Đánh bom khủng bố ở Ai Cập khiến Tổng công tố tử vong
Hai vụ đánh bom khủng bố đẫm máu tại Ai Cập, khiến 4 người tử vong và 20 người bị thương
Chú thích ảnh
1. Ngày 29/6 hai vụ đánh bom khủng bố đẫm máu liên tiếp xảy ra tại hai địa phương ở Ai Cập, cướp đi mạng sống của ít nhất 4 người và khiến hơn 20 người khác bị thương.
Trong đó đáng chú ý nhất là vụ đánh bom nhằm vào đoàn xe của Tổng công tố Ai Cập Hisham Barakat tại thủ đô Cairo, khiến người đứng đầu cơ quan công tố Ai Cập trọng thương và tử vong sau đó ít giờ. Vụ tấn công còn khiến 9 người khác bị thương và phá huỷ hơn 30 xe ô tô các loại.
Các cuộc đánh bom liên tiếp diễn ra chỉ ngay trước khi Ai Cập tổ chức các hoạt động kỷ niệm 2 năm ngày nổ ra cuộc “Cách mạng” 30/6 dẫn đến sự sụp đổ của Chính quyền phe Hồi giáo và Tổng thống Mohamed Morsi tháng 7/2013, khiến dư luận lo ngại về nguy cơ bùng phát một làn sóng tấn công khủng bố nghiêm trọng mới tại đất nước Bắc Phi này.
Máy bay Hercules C-130 với 12 thành viên phi hành đoàn đã đâm vào một khu dân cư ở thành phố Medan, Indonesia (Ảnh AP)
2. Ông Fuad Basya, phát ngôn viên quân đội Indonesia cho biết, sáng 30/6 máy bay Hercules C-130 đang chở thiết bị hậu cần quân sự thì gặp nạn. Máy bay cất cánh từ căn cứ không quân ở Medan để đến đảo Natuna. Tuy nhiên, nó rơi sau khi cất cánh vài phút. Các nhân chứng cho biết, máy bay đã quay vòng trên bầu trời trước khi lao xuống khu dân cư.
Hiện tại rất nhiều người đang bị vùi lấp trong đống đổ nát do chiếc máy bay lao vào khu dân cư. Những ngôi nhà đang chìm trong lửa và khói đen. Theo thống kê, đã có ít nhất 30 người tử vong, nhưng con số này có thể không dừng ở đó.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng Hy Lạp có thể khiến nước này rời Eurozone
3. Hy Lạp không đủ khả năng trả được khoản vay trị giá 1,5 tỷ Euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày hôm nay (30/6) khi thời điểm chương trình giải cứu Hy Lạp của các chủ nợ quốc tế đáo hạn
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 29/6 đã lên tiếng trấn an dư luận rằng, cánh cửa đàm phán về nợ công vẫn đang để ngỏ và cuộc trưng cầu ý dân dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.
Nhận thức rõ rằng, việc rút khỏi khối Eurozone của Hy Lạp cũng có thể “để lại vết thương không thể lành” cho EU, các nhà lãnh đạo EU cũng lên tiếng xoa dịu rằng, cánh cửa để đàm phán cho Hy Lạp vẫn đang để ngỏ.
Biên tập viên Đài CBSTV Jeff Glor: FBI cảnh báo về một cuộc tấn công trên đất Mỹ sau khi một người đàn ông New Jersey đã bị bắt giữ (Ảnh CBSTV)
4. Cục Điều tra liên bang (FBI) và Bộ An ninh Nội địa (DHS) Mỹ đang đề nghị ban hành cảnh báo cao độ đối với nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố vào dịp Quốc khánh Mỹ 4/7 tới trong bối cảnh mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày càng lớn.
Truyền thông Mỹ cho biết, giới chức Mỹ đang tích cực truy tìm mọi dấu vết liên quan đến nguy cơ xảy ra khủng bố với hàng trăm cuộc điều tra của FBI liên quan đếnnhững kẻ ủng hộ IS và đã bắt giữ ít nhất 7 người trong vòng 2 tuần qua.
Những cảnh báo tương tự thường được đưa ra trước những dịp lễ lớn ở Mỹ.
Đêm 29/6 (theo giờ Việt Nam) Tổng thống Mỹ Obama đã ký Luật Quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA), trao quyền đàm phán nhanh cho Tổng thống (Ảnh Wochit)
5. Sau nhiều tuần tranh luận gay gắt, Quốc hội Mỹ tuần trước đã đồng ý trao quyền đàm phán nhanh cho Tổng thống Obama trong Hiệp định hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đêm 29/6 (theo giờ Việt Nam) Tổng thống Mỹ đã ký thành luật một số dự luật thương mại, trao cho Tổng thống quyền thúc đẩy thương mại (quyền đàm phán nhanh).
“Quyền thúc đẩy thương mại” sẽ có hiệu lực tới năm 2021, cho phép ông Obama và cả vị Tổng thống kế nhiệm toàn quyền đàm phán các thỏa thuận thương mại với các đối tác bên ngoài trước khi trình Quốc hội xem xét trong vòng 60 ngày./.
Bích Đào
Theo_VOV
Nhà Trắng liên tiếp bị đe dọa đánh bom, khủng bố
Chỉ trong ngày 9/6, Cơ quan Mật vụ Mỹ đã phải giải tán hai cuộc họp tại Nhà Trắng vì lời dọa đặt bom và gói đồ lạ. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tòa Bạch ốc bị đe dọa.
Một cuộc họp báo tại Nhà Trắng diễn ra ngày 9/6 đã phải ngừng giữa chừng, sau khi cảnh sát nhận được một cuộc điện thoại dọa đánh bom. Các nhân viên Mật Vụ đã phải cho ngừng một cuộc họp báo tại đây, vốn đang được chiếu trực tiếp trên TV với diễn giả là Thư Ký Báo Chí Josh Earnest, và cho di tản toàn bộ phòng họp James S. Brady Briefing Room vào lúc 2 giờ chiều.
Nhiều phóng viên, nhà báo phải sơ tán khỏi cuộc họp. Ảnh IBTimes
Vào thời điểm nêu trên, Tổng thống Barack Obama đang trong phòng Oval, cách nơi họp báo không xa. Trong khi đó, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cùng 2 con gái ở khu nhà ở tại Nhà Trắng. Theo phát ngôn viên Earnest, gia đình tổng thống không phải sơ tán.
Vào khoảng 20 phút sau lệnh di tản, các ký giả đã được cho quay trở lại Tòa Bạch Ốc. Một nhân viên Mật Vụ tại hiện trường nói rằng, mọi nơi đã được xác nhận là không có nguy hiểm.
Trong một thông báo, phát ngôn viên của Sở Mật Vụ nói rằng: "Sở cảnh sát Metropolitan đã nhận được điện thoại dọa đánh bom, nhắm vào phòng họp báo Briefing Room của Tòa Bạch Ốc."
Để đề phòng, nhân viên Mật Vụ buộc phải cho di tản phòng họp báo, và lệnh di tản chỉ giới hạn riêng cho phòng này mà thôi, không ảnh hưởng đến các khu vực khác trong Tòa Bạch Ốc.
Khoảng 15 phút sau vụ di tản, ông Earnest đã viết trên mạng Twitter rằng, cuộc họp báo đã được tiếp nối không lâu sau khi phòng họp được xác định là an toàn.
Dù nhiều khu vực trong Nhà Trắn đã từng nhận lệnh di tản trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên, một vụ di tản xảy ra ngay giữa một buổi họp báo đang truyền hình trực tiếp. Một số ký giả cho biết, các máy quay phim của các đài TV - vốn được gắn cố định trong phòng họp báo - đã được cho quay lên trần nhà trong suốt thời gian diễn ra việc di tản và kiểm tra, để phòng họp báo không còn bị camera ghi hình và không bị khán giả nhìn thấy.
Trước đó, Cảnh sát Điện Capitol Quốc hội Mỹ đã sơ tán một buổi điều trần của Thượng viện đang diễn tiến về an ninh sân bay do có một gói đồ đáng ngờ tại tòa nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen.
Cảnh sát Capitol lục soát vài tầng của tòa nhà nhưng không tìm thấy vật liệu nguy hiểm. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest cho biết ông không biết 2 mối đe dọa có liên quan hay không.
Theo thống kê của tờ Washington Post, kể từ giữa năm 1970 đã có ít nhất 32 vụ đột nhập vào Tòa Bạch Ốc. Trong những vụ này có những kẻ đột nhập có động cơ, song cũng không thiếu các vụ đột nhập "dở khóc dở cười" của những người vô gia cư, người biểu tình, thậm chí là say rượu.
Mới đây nhất, ngày 19/9/2014, Omar Gonzalez, một cựu lính bắn tỉa Mỹ, đã đột nhập vào Nhà Trắng với một con dao trong tay. Chỉ ngay sau đó chưa đầy 24h vụ đột nhập thứ 2 lại diễn ra, mặc dù tính chất nghiêm trọng không như vụ việc trước đó nhưng cũng khiến Nhà Trắng phải tăng cường an ninh.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Mổ xẻ nhà tù hành hình kẻ đánh bom Boston Nhà tù liên bang ở Terre Haute, Indiana chính là nhà tù hành hình kẻ đánh bom Boston Dzhokhar Tsarnaev nơi tên này sẽ bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc. Nhà tù liên bang ở Terre Haute, Indiana chính là nhà tù hành hình kẻ đánh bom Boston Dzhokhar Tsarnaev, nơi tên này sẽ bị xử tử bằng cách tiêm thuốc...