu tình diễn ra bên ngoài một nhà ga xe lửa ở thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10.10, vài tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử ở nước này.
Chuẩn bị khám nghiệm tử thi tại hiện trường vụ đánh bom liều chết - Ảnh: Reuters
Những thi thể được phủ bằng cờ và biểu ngữ nằm trên con đường đẫm máu sau hai vụ đánh bom kép, theo Reuters.
"Giống những vụ tấn công khủng bố khác, vụ đánh bom liều chết này nhắm vào sự đoàn kết, tình anh em và tương lai của chúng ta", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói, đồng thời kêu gọi người dân "đoàn kết".
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho hay có nhiều chứng cứ cho thấy hai kẻ đánh bom liều chết đã tiến hành vụ tấn công này. Trong buổi họp báo chiều ngày 10.10, Bộ trưởng Y tế Mehmet Muezzinoglu cho hay có 86 người chết và 186 người bị thương (28 người trong số người bị thương đang được chăm sóc đặc biệt) và số người chết có thể tăng lên.
Các nhân chứng cho biết hai vụ nổ xảy ra cách nhau vài giây vào khoảng 10 giờ sáng 10.10 (giờ địa phương) khi hàng trăm người ủng hộ đảng đối lập Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) và lực lượng Đảng Công nhân người Kurd (PKK) tham gia cuộc biểu tình nhằm phản đối cuộc xung đột giữa lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng PKK ở đông nam nước này.
"Tôi nghe một tiếng nổ lớn, kính cửa sổ vỡ vụn, và cố tìm chỗ ẩn náu thì có tiếng nổ thứ hai", Serdar (37 tuổi), làm việc tại một sạp báo ở nhà ga xe lửa, kể lại. "Tôi nghe thấy tiếng khóc và tiếng gào thét đau đớn khắp nơi. Tôi có thể ngửi thấy mùi thịt người bị đốt cháy".
Hiện chưa có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom liều chết này. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, gần đây tăng cường cảnh giác cao độ kể từ khi bắt đấu "cuộc chiến chống khủng bố" hồi tháng 7.2015, bao gồm những cuộc không kích nhằm vào tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) và các căn cứ của lực lượng PKK, bắt giữ hàng trăm nghi phạm người Kurd và các tay súng Hồi giáo.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động sau khi hai vụ nổ bom xảy ra ở Ankara - Ảnh: Reuters
Vụ đánh bom xảy ra giữa lúc PKK dự kiến sẽ đơn phương tuyên bố ngừng bắn, tái lập thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ hồi tháng 7.2015. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trước đó bác bỏ động thái này của PKK vì cho rằng đây là chiêu bài chính trị của HDP, vốn ủng hộ người Kurd, để giành được lá phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử sắp tới.
"Chúng ta đang đối mặt với một vụ thảm sát lớn, một vụ tấn công man rợ", lãnh đạo HDP, Selahattin Demirtas cho hay.
Vài giờ sau vụ đánh bom, PKK ra lệnh cho các chiến binh ngừng tất cả hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ không bị tấn công. PKK cho hay sẽ tránh những hành động có thể ảnh hưởng đến "cuộc bầu cử công bằng" vào ngày 1.11 tới.
Những người biểu tình giận dữ cáo buộc ông Erdogan và đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKO) đứng sau vụ đánh bom này. Đám đông người biểu tình ném chai lọ khi các bộ trưởng Nội vụ và Y tế có mặt tại hiện trường vụ đánh bom, buộc hai bộ trưởng rời khỏi khu vực ngay lập tức.
Xung đột giữa lực lượng an ninh và PKK ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ leo thang trong những tháng gần đây. PKK tiến hành phong trào ly khai kể từ năm 1984, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) xem PPK là một tổ chức khủng bố. Đến nay cuộc chiến này khiến trên 40.000 người chết, theo Reuters.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
IS đánh bom kép tại Iraq, 24 người chết 61 người khác bị thương khi ba phiến quân tự sát lao vào trạm kiểm soát ở Baghdad hôm qua. Các vụ đánh bom ở Baghdad khiến hơn 200 người chết trong tháng 9. Ảnh minh họa: AFP Vụ tấn công xảy ra vào khoảng 17h30 tại quảng trường Adan, một trong những lối đi chính dẫn vào đền thờ Kadhimiyah, nơi có...