Đánh bay ẩm mốc bên trong xe khi thời tiết mưa nắng thất thường
Sáng nắng, chiều mưa là kẻ thù số 1 gây ra ẩm mốc cho nội thất ô tô. Tài xế nếu không cẩn thận có thể khiến chiếc xe của mình hư hại nặng nề
Nội thất dễ ẩm mốc khi lái xe dưới mưa. Ảnh Kiến Văn
Nhiều người nghĩ có ôtô thì đỡ phải “dãi nắng dầm mưa”. Đúng là vậy nhưng ít ai biết được nỗi khổ của tài xế khi phải lưu thông dưới điều kiện thời tiết này. Hành khách ngồi trên xe đôi khi vì thích ngắm mưa mà hé cửa sổ ra. Vô tình những hạt mưa bên ngoài lọt vào. Gây nên ẩm mốc cho nội thất bên trong.
Rồi khi ở ngoài bước vào, cho dù có mang áo mưa hay che dù thì nước vẫn dính ở áo, quần hay giày dép. Không cẩn thận thì chúng rơi vào những kẻ hở trên xe. Qua một đêm thì cũng rất dễ gây ra ẩm mốc. Lâu ngày thì có mùi hôi khá khó chịu.
Khoang xe kín là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Ảnh Kiến Văn
Nếu như xe vẫn vận hành liên tục thì không sao nhưng khi tắt máy, khoang xe kín, ẩm thì lúc này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Kết hợp với thảm lót sàn hay ghế ngồi bằng chất liệu nỉ hay vải là môi trường mà chúng rất ưa thích.
Video đang HOT
Kết quả là khi bước lên xe, tài xế hay hành khách sẽ choáng bởi mùi khó chịu do ẩm thấp. Chưa kể, nếu tài xế chủ quan để lâu ngày có thể làm hư hại các trang bị bên trong. Sửa chữa rất tốn kém.
Vì vậy, bên cạnh việc hạn chế tối đa nước vào nội thất thì tài xế cần trang bị những kiến thức cần thiết khi đi mưa về. Đầu tiên, thay vì xuống xe, tắt máy liền thì hãy bật điều hòa ở chế độ cao nhất. Điều này sẽ giúp đánh bay hơi nước còn đọng lại bên trong xe.
Trường hợp nước dính trên ghế, vô lăng hay sàn xe thì tài xế nên sử dụng khăn khô sạch để lau. Đối với những loại ghế da thì không nên sử dụng cồn hay các chất tẩy mạnh. Nó sẽ làm hỏng bề mặt của ghế. Nhiều tài xế kinh nghiệm cũng chia sẻ không nên sử dụng dung dịch chuyên dụng quá nhiều. Vừa tốn kém vừa dễ hỏng các chi tiết bên trong xe.
Vô lăng, ghế ngồi là các chi tiết cần chăm sóc kỹ. Ảnh Kiến Văn
Đó mới là cách để làm khô xe, còn để khử mùi hôi bên trong xe thì tài xế có thể sử dụng các túi than hoạt tính để vào một số nơi trên xe. Có thể là dưới ghế ngồi hay nơi hút gió của máy lạnh. Vừa tiết kiệm vừa đỡ mất công.
Ngoài ra, bột baking soda cũng là một lựa chọn không tồi dành cho chiếc xe của bạn. Rắc lên các tấm lót sàn hay bề mặt ghế. Chúng sẽ hút sạch các mùi gây khó chịu bên trong. Hạn chế sử dụng các loại túi thơm, sáp thơm công nghiệp…vì chúng chủ yếu được làm từ các thành phần hóa học. Tác dụng chỉ là lấn át mùi hôi mà không giải quyết triệt để. Chưa kể, ngửi nhiều còn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Hãy chú ý bảo vệ khoang nội thất chiếc xe của mình. Đừng để người khác đánh giá bạn qua mùi hôi của nó. Chưa kể, việc này còn giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí trong việc mang xe đi vệ sinh nội thất hay phải thay thế các trang bị bên trong do hư hỏng.
Làm thế nào để tiết kiệm nhiên liệu ôtô mùa nắng nóng?
Thời tiết nắng nóng dễ khiến ôtô hao nhiên liệu hơn, tuy nhiên, nếu áp dụng những lưu ý sau, tài xế có thể tiết kiệm nhiên liệu ngay cả trong những ngày nắng đỉnh điểm.
Sử dụng điều hoà ôtô đúng cách
Điều hòa ôtô là bộ phận phải hoạt động khá nhiều khi trời nắng nóng, để mang lại sự thoải mái cho người dùng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng điều hòa hợp lý sẽ dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu.
Điều hòa ôtô, bộ phận phải hoạt động nhiều trong mùa nắng nóng.
Để tiết kiệm nhiên liệu trong những ngày nắng nóng, đầu tiên, lái xe cần đỗ xe ở vị trí có mái che, hoặc đỗ xe dưới tán cây râm mát. Trong trường hợp không tìm được chỗ đỗ xe như vậy, người lái nên sử dụng tấm chắn nắng chuyên dụng để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời. Điều này giúp xe không bị quá nóng khi đỗ. Nhờ vậy, mà hệ thống điều hòa không gặp khó khăn trong quá trình làm mát khi xe khởi động.
Ngoài ra, một thao tác cũng rất cần thiết, đó là nên mở hết cửa xe để không khí nóng thoát ra ngoài trước khi khởi động, sau đó, khoảng từ 5 đến 10 phút hãy bật điều hòa và chỉnh mức gió phù hợp.
Thêm vào đó, khoảng 10 phút trước khi dừng xe bạn nên hé cửa kính và tắt điều hòa, tuyệt đối không nên tắt điều hòa và động cơ cùng lúc.
Chú ý cách lái xe
Cách điều khiển ôtô cũng gây ảnh hưởng tới khả năng tiêu hao nhiên liệu của xe. Tuyệt đối không đột ngột tăng tốc rồi phanh gấp, điều này sẽ khiến cho lượng nhiên liệu tiêu tốn hơn 40%.
Để không lãng phí nhiên liệu, các lái xe cần lưu ý giữ đều ga, lái đúng tốc độ và tránh phanh gấp. Thêm vào đó, các lái xe cũng nên tắt máy nếu dừng đỗ xe hơn 30 giây và cài số phù hợp trong khi lái.
Kiểm tra và cung cấp đủ lượng nước làm mát cho xe
Nước làm mát ôtô có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhiệt độ của động cơ xe. Khi xe hoạt động dưới thời tiết nắng nóng, nhiệt độ động cơ dễ dàng tăng cao, thậm chí có thể bị cháy, nổ. Hoạt động khi nhiệt độ động cơ bị quá nhiệt sẽ khiến xe ôtô tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Vì vậy, người lái cần thường xuyên kiểm tra nước làm mát ôtô. Nếu lượng nước làm mát đã cạn kiệt thì cần cung cấp, bổ sung thêm cho đủ.
Nên chuẩn bị một bình nước làm mát trong xe để dự phòng. Theo lưu ý khi thay nước làm mát ôtô, tuyệt đối không sử dụng những loại nước làm mát chất lượng kém hoặc không phù hợp với xe.
7 thói quen lái xe mọi tài xế văn minh cần biết Bất kể bạn là tay lái kỳ cựu hay lái mới trên đường, có những thói quen lái xe tốt mà bất cứ ai ngồi sau tay lái cũng nên tuân thủ và luyện tập hàng ngày và mỗi giây. Lái xe an toàn không chỉ là tuân thủ luật lệ giao thông, mà quan trọng hơn là thái độ, sự chuẩn bị...