Đánh bại cái hại của ghen
Sự thiếu bình tĩnh vì ghen tuông có thể gây ra những hậu quả khó lường. Hãy biết cách kiềm chế cơn ghen của mình.
Sự ghen tuông có thể làm mất đi tình cảm vợ chồng. Khi bạn bắt đầu nghi ngờ chồng mình có những mối quan hệ khác thì 3 cách dưới đây sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc ghen tuông.
Trao đổi với đối phương
Nếu bạn đang phải kìm chế cơn ghen thì không nên nghĩ xấu về đối phương ngay, cần có thời gian để nói chuyện.
Hãy nói cho đối phương biết cảm giác của bạn và tìm cách để xóa bỏ đi chuyện không hay. Bạn chỉ cần đối phương biết rằng bạn đã cố gắng để vượt qua ghen tuông, gây dựng mối thiện cảm.
Trao đổi trực tiếp và thân thiện về điều bạn băn khoăn thay vì nghi ngờ bóng gió (Ảnh minh họa)
Tránh nghi ngờ
Mọi cuộc điện thoại, viết Facebook, Twitter sẽ làm bạn nghi ngờ về đối phương. Sự nghi ngờ làm bạn và chồng bạn phát điên lên. Trừ khi bạn có bằng chứng cụ thể để ghen tuông, không thì sự nghi ngờchỉ càng đẩy chồng bạn đến với người phụ nữ kia mà thôi.
Sự nối lại quan hệ
Hãy nối lại tình cảm xưa, xen vào giữa chồng bạn và đối phương. Như thế họ ít có cơ hội riêng tư hơn. Bạn và đối phương nên cùng tham gia hoạt động này nọ để xây dựng niềm tin, đẩy lùi sự ghen tuông.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những "cuộc chiến" vợ chồng cần giải quyết
Vợ chồng dù yêu thương nhau đến mấy cũng không tránh khỏi những phút bất đồng. Hãy khéo léo để đánh bại những "cuộc chiến" làm vợ chồng rạn nứt.
Video đang HOT
Tìm hiểu về những cuộc khẩu chiến sẽ giúp bạn hiểu hơn về anh ấy.
Liên tục tranh cãi với chồng của bạn không làm cho một cuộc hôn nhân trở nên hạnh phúc, mối quan hệ của hai vợ chồng có thể bị ảnh hưởng xấu nếu bạn duy trì sự tức tối cho đến khi nó không kiểm soát được nữa và "phát nổ". Cách tốt nhất là đi từ thụ động tới tích cực, khi ấy nó thực sự là một giải pháp tối ưu. Có những vấn đề mâu thuẫn nhất định phải được giải quyết càng sớm càng tốt. Hãy cùng xem những điều có lợi cho cuộc hôn nhân của bạn khi bạn tranh luận nghiêm túc với chồng về những vấn đề mâu thuẫn.
Cuộc chiến: Anh ấy luôn bị cuốn vào chiếc máy tính của mình
Sau một ngày dài, bạn muốn được gần gũi với chồng của mình, nhưng anh ấy lại cứ cúi đầu vào máy tính hoặc điện thoại. Thay vì bạn trợn mắt lên để trách cứ anh ấy về việc anh ấy cứ chăm chăm vào cái điện thoại bạn nên thử một cuộc nói chuyện.
Hãy thử trao đổi với anh ấy: "Anh biết không, nếu em và anh đang nói chuyện cùng nhau, nhung rồi anh cứ mải miết với chiếc điện thoại của mình, em có cảm giác như em không hề quan trọng với anh".
Bạn và chồng nên đề ra một số nguyên tắc khi bên nhau để ngăn chặn tình trạng gián đoạn sự gần gũi. Và cả hai người đều soi vào đó để hành động. Trường hợp có thể xảy ra khi trong bữa cơm thân mật gia đình, anh ấy cứ chăm chú vào một bản báo cáo công việc. Nếu đó là vi phạm lần đầu, bạn có thể khéo léo nhắc nhở anh ấy rằng: "Liệu đó có phải là một văn bản quá quan trọng tới mức anh quên rằng chúng ta đang trong một bữa cơm không?". Sự xoa dịu đó của bạn sẽ khiến anh ấy hiểu ra vấn đề và ngừng hành động đó lại.
Nhưng nếu người bạn đời của bạn lặp đi lặp lại tình trạng này nhiều lần, vi phạm quy ước đề ra giữa hai người, khi ấy, một cuộc nói chuyện là thực sự cần thiết.
Hãy thẳng thắn đề nghị anh ấy giúp đỡ khi bạn phải làm quá nhiều việc gia đình (Ảnh minh họa)
Cuộc chiến: Tôi thấy mọi thứ đều đổ dồn hết lên tôi ở mọi lúc, mọi nơi
Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chồng của bạn không quan tâm tới tất cả mọi việc trong nhà. Nhưng vấn đề là ở chỗ anh ấy lại không nhận ra điều đó. Đàn ông thường nhìn nhận mọi việc theo cách khácphụ nữ. Trong khi đó, phụ nữ lại tự tạo ra những gánh nặng, áp lực cho bản thân và cá nhân hóa mọi điều. Chính điều đó tạo ra sự ấm ức ở phụ nữ.
Nếu bạn cảm thấy không được hỗ trợ, hãy nói điều gì đó trước khi bạn bắt đầu tức tối thật sự với chồng của mình. Bạn hoàn toàn có thể hài hước hóa vấn đề để cho nó bớt nặng nề: "Em vẫn biết em là một người phụ nữ "siêu phàm" nhưng em sẽ "siêu phàm" hơn nữa nếu có thêm sự giúp đỡ của anh". Sau đó nếu cần, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ thêm của những giọt nước mắt, dám chắc, anh ấy sẽ "ngoan ngoãn" giúp đỡ bạn.
Còn nếu bạn không thể giữ được sự hài hước sau hàng loạt những bực dọc, bạn hãy bắt đầu câu chuyện ở mức độ căng thẳng thấp nhất: "Sẽ tốt cho em hơn rất nhiều nếu anh giúp em những điều này mỗi tuần mà không cần sự nhắc nhở của em". Hãy nói với anh ấy rằng, điều đó sẽ khiến vợ cảm thấy mình là người hạnh phúc hơn khi có một người chồng tuyệt vời.
Cuộc chiến: Lẽ ra anh ấy cần phải đi khám bác sĩ
Bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi khi chồng lười biếng ngay cả việc đi khám bác sĩ về tình trạng sức khỏe không ổn định của anh ấy. Nếu sự thuyết phục của bạn vẫn khiến anh ấy "tảng lờ", bạn hãy nhờ tới sự giúp đỡ của bố mẹ.
Bạn hãy cố gắng tìm ra nguồn gốc của việc vì sao chồng bạn tránh không muốn đi gặp bác sĩ. Thông thường, khi anh ấy không muốn tới bác sĩ vì họ rất sợ phải nghe những thông tin không tốt liên quan tới sức khỏe của mình. Hỏi về tình trạng của mình, sau đó là phương pháp điều trị như thế nào là điều mà chồng bạn cảm thấy sợ hãi nhất.
Vợ chồng không nên tranh luận trước mặt con cái (Ảnh minh họa)
Bạn hãy nói rõ ràng với chồng mình đối diện với vấn đề là cách tốt nhất. Hãy khen ngợi cho hành động dũng cảm khi đi khám bác sĩ của anh ấy. Khi bạn tập trung vào việc thuyết phục anh ấy làm điều đó, bạn dồn tình yêu, sự quan tâm tới anh ấy, chắn chắn anh ấy sẽ cảm thấy tự tin hơn.
Cuộc chiến: Đừng làm mất quyền uy của em trước mặt các con
Sẽ thực sự là khó khăn trong việc dạy dỗ nghiêm túc con cái khi chúng chứng kiến chồng bạn phủ định hoàn toàn một trong những ý kiến hay quyết định của bạn. Nó có thể đơn giản như việc anh ấy cho con trai chơi game thêm sau khi bạn đã yêu cầu con dừng lại. Nhưng nếu điều đó cứ lặp đi lặp lại, nó không còn đơn giản nữa, những đứa trẻ sẽ vì thế là phản ứng lại quyết định của bạn.
Bạn hãy thử trao đổi với anh ấy: "Con cái chúng ta biết nó sẽ trở nên vòi vĩnh hoặc không tôn trọng yêu cầu của em nữa khi anh tạo điều kiện cho các con làm điều ngược lại so với yêu cầu". Hãy đặt nó vào trường hợp nếu là người phụ huynh khác, người ta cũng sẽ cảm thấy như thế. Bạn có thể thảo luận về phong cách khác nhau trong việc nuôi dạy con cái khi những đứa trẻ không có ở đó, nhưng trước mặc các con, cả hai vợ chồng nên thống nhất.
Cuộc chiến: Anh ấy vung tay quá trán, tiêu xài hoang phí
Trước khi bạn trách cứ chồng mình chi tiêu không tiết kiệm, bạn nên cân nhắc về động cơ của chồng. Có thể anh ấy có những lí do để làm thế, thậm chí, nó là phù hợp, là sự tận hưởng cho những cố gắng mà anh ấy đã làm trong công việc khó khăn của mình. Tuy nhiên, bất cứ điều gì liên quan đến tiền bạc cũng luôn cần phải công khai minh bạch với nhau.
Có thể bạn muốn tiết kiệm trong hiện tại để lưu lại dành cho tương lai. Bạn hãy thảo luận với người bạn đời mức độ bao nhiêu cho những sinh hoạt và chi tiêu cho gia đình là hợp lí. Và yêu cầu anh ấy cần phải biết để dành một khoản nhất định cho tương lai. Tất nhiên, để đưa ra một con số hợp lí, bạn cần lắng nghe, tham khảo ý kiến của anh ấy.
Cần trao đổi thẳng thắn vì nam giới không hẳn lúc nào cũng nhận ra vấn đề (Ảnh minh họa)
Cuộc chiến: Anh ấy làm việc quá nhiều
Chồng của bạn có thể phải làm thêm giờ theo yêu cầu của cấp trên hoặc đơn giản là anh ấy thích như vậy, đặc biệt là trong những môi trường làm việc khó khăn và điều đó làm cho bạn cảm thấy ấm ức. Bạn cảm thấy anh ấy không còn quan tâm tới mình và bạn thấy cô đơn.
Nhưng nếu bạn tức tối nói rằng: "Anh hãy thôi cái kiểu làm việc quá nhiều ấy đi" điều ấy sẽ chẳng tạo ra hiệu quả gì. Chồng bạn sẽ chỉ thấy bạn không tôn trọng những gì mà anh ấy đang cố gắng làm. Thay vào đó, bạn nhấn mạnh rằng, bạn nhớ anh ấy và đề xuất một số ý kiến để có thời gian cho nhau như việc dành buổi đêm trọn vẹn cho nhau hoặc cùng nhau luyện tập tại phòng tập thể dục.
Cuộc chiến: Anh không thể để gia đình, bạn bè của anh đối xử với em như thế
Sẽ không thể tránh khỏi một lúc nào đó, một trogn những người bạn bè hoặc người thân của anh ấy xúc phạm hoặc làm bạn bị tổn thương và chồng bạn lại dường như không đứng về phía bạn và nó thực sự khiến bạn "bốc khói" vì tức giận. Nhưng vấn đề là ở chỗ, chồng bạn thậm chí còn chẳng nhận ra điều đó. Cách tốt nhất là bạn nên thảo luận với anh ấy để tránh điều đó xảy ra một lần nữa trogn tương lai. Anh ấy sẽ hiểu ra vấn đề và biết cách điều tiết cách ứng xử của mọi người với bạn.
Cuộc chiến: Anh ấy liên tục phàn nàn
Mọi người đều có thể phạm phải một lỗi nào đó nhưng nếu chồng của bạn khôn ngừng cay ca, phàn nàn về sai lầm của bạn, xóa đi những niềm vui giữa hai vợ chồng, bạn nên "khiếu nại" việc đó.
Lắng nghe ý kiến của chồng về vấn đề tiết kiệm chi tiêu trong gia đình (Ảnh minh họa)
Khi chồng bạn than phiền, bạn hãy lắng nghe nhưng sẽ là hợp lí nếu nó chỉ diễn ra trong một giới hạn nhất định. Anh ấy có thể không tự biết rằng mình là một người lắm lời tới mức nào. Vì vậy, trong lúc anh ấy ngưng nghỉ việc ca thán, bạn hãy giữ một nét mặt tươi vui và sau đó nói với anh ấy, bạn hiểu vấn đề rồi anh ấy không nên nói đi nói lại mãi về nó.
Cuộc chiến: Anh chỉ thể hiện tình cảm của mình với vợ để đánh lừa mọi người xung quanh mà thôi
Trước tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao anh ấy lại làm như vậy. Anh ấy kết hôn với bạn có phải vì tình yêu hay không. Nếu không có tình yêu hoặc không phù hợp rất có thể đó là nguyên nhân cho những hành động đó. Và sẽ trở nên tồi tệ nếu bạn tức giận trút lên anh ta, bạn càng căng thẳng, càng giết chết tình cảm của anh ấy.
Giải pháp hãy dành cho nhau những đêm quan hệ tình dục tuyệt vời, nó là cách để gắn kết tình cảm và thể hiện rằng cả hai vợ chồng vẫn còn yêu thương nhau. Nhưng điều đó chưa phải là tất cả. Bạn nên cho anh ấy biết rằng, bạn cần có thêm cả sự kết nối yêu thương bên ngoài phòng ngủ nữa: "Khi anh nắm tay hoặc ôm em, nó nhắc cho em thấy rằng anh thực sự rất yêu em".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đánh bại "chướng ngại vật" để tiếp cận nàng - Đôi khi việc tán tỉnh hay chinh phục cô nàng mà bạn để ý lại không khó khăn bằng việc "dẹp" được nhóm bạn vây xung quanh nàng. Hãy chứng tỏ bản lĩnh của mình khi ấy. Bạn vô tình bắt gặp một cô nàng khiến bạn không thể rời mắt ra được. Vấn đề đặt ra là xung quanh cô ta...