Đánh bom kép ở Philippines, ít nhất 10 người chết
Hai vụ nổ bom liên tiếp xảy ra ở thị trấn Jolo, phía nam Philippines, khiến 10 người chết và hàng chục người bị thương.
Thượng nghị sĩ Richard Gordon, người đứng đầu Hội Chữ thập đỏ Philippines, cho biết vụ nổ xảy ra vào khoảng 14h (13h giờ Hà Nội) tại thị trấn Jolo của Sulu, một trong những tỉnh cực nam của đất nước. Một chiếc xe máy chở đầy thiết bị nổ lao đến gần một xe tải quân sự khiến 9 người chết, gồm 5 binh sĩ và 4 dân thường, cùng nhiều người bị thương.
Các binh sĩ tại hiện trường vụ đánh bom ở thị trấn Jolo, Philippines hôm nay. Ảnh: PEA.
Khi cảnh sát đang vây ráp hiện trường, một phụ nữ đánh bom liều chết, gây ra vụ nổ thứ hai xảy. Kẻ tấn công tử vong tại chỗ và thêm nhiều người bị thương, trong đó cỏ cảnh sát và binh sĩ. Trung tướng Corleto Vinluan cho biết ít nhất 16 người bị thương là binh sĩ, 24 người là thường dân.
Hình ảnh do truyền thông địa phương đăng tải trên mạng xã hội cho thấy các mảnh vỡ và thi thể nằm trên đường, cạnh một chiếc xe quân sự.
Video đang HOT
Hiện chưa ai nhận trách nhiệm vụ tấn công. Cảnh sát đang truy lùng các nghi phạm và xác định động cơ vụ tấn công, đồng thời tìm kiếm các thiết bị nổ có thể ở những nơi khác.
Sulu là nơi sinh sống chủ yếu của người Hồi giáo và cũng là thành trì của các tay súng Hồi giáo thuộc nhóm Abu Sayyaf có liên kết với Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Trong những năm qua, lực lượng an ninh chính phủ đã chiến đấu chống lại Abu Sayyaf.
Abu Sayyaf từ lâu muốn giành độc lập ở khu vực phía nam Mindanao, nơi họ coi là quê hương của tổ tiên từ thời kỳ tiền thuộc địa Tây Ban Nha. Nhóm này khét tiếng với các vụ bắt cóc, cướp và đánh bom chết người.
Vụ tấn công mới nhất xảy ra gần nhà thờ Công giáo bị đánh bom đầu năm 2019, khiến hơn 20 người thiệt mạng.
Vị trí thị trấn Jolo của Philippines. Đồ họa: Aljazeera.
Nguyên nhân khiến Indonesia không kiểm soát được dịch Covid-19
Tỷ lệ xét nghiệm thấp, truy vết tiếp xúc ở mức tối thiểu, hạn chế phong toả và kiểu chữa trị không khoa học khiến Indonesia bị virus corona lấn lướt.
Mới chỉ tuần trước, Bộ trưởng Hàng hải Indonesia Luhut Pandjaitan đồng thời là người thân thiết với Tổng thống Indonesia còn ca ngợi nước măng cụt thảo dược là một phương thuốc trị Covid-19.
Những gì quan chức này nói tới là cách mới nhất trong một loạt kiểu chữa trị không chính thống được nội các của Tổng thống Indonesia đưa ra trong 6 tháng qua, từ cầu nguyện tới cơm gói trong lá chuối, hay đeo vòng cổ làm từ cây bạch đàn. Những kiểu chữa trị đó phản ánh hướng đi thiếu khoa học trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Indonesia.
Hiện tỷ lệ làm xét nghiệm phát hiện virus corona tại Indonesia thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Việc truy vết tiếp xúc cũng ở mức tối thiểu và nhà chức trách phản đối phong toả ngay cả khi các ca nhiễm tăng vọt.
Theo Reuters, không có dấu hiệu nào cho thấy Indonesia kiểm soát được dịch. Hiện tỷ lệ lây nhiễm ở nước này là nhanh nhất ở Đông Á, với 17% số người làm xét nghiệm cho kết quả dương tính, và gần 25% với khu vực ngoại ô thủ đô Jakarta. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 5% đã được coi là dịch chưa được kiểm soát.
"Virus đã lan khắp Indonesia. Những gì chúng tôi làm hiện giờ chỉ là miễn dịch cộng đồng", Prijo Sidipratomo, Trưởng khoa Nội thuộc Bệnh viện Phát triển quốc gia tại Jakarta nói.
Miễn dịch cộng đồng được mô tả là một kịch bản mà ở đó phần đông dân số nhiễm virus, rồi sau đó miễn dịch rộng khắp sẽ ngăn bệnh dịch lây lan.
Phát ngôn viên Chính phủ Indonesia Adisasmito không trả lời các câu hỏi chi tiết của Reuters. Quan chức này cho hay, số ca nhiễm virus là "lời cảnh báo với Indonesia để tiếp tục tăng cường các nỗ lực đối phó" và các ca dương tính theo đầu người ở Indonesia thấp hơn hầu hết các quốc gia khác.
Indonesia hiện có 144.945 ca nhiễm virus đã được xác nhận trong tổng dân số 270 triệu người, ít hơn so với Mỹ, Brazil và Ấn Độ cũng như nước láng giềng Philippines. Tuy nhiên, quy mô thực sự của dịch ở Indonesia vẫn còn chưa bộc lộ. Bởi lẽ so với Indonesia, Ấn Độ và Philippines tiến hành lượt xét nghiệm cao gấp 4 lần theo đầu người, còn Mỹ cao hơn 30 lần.
Thống kê theo chương trình Our World của dự án nghiên cứu Data cho thấy, Indonesia xếp thứ 83 trong số 86 quốc gia được khảo sát về số ca xét nghiệm tính theo đầu người.
"Lo lắng của chúng tôi là dịch vẫn chưa đạt đỉnh, tới tháng 10 có lẽ mới tới và đến hết năm, dịch vẫn chưa lùi bước", Iwan Ariawan, một nhà dịch tễ học tại Đại học Indonesia cho hay. "Ngay lúc này, chúng tôi không thể nói dịch đã được kiểm soát".
Ngay từ khi dịch Covid-19 bắt đầu, Chính phủ Indonesia được cho là phản ứng khá chậm và còn ngần ngại tiết lộ cho công chúng. Bất chấp việc số ca nhiễm ở các nước láng giềng tăng vọt và có tới 3.000 bộ xét nghiệm được cấp vào đầu tháng 2, Chính phủ Indonesia nói cho tới 2/3, chỉ có chưa đầy 160 xét nghiệm được tiến hành.
Ngày 13/3, Tổng thống Indonesia Widodo tuyên bố, chính phủ nước này rút lại thông tin để không gây hoảng loạn. Trong hai tuần đầu tiên của tháng 3, Chính phủ Indonesia không công bố ít nhất nửa số ca nhiễm hàng ngày mà họ biết, Reuters dẫn lời hai người được tiếp cận với dữ liệu các ca nhiễm. Hai nhân vật này sau đó bị cấm xem dữ liệu gốc.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, Hàn Quốc vội vã nâng cảnh báo Dịch Covid-19 đến nay đã lây nhiễm cho hơn 22,5 triệu người trên thế giới, trong đó 789.148 người tử vong. Số liệu trên được trang thống kê Worldometers cập nhật lúc 6h sáng nay (20/8). Số ca hồi phục trên thế giới đạt hơn 15,2 triệu người. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với tổng số...