“Đánh bay” cảm giác khó chịu khi say rượu
Làm thế nào để loại bỏ cảm giác khó chịu như váng vất, buồn nôn, khát nước, đau đầu… sau khi uống rượu? Mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn điều đó.
Bắp cải
Tách rời từng lá bắp cải, rửa sạch rồi thái sợi, trộn đều với dấm gạo, đường trắng và một chút muối, để ngấm trong 10 phút là có thể ăn được. Món này có vị thanh, ngọt mát, chua chua, dễ ăn mà lại có tác dụng giải rượu rất tốt.
Mật ong
Trong mật ong có chứa một loại fructose mà phần lớn các loại trái cây không có. Chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình phân giải rượu sau khi hấp thụ vào cơ thể.
Video đang HOT
Trà
Uống trà đặc sau khi bị say rượu. Các tanin trong lá trà có thể làm giảm nồng độ cồn trong rượu khi hấp thụ vào cơ thể.
Những người khi say rượu nhưng vẫn còn tỉnh táo thì có thể tự nhai mía. Với trường hợp nghiêm trọng hơn thì uống nước mía sẽ có thể tỉnh táo hơn.
Vị thuốc Đông y có tác dụng giải rượu
Ô mai: vị chua, tính bình, có lợi cho gan, lá lách, phổi, ruột, đại tràng, có tác dụng kiệm phế sinh tân. Vị chua trong ô mai giúp giải khát, loại bỏ cảm háo nước, khô cổ khi uống quá nhiều rượu. Cho 30g ô mai đun trong nước sôi để uống khi say rượu là bài thuốc Đông y giải rượu phổ biến của người Trung Quốc. Ngoài ra, ô mai có thể dùng để trị ho lâu ngày, tiêu chảy mãn tính, tiểu đường.
Rễ Bạch nha: còn gọi là rễ Nhã thảo, vị ngọt, tính hàn, tốt cho phổi, dạ dày, bàng quang. Vị thuốc này có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt lợi tiểu. Dùng 15 – 30gr rễ Bạch nha trong nước ấm có thể loại bỏ cảm giác mệt mỏi và nôn nao khi say rượu.
Quả dâu: vị ngọt, tính hàn, tốt cho tim, gan, thận, có tác dụng bổ máu, nhuận tràng. Dùng 150gr dâu tươi ép lấy nước uống có thể giải rượu.
Ngoài các vị thuốc trên, Đông y cho rằng rượu có hại cho gan, vì vậy tốt nhất sau khi uống rượu nên làm vài động tác massage đơn giản ở vùng bụng. Làm như vậy cũng có thể giải rượu phần nào.
Theo PLXH
Nước mía tốt cho sức khỏe?
Nước mía từ lâu được xem là cách giúp trị các bệnh như vàng da, chống bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt, đồng thời cải thiện chức năng thận cũng như bảo vệ tim, mắt và não.
Thế nhưng, phát biểu trên tờ Los Angeles Times, Giáo sư Roger Clemens chuyên về ngành dược tại Đại học Southern California (Mỹ), cho biết: "Không có nghiên cứu nào chứng minh những lợi ích trên đối với sức khỏe". Khi được hỏi liệu nước mía có thể giúp giảm đau họng hoặc có cung cấp năng lượng cho cơ thể hay không, giáo sư Clemens nói: "Tôi làm việc trong lĩnh vực này suốt 40 năm và tôi chưa thấy có bất cứ bằng chứng nào liên quan đến các vấn đề trên". Vì thế, theo các chuyên gia, bạn có thể uống nước mía vì bạn thích chứ không nên mong đợi những điều diệu kỳ từ việc uống nước mía.
Theo Thanh niên
Tuỳ tiện dùng thuốc nam: Luôn xảy ra tai biến Nhiều người cho rằng sử dụng thuốc Đông y là vô hại vì thuốc chế biến từ cây cỏ, hoa trái hoặc động vật... nhưng đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Quan niệm "không bổ âm cũng bổ dương" Nghĩ như thế, hiểu thế thật sai lầm và nguy hiểm, vì thuốc Đông y cũng là thuốc và tai biến...