Đánh bom đền thờ Erawan: Khi chủ nghĩa cực đoan “gõ cửa” Bangkok
Vụ đánh bom kinh hoàng ở đền thờ Erawan giữa trung tâm thủ đô Bangkok đêm 17/8 đang đặt các nhà chức trách Thái Lan trước một núi câu hỏi chưa có lời giải đáp. Những thông tin ban đầu cho thấy chủ nghĩa cực đoan dường như đã gõ cửa, chứ không còn chỉ là nỗi ám ảnh ở “ xứ chùa vàng”.
Cả đất nước Thái Lan vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ đánh bom kinh hoàng tối ngày 17/8 (Ảnh: AP)
Hiện có rất nhiều suy đoán về mục tiêu cũng như thủ phạm gây ra vụ đánh bom ở Bangkok .
Phần lớn thông tin ban đầu cho rằng mục tiêu đánh bom là nhằm phá hủy đền thờ Erawan, nơi có rất đông tín đồ đạo Hindu và đạo Phật đến lễ hàng ngày.
Các nguồn tin cũng nghi ngờ thủ phạm đánh bom là thành viên của Phong trào Áo Đỏ hoặc những phần tử ly khai ở miền Nam, vốn là những lực lượng chống đối chính phủ hiện nay.
Tuy nhiên, khi phân tích lại các diễn biến và tình tiết vụ việc, mọi phỏng đoán ban đầu dường như đều trật khấc. Vụ đánh bom được tiến hành theo phương thức và phạm vi vượt xa tất cả các vụ tấn công do phe Áo Đỏ hay lực lượng ly khai ở miền Nam từng thực hiện trước đây.
Vậy thế lực nào mới thực sự là thủ phạm?
Theo những thông tin mới nhất do nhà chức trách Thái Lan công bố, vụ đánh bom do một mạng lưới thực hiện và phải có ít nhất 10 người tham gia. Thậm chí vụ việc đã được lên kế hoạch tỉ mỉ trước đó cả tháng.
Video đang HOT
“Thủ phạm tiến hành đánh bom không thể hành động đơn lẻ mà phải có sự hỗ trợ của nhiều người và đã được lên kế hoạch ít nhất một tháng”, Tư lệnh Cảnh sát Thái Lan Somyot Poompanmuang đã khẳng định “như đinh đóng cột” trên truyền hình.
Ông cũng cho biết các cơ quan an ninh Thái Lan đang phối hợp với cơ quan tình báo nhiều nước tiến hành điều tra trên diện rộng, sau khi camera an ninh ghi lại hình ảnh một người đàn ông tình nghi là thủ phạm đã đặt một balô khả nghi trong đền thờ.
Người này có nước da sáng, tóc đen, để râu, mặc áo phông vàng và đeo kính. Dáng vẻ bề ngoài khá giống người nước ngoài, có thể là người châu Âu hoặc Trung Đông. Chính quyền Thái Lan đã treo thưởng lên tới 1 triệu bath (khoảng 28.000 USD) cho bất cứ ai cung cấp thông tin về nghi phạm.
Theo những thông báo và hình ảnh do các cơ quan an ninh Thái Lan cung cấp, nhiều khả năng vụ đánh bom có “yếu tố nước ngoài” xen vào. Nếu không phải do những thế lực bên ngoài trực tiếp thực hiện, thì ít nhất họ cũng đứng sau vụ việc được lên kế hoạch một cách tỉ mỉ và vô cùng bài bản này.
Có nhiều dấu hiệu củng cố cho giả thuyết này.
Thứ nhất, vụ đánh bom dường như không nhằm vào các mục tiêu của Thái Lan mà hướng đến người nước ngoài, vì đền thờ Erawan là một trong những điểm thu hút nhiều du khách Trung Quốc nhất ở thủ đô Bangkok. Theo thống kê, trong số 22 người thiệt mạng có tới 10 người nước ngoài. Riêng Trung Quốc có 7 nạn nhân, gồm 5 người từ Đại lục và 2 người từ Đặc khu hành chính Hong Kong. Đây là một tình tiết rất đáng chú ý vì trước nay, du khách nước ngoài ở Thái Lan thường không bị nhắm tới.
Thứ hai, lâu nay ở Thái Lan chưa có vụ tấn công khủng bố nào có tầm cỡ và mức độ tàn bạo như vụ đánh bom lần này. Thủ phạm đã nhồi tới 3 kg thuốc nổ NTN vào trong một ống tuýp, đồng thời chọn địa điểm là nơi tập trung rất đông người, cho thấy thủ phạm chủ ý gây sát thương cao.
Thứ ba, việc thủ phạm chọn đền Erawan, môt điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng ở Bangkok, cho thấy nhiều khả năng kẻ chủ mưu không phải là người bản địa vì người dân “xứ chùa vàng” xưa nay nổi tiếng tôn trọng Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Dù ở Thái Lan vẫn thường xảy ra đánh bom, nhất là ở miền Nam, nhưng chưa bao giờ các địa điểm tôn giáo hay thờ tự trở thành mục tiêu bị tấn công trực tiếp. Việc thủ phạm chọn đền Erawan không nằm ngoài chủ ý muốn gây tiếng vang càng lớn và reo giắc hoang mang trong cộng đồng khu vực cũng như thế giới.
Với những phân tích và số liệu như trên, hiện có không ít ý kiến nghi ngờ đây vụ tấn công do các phần tử cực đoan ngoại lai thực hiện. Giả thuyết này được củng bố bởi lập luận cho rằng vụ nổ bom tối 17/8 không giống bất cứ một phương thức hành động nào cho tới nay của phe Áo Đỏ cũng như phiến quân ly khai ở miền Nam, cho dù những năm gần đây làn sóng xung đột ở khu vực này có xu hướng bị “Hồi giáo hóa”.
Tuy vậy, nghi ngờ vẫn chỉ là nghi ngờ. Mọi câu hỏi liên quan đến vụ việc sẽ chỉ được thực sự giải đáp sau khi các cơ quan chức năng Thái Lan tìm ra thủ phạm gây án và những thế lực đứng sau các đối tượng này. Tử nay đến lúc đó, điều quan trọng nhất là phải ngăn chặn các vụ việc tương tự tái diễn để người dân “xứ chùa vàng” sẽ không phải chứng kiến thêm những sự việc đau lòng trong tương lai.
Đức Vũ
Theo Dantri
Hai nghi phạm đánh bom Bangkok nộp mình cho cảnh sát?
Hai người đàn ông được nhận dạng là nghi phạm trong vụ đánh bom ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã tự nộp mình cho cảnh sát vào chiều 20.8, cho rằng họ là hướng dẫn viên du lịch, theo BBC.
Hai người đàn ông, một người mặc áo thun trắng, người mặc áo thun đỏ, được xác định là hai nghi phạm trong vụ đánh bom ở trung tâm Bangkok xuất hiện trong một đoạn video camera an ninh - Ảnh: Reuters
Hai người đàn ông này xuất hiện trong một đoạn video camera an ninh ngay trước khi xảy ra vụ đánh bom ở khu vực đền thờ Erawan tại trung tâm thủ đô Bangkok tối 17.8, theo đài BBC (Anh).
Đoạn video từ camera an ninh cho thấy hai người đàn ông, một người mặc áo thun đỏ và người kia áo thun trắng, rời khỏi băng ghế tại đền thờ trước khi nghi phạm chính, mặc áo vàng, đến ngồi xuống băng ghế và để lại ba lô được cho là chứa bom trên băng ghế. BBC sau đó cho hay cả hai đều được loại khỏi diện tình nghi.
Tuy nhiên, AFP dẫn lời ông Prawut Thavornsiri, người phát ngôn cảnh sát, lại cho biết chỉ có một nghi phạm là người Thái (mặc áo thun đỏ) ra trình diện với cảnh sát. Người đàn ông còn lại mặc áo thun đỏ (quốc tịch Trung Quốc) đã rời khỏi Thái Lan một ngày sau vụ đánh bom.
Ông Thavornsiri khẳng định với AFP hai người đàn ông này không liên quan đến vụ đánh bom. Người đàn ông Thái quê ở tỉnh Chiang Mai (Thái Lan) đại diện cho một người bạn thân đưa người đàn ông Trung Quốc đến tham quan đền Erawan, theo ông Thavornsiri.
Tờ Bangkok Post (Thái Lan) thì đưa tin hai người này đã liên lạc với cảnh sát, nhưng không nêu cụ thể họ có đến trình diện tại đồn cảnh sát hay không.
Nghi phạm chính, được cho là người đàn ông nước ngoài mặc áo vàng và đã có hình ảnh truy nã, vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, ông Thavornsiri cho biết.
Vụ đánh bom khiến 20 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Cảnh sát Thái Lan cho hay có ít nhất 10 người bị tình nghi đứng sau vụ đánh bom này.
Trong ngày 20.8, ban đầu ông Winthai Suvaree, người phát ngôn của chính quyền quân sự Thái Lan nói vụ đánh bom này không liên quan đến khủng bố quốc tế. Nhưng sau đó, ông Suvaree cho biết chính quyền Thái Lan không loại trừ khả năng một nhóm khủng bố quốc tế đứng sau vụ đánh bom, đồng thời nói thêm: "Chúng tôi sẽ phải tiến hành điều tra thêm".
Cảnh sát Thái Lan vẫn đang truy lùng các nghi phạm và hiện chưa có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Một gia đình Malaysia mất tới 4 người trong vụ nổ bom tại Bangkok Khi lựa chọn kỳ nghỉ ở Thái Lan đầu tuần này, một gia đình ở Malaysia không thể ngờ rằng họ lại bị mất tới 4 thành viên trong vụ nổ bom kinh hoàng ở thủ đô Bangkok hôm 17/8 Anh Lee Chee Siang cùng con gái đều đã bị thiệt mạng trong vụ nổ (Ảnh: The Malaysian Insider) Gia đình anh Lee...