Đánh bom Bangkok: Thảm kịch đã được cảnh báo trước
Trên Facebook đã xuất hiện lời cảnh báo mọi người phải cẩn trọng khi ở thủ đô Bangkok trong khoảng thời gian từ ngày 14.8 đến 18.8. Lời cảnh báo được đưa ra vào ngày 13.8 – 4 ngày trước vụ đánh bom đẫm máu làm rung chuyển Bangkok khiến hàng trăm người thương vong.
Một phụ nữ cầu nguyện cho các nạn nhân vụ đánh bom đẫm máu thiệt mạng đêm 17.8
Theo Bangkok Post, tài khoản mạng xã hội Facebook tại Thái Lan có tên là Vitchavej Pornpromraksa đã đăng tải thông điệp cảnh báo về một vụ bạo động có thể sẽ xảy ra tại Bangkok chỉ vài ngày trước khi vụ đánh bom đền Erawan khiến ít nhất 20 người thiệt mạng, 125 người bị thương xảy ra và đêm 17.8.
“Khẩn cấp, khẩn cấp, khẩn cấp. Từ ngày 14 đến 18, hãy cẩn thận khi ở Bangkok. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Thông tin này chính xác 86%. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Xin nhắc lại”, thông điệp viết.
Sau khi vụ đánh bom xảy ra, tài khoản Facbook Vitchavej Pornpromraksa tiếp tục đăng tải thông điệp: “Tôi đã bảo mọi người phải cẩn thận rồi mà. Cảm thấy thế nào? Tin tôi chưa? Điều đó đã xảy ra. Hãy kiểm tra xem người của chúng ta có thiệt hại gì không”.
Theo điều tra của cảnh sát Thái Lan, tài khoản Facebook mang tên Vitchavej Pornpromraksa là của ông Pongpob Boonsaree, 36 tuổi.
Anh Pongpob Boonsaree (giữa) xuất hiện trong một cuộc họp báo tại Cơ quan Điều tra Tội phạm Công nghệ cao. Hôm 13.8, anh Pongpob Boonsaree đã đăng tải dòng thông điệp trên Facebook cảnh báo sẽ có chuyện không hay xảy ra ở Bangkok từ ngày 14 đến 18.8.
Pongpob hiện là một nhân viên chính phủ, đồng thời là một người ủng hộ phong trào Áo Đỏ chống đảo chính. Người đàn ông này đã bị cảnh sát triệu tập hôm qua (19.8) để làm rõ liệu anh ta có liên quan đến vụ đánh bom ở Bangkok hay không.
Video đang HOT
Bị thẩm vấn tại Cơ quan Điều tra Tội phạm Công nghệ cao, Pongpob phủ nhận việc mình có liên quan tới vụ tấn công và khẳng định chỉ sao chép thông điệp trên từ trang Facebook của một nhóm chính trị để cảnh báo mọi người. Bản thân anh cũng không biết chính xác chuyện sẽ gì xảy ra.
Pongpob cũng từ chối cung cấp thông tin chi tiết về nhóm chính trị anh ta đề cập đến khi được yêu cầu. Tuy nhiên, anh nhấn mạnh sẽ hợp tác với cảnh sát để điều tra nội dung đăng tải trên trang mà ông này tìm thấy thông điệp cảnh báo.
Trước đó, phát biểu trên sóng truyền hình trực tiếp, Thủ tướng Thái Lan đã lên tiếng cáo buộc “các nhóm chống đối chính phủ ở đông bắc Thái Lan”, ám chỉ phong trào Áo Đỏ ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đứng sau vụ tấn công.
Cảnh sát Thái Lan hôm qua (19.8) cũng công bố phác họa chân dung nghi phạm chính trong vụ đánh bom ở trung tâm Bangkok. Bức ảnh mô tả một nam thanh niên tóc đen, dày và hơi xoăn, với các đường nét gương mặt lai giữa Á-Âu.
Phác họa chân dung nghi phạm chính vụ đánh bom Bangkok
Ngoài ra, cảnh sát Thái Lan cũng cho biết, họ vừa nhận được tin báo, nghi phạm chính trong vụ đánh bom Bangkok nói một ngôn ngữ lạ, không phải tiếng Anh.
“Đó là ngôn ngữ nước ngoài, nhưng không phải tiếng Anh”, Phát ngôn viên cảnh sát Prawut Thavornsiri cho biết khi được phóng viên hỏi nghi phạm đã nói ngoại ngữ nào.
Ông Prawut không nói rõ làm thế nào cảnh sát biết được nghi phạm nói ngôn ngữ lạ. Tuy nhiên, ông cho biết, cảnh sát đã phỏng vấn hai người đi xe ôm gần ngôi đền Erawan và một trong số 2 người xe ôm cho rằng, ông đã chở một người đàn ông có mô tả giống với nghi phạm vụ đánh bom.
Tài xế xe ôm người Thái Kasem Pooksuwan cho biết, người đàn ông được cho là nghi phạm “rất bình tĩnh và nói một ngôn ngữ lạ qua điện thoại di động”.
Tài xế xe ôm 47 tuổi này không tin rằng “người đàn ông xuống xe tại một công viên thành phố Bangkok sau một cuốc xe ngắn là người Thái Lan”.
Theo cảnh sát Thái Lan, nghi phạm chính của vụ đánh bom tại ngôi đền Erawan có thể có đồng phạm.
Hình ảnh từ camera giám sát cho thấy, có ít nhất 2 người khác đã hỗ trợ nghi phạm chính. Tuy nhiên, phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Thái Lan Prawut Thavornsiri thừa nhận, hiện chưa khẳng định được những người này là công dân Thái hoặc người nước ngoài. Cảnh sát Thái Lan đã tuyên bố treo thưởng 1 triệu baht (28.000 USD) cho bất cứ ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ nghi phạm trên.
Theo Phương Đăng (theo Bangkok Post, Straistimes) (danviet.vn)
Có thêm 2 nghi phạm trong vụ đánh bom Bangkok
Cảnh sát Thái Lan ngày 19/8 khẳng định có thêm 2 người đàn ông khác bị camera an ninh ghi hình gần hiện trường vụ nổ tại đền Erawan là nghi phạm thực hiện vụ đánh bom.
Hiện trường vụ nổ tại đền Erawan ngày 17/8 (Ảnh: AP)
"Người mặc áo đỏ và người mặc áo trắng cũng là các nghi phạm", người phát ngôn Prawut Thawornsiri khẳng định trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, với ám chỉ 2 nam giới được thấy trong đoạn băng ghi hình nghi phạm mặc áo thun vàng đang bị truy nã.
Tướng Prawut Thawornsiri nhận định ít nhất một trong các đồng phạm có thể đã ngồi trên băng ghế bên trong ngôi đền Erawan để chờ nghi phạm tới.
Tên còn lại có khả năng đã chỉ cho hắn ta vị trí đặt bom.
Ông Prawut cho biết ông hy vọng nghi phạm chính vẫn còn ở tại Thái Lan, bởi cơ quan hải quan đã được báo động toàn diện tại tất cả các sân bay và cửa khẩu.
Với việc hình ảnh của nghi phạm được công bố, các nhân viên hải quan sẽ có thêm sự hỗ trợ cần thiết.
Trong khi đó, Thủ tướng Chan-o-cha khẳng định Thái Lan không cần sự trợ giúp của bên ngoài để điều tra vụ đánh bom. Ông tin tưởng vào năng lực điều tra của cảnh sát trong việc phá án.
Tòa án phát lệnh truy nã
Ông Prawut cũng cho biết thêm Tòa hình sự Thái Lan đã phê chuẩn lệnh truy nã đối với nghi phạm áo vàng, người được tin là đã đặt bom tại đền thờ Erawan.
Vị tướng cảnh sát khẳng định lệnh truy nã được Tòa hình sự phía Nam phê chuẩn, trên cơ sở đề nghị của cảnh sát hoàng gia Thái Lan.
Theo lệnh truy nã, nghi phạm là một người nước ngoài với nhận dạng dựa trên hình ảnh từ camera an ninh. Người này phải đối mặt với cáo buộc đánh bom và giết người, ông Prawut nói.
Hiện cảnh sát Thái Lan đã treo thưởng 1 triệu baht (28.000 USD) cho những ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ nghi phạm.
Thanh Tùng
Theo Dantri/CNA
Phiến quân Duy Ngô Nhĩ gây ra vụ đánh bom tại Bangkok? Cuộc điều tra của cảnh sát Bangkok nhằm vào vụ đánh bom hôm 17/8 đang tập trung vào động cơ trả thù của các phiến quân Duy Ngô Nhĩ, sau khi chính phủ Thái Lan trục xuất người di cư Hồi giáo từ Trung Quốc hồi tháng 7. Hiện trường vụ đánh bom tại đền Erawan tối ngày 17/8 (Ảnh: Bangkok Post) Trong...