Đánh bại 60 vạn quân xâm lược: Không thể chỉ là “cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới”

Theo dõi VGT trên

Hơn 40 năm đã qua kể từ cuộc chiến tranh biên giới. Đó là tuổi trẻ của chúng tôi, của rất nhiều thế hệ.

Nhưng con tôi và nhiều bạn trẻ ngày nay biết rất ít về cuộc chiến tranh đánh bại 60 vạn quân xâm lược ấy – và đó là lỗi tại tôi, tại chúng ta. Hiểu lịch sử là điều thật sự quan trọng, để sống, để ứng xử cho hiện tại và tương lai.

Tôi từng là một người lính có đến 8/10 năm tham gia phục vụ chiến đấu vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Tháng 8.1978, ngày tôi nhập ngũ là ngày cả nước làm lễ truy điệu liệt sỹ Lê Đình Chinh bị quân Trung Quốc cố ý khiêu khích rồi sát hại anh ở một đồn biên phòng giáp biên giới Trung Quốc. Không khí cả nước lúc đó rất lạ. Thanh niên sục sôi tình nguyện lên đường nhập ngũ để ra biên giới (cả phía Tây Nam và cả phía Bắc). Tôi là trường hợp trong diện tạm hoãn vì nhà có mình tôi là con trai.

Theo quy định của Chính phủ, nếu người con trai này tốt nghiệp đại học hoặc là nhân viên hành chính bậc 6, hoặc là công nhân lành nghề bậc 5 đã đi làm thì được tạm hoãn nhập ngũ, dù người này có chị em gái. Nhưng tôi vẫn chấp nhận lên đường, tuyệt nhiên không nại vì có chính sách mới ban hành mà xin ở lại. Tôi suy nghĩ rất đơn giản. Có thể tình hình đang rất căng thẳng, quân thiếu. Mình là một người làm báo Đoàn, lại còn rất trẻ. Đây cũng là sự thử thách với bản thân. Và tôi có quyết định dứt khoát. Ngày đó hầu như đều là như thế. Rất ít ai trốn, né tránh nhập ngũ…

Sự đóng góp của tôi không đáng bằng hạt cát so với biết bao người khác trong quân ngũ. Tôi rất buồn khi nghĩ đến chuyện này. Tôi may mắn hơn vô số bạn bè, đồng đội tôi bởi còn được tận hưởng cuộc sống yên bình như hôm nay. Còn họ thì đã ngã xuống, nhưng sử sách viết về họ lại chưa tương xứng chút nào.

Tôi năm nay cũng đã gần 65 tuổi. Các con tôi, chúng đều rất lơ mơ về lịch sử dân tộc giai đoạn này. Lý do rất đơn giản mà trách nhiệm này là từ ai. Là do chính tôi, do chính chúng ta, đã không lên tiếng đủ, đã để sách lịch sử, sách giáo khoa viết về cuộc chiến ấy quá ít ỏi.

Tôi còn nhớ, dịp kỷ niệm này năm ngoái, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ Quốc – 40 năm nhìn lại”.

Lúc đó đã có nhiều tranh luận ngay từ cái tên hội thảo, về việc chúng ta đã nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới đủ chưa, đúng chưa, tương xứng chưa. Đó là một cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động với quy mô cực lớn, là cuộc chiến tranh mà chúng ta bảo vệ biên cương Tổ quốc, không chỉ là cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới.

Khai mạc Hội thảo, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam khi đó cũng nói rằng, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ tháng 2/1979 đến tháng 9/1989 là một sự kiện không thể nào quên của mọi người dân Việt Nam.

Đánh bại 60 vạn quân xâm lược: Không thể chỉ là cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới - Hình 1

Báo Nhân Dân đăng tải về chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc năm 1979. (Ảnh tư liệu)

Video đang HOT

Sử sách của chúng ta ghi rõ, ngày 17/2/1979, 60 vạn quân xâm lược bành trướng Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới phía Bắc, từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh), với tổng chiều dài biên giới là hơn 1.400 km.

Nơi quân Trung Quốc tràn sâu nhất vào lãnh thổ Việt Nam có lẽ phải nhắc đến địa danh Đèo Tài Hồ Sìn, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Nếu tính theo đường giao thông bộ, đèo này cách đường biên giới những 84 km. Nếu tính theo đường xuyên rừng cũng khoảng trên 40 km. Như vậy để thấy rằng, quân xâm lược đã vào đất nước ta sâu đến cỡ nào. Đó là chưa nói các tỉnh khác như Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên… quân bành trướng Trung Quốc cũng đều tiến vào sâu lãnh thổ Việt Nam vài ba chục km.

So với cuộc xâm lược gần nhất của người Phương Bắc trong lịch sử, nhà Thanh đưa 29 vạn quân vào nước ta – theo nhà Tây Sơn – Quang Trung xác định, còn theo tuyên bố của tướng nhà Thanh Tôn Sĩ Nghị là 50 vạn, thì cuộc chiến tranh biên giới 1979 đối phương huy động binh hùng tướng mạnh hơn nhiều.

Nhân dân Việt Nam ta, trước hết là quân và dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc, đã kiên cường anh dũng đánh trả để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc và giành nhiều thắng lợi vang dội. Theo báo Nhân Dân ngày đó (20/3/1979) từng công bố, quân xâm lược Trung Quốc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu khoảng trên 62.500 quân. Đó là “một chiến công hiển hách ghi vào lịch sử của dân tộc ta”.

Ấy thế mà phía Trung Quốc vẫn mạnh miệng tuyên bố rút quân về nước là do đã thực hiện thành công kế hoạch “dạy cho Việt Nam một bài học” như tuyên bố của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình sau cái gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam” (Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến – từ họ dùng) chứ họ đâu có xâm lược đất nước ta! Cho đến bây giờ, Trung Quốc vẫn một luận điệu rằng họ “chỉ tự vệ” chống trả cuộc tấn công của Việt Nam.

Một điều cần nhớ, cuộc chiến tranh hiển hách nói trên phải xem như được kết thúc vào năm 1989, vì Trung Quốc tuy rút quân về nước, nhưng nhiều năm sau vẫn đêm ngày tiếp tục nã đạn, bắn tỉa, gài mìn… sang đất của phía chúng ta, mà đỉnh điểm chính là mặt trận Vị Xuyên, thuộc tỉnh Hà Giang bây giờ.

Và dù chúng ta có một chiến thắng hiển hách, thế nhưng tổn thất về người và của của dân tộc ta tất nhiên cũng không nhỏ. Cho đến nay, nhiều ngàn cán bộ, chiến sỹ quân đội và dân quân tự vệ địa phương của chúng ta đã nằm xuống mãi mãi mà vẫn chưa tìm thấy hài cốt.

“Với thắng lợi này, quân và dân Việt Nam đã viết tiếp trang sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc, bảo vệ bờ cõi, giữ vũng nền hòa bình, độc lập dân tộc của đất nước” – Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Nguyễn Quang Thuấn đã kết luận tại Hội thảo.

Tuy nhiên, trên giá sách lịch sử hay trong sách giáo khoa dạy cho học sinh, chúng ta chưa thấy các nhà viết sách tôn vinh “những trang sử hào hùng” với 10 năm và bao người đã anh dũng hy sinh khi ấy một cách tương xứng với tầm vóc của nó. Chúng ta chưa nói để hậu thế hiểu sâu sắc và đầy đủ về cuộc chiến tranh ấy, về cha ông đã chiến đấu, đổ máu và chiến thắng như thế nào để bảo vệ Tổ Quốc.

Tôi có đọc một bài báo cũng dịp này năm ngoái của Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông được cử làm chủ biên chương trình lịch sử sách giáo khoa phổ thông của Bộ Giáo dục Đào tạo.

Ông có chỉ rõ: “Trong sách giáo khoa lịch sử hiện hành (bản in năm 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam), lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc được trình bày ở cuốn Lịch sử 12, tại mục II “Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975-1979)” của Bài 25 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)” với dung lượng 3 đoạn, 6 câu, 13 dòng”, chỉ đề cập ngắn ngủi một tháng đầu của cuộc chiến đến khi Trung Quốc rút về nước ngày 18/3/1979.

Trong khi đó, toàn bộ quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông hầu như không hề được đề cập trong sách giáo khoa

Nếu các nhà viết sử, các nhà biên soạn sách giáo khoa lịch sử không viết một cách trung thành và đúng tầm của cuộc chiến tranh ấy thì những thế hệ tiếp theo sẽ càng lơ mơ. Có lẽ nào chúng ta cam tâm để một khoảng trống lớn trong chính sử? Những chiến thắng vĩ đại, những mất mát không gì bù đắp được, luôn là bài học sâu sắc cho chính chúng ta, cho các thế hệ sau này.

“Nếu chúng ta bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn ta bằng đại bác” – đã có một câu danh ngôn như thế. Chúng ta học sử là để ứng xử cho hiện tại, cho tương lai, để không bao giờ cho phép lặp lại một cuộc chiến tranh mà mất mát đau thương nhiều nhất luôn là người dân, dù ở bên nào.

Tôi nói lên những điều này vì tuổi trẻ của những đồng đội tôi, cuộc sống của những đồng bào tôi đã bị cuộc chiến cướp mất, vì “lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương”. Tôi hiểu rằng, 41 năm đã trôi qua, thế giới đã có nhiều biến đối. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được bình thường hóa và đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dù còn có những trở ngại cần vượt qua…

Sử sách viết sao cho trung thực, không phải khoét sâu mốt hận thù, mà chỉ để nhắc lại một sự thật lịch sử, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã là như thế…

Theo danviet.vn

Bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và những bài học trong thời đại ngày nay

Nhắc lại cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979 để các thế hệ mai sau trân trọng giá trị của hòa bình, hiểu rõ tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu và thấy được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trong thời đại ngày nay.

Bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và những bài học trong thời đại ngày nay - Hình 1
Bộ đội biên phòng Cao Bằng tuần tra thác Bản Giốc

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã lùi xa vài thập kỷ kể từ ngày 17-2-1979, khi 600.000 quân Trung Quốc tràn qua biên giới tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km. Bốn thập kỷ cũng là quãng thời gian đủ để một thế hệ sinh ra, lớn lên, thậm chí là quá nửa đời người.

Lịch sử minh định tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu

Với lịch sử, bốn thập kỷ trôi qua như chớp mắt. Nhưng dù nhìn nhận ở góc độ nào thì cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của chúng ta sau bốn thập kỷ đã có đủ khoảng lùi để nhìn nhận khách quan, toàn diện hơn tầm vóc ý nghĩa lịch sử của nó. Đặc biệt, có một điều không thể bào chữa hoặc bóp méo, đó là tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến. Lịch sử còn giúp tưởng nhớ, tôn vinh và nhắc nhở chúng ta trách nhiệm ghi tạc, tri ân công ơn của những anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đã cống hiến, hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đó là một trang ký ức bi tráng, hào hùng trong lịch sử dân tộc hơn 4.000 năm giữ nước và dựng nước.

Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc ngày nay đã được bình thường hóa, khôi phục và phát triển nhanh chóng. Hai nước đã thiết lập mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và chân thành mong muốn thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, ngày càng đi vào chiều sâu.

Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng đất nước sau này. Lịch sử cho thấy, việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Nhưng sự thật lịch sử là không thể bóp méo hoặc đảo ngược. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979 là cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia. Cuộc chiến đấu này cần được lịch sử ghi lại để thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về sự quả cảm của thế hệ đi trước trong bảo vệ chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá.

Dù hơn bốn thập kỷ đã trôi qua, nhưng trong mỗi lần gặp mặt, nhắc lại cuộc chiến đấu tháng 2-1979, những cựu chiến binh, những người con từng quên mình vì Tổ quốc ngày ấy giờ vẫn nhớ như in từng mỏm núi, con đèo, khe sâu... nơi họ đã bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của quê hương, đất nước. Nhắc lại cuộc chiến đấu này và những gì xảy ra ở biên giới phía Bắc năm 1979, để các thế hệ mai sau trân trọng giá trị của hòa bình. Bởi cả nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đều mong muốn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trong tình hình mới đang đứng trước những cơ hội thuận lợi và không ít khó khăn, phức tạp, thách thức đan xen. Tư duy về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cũng đòi hỏi một tầm mức cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn. Mà theo đó, "kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc" vừa là mục tiêu, vừa là quan điểm xuyên suốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bộ Chính trị (khóa XII) ngày 28-9-2018, đã ban hành Nghị quyết 33-CT/TW về việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Đây là một chiến lược chuyên ngành nằm trong hệ thống chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến lược ra đời đã đề cập nhiều nội dung quan trọng, trong đó nội hàm tư tưởng đã thể hiện rõ sự thấu suốt quan điểm, đường lối quốc phòng, an ninh, đối ngoại và các chiến lược quân sự, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Đảng ta trong tình hình mới.

Chiến lược đã xác định được một hệ thống các quan điểm chỉ đạo, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đối với biên giới trên đất liền, biển, đảo của Tổ quốc. Trong đó, tiếp tục khẳng định quan điểm: "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ở khu vực biên giới...". Quan điểm này, có vị trí, vai trò rất quan trọng, nhưng không phải bây giờ mới có mà đã được đúc kết từ thực tiễn lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và được đề cập trong các nghị quyết đại hội của Đảng, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược quân sự, quốc phòng, an ninh.

Trao truyền, giáo dục các thế hệ đời sau

Nhắc nhở cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc là dịp để mỗi chúng ta cùng nâng cao nhận thức, hành động đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đây cũng là dịp trao truyền, giáo dục các thế hệ đời sau hiểu rõ lịch sử, hiểu rõ trách nhiệm tiếp nối cơ đồ, giang san của cha ông để lại, tiếp nối truyền thống anh hùng của dân tộc. Nhắc nhở lịch sử cuộc chiến đấu để người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân thế giới hiểu rõ tính chính nghĩa của Việt Nam trong bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia - dân tộc.

Bởi vậy, việc cung cấp thông tin quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ trên bộ, chủ quyền trên biển với các nước láng giềng, trong khu vực, cần làm một cách kịp thời, chính xác trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Có như vậy, chúng ta mới tạo sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển và bảo vệ đất nước trong tình hình mới.

Ở vị thế Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam có thêm cơ hội để xây dựng, củng cố niềm tin chiến lược với quốc tế, khẳng định tính chính nghĩa trong quá trình đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc. Điều này là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay và những năm tiếp theo khi tình hình thế giới, khu vực vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, phức tạp, khó lường.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
Bức ảnh trước khi nổi tiếng mà Lý Tử Thất muốn xé bỏ
13:59:27 20/11/2024
Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"
14:02:49 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024

Tin mới nhất

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Có thể bạn quan tâm

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!

Sao châu á

19:52:23 20/11/2024
Vào chiều ngày 20/11, Song Joong Ki thông báo anh đã lên chức bố lần 2. Được biết, con thứ 2 của vợ chồng tài tử là 1 bé gái. Cả mẹ và em bé đều có sức khỏe ổn định.

1.000 ngày chiến sự và dự báo tương lai xung đột Nga - Ukraine

Thế giới

19:52:21 20/11/2024
Trong suốt hơn 3 năm xung đột, quy mô thiệt hại đã quá lớn đến mức không thể khôi phục toàn bộ công suất của hệ thống năng lượng trước khi bắt đầu mùa sưởi mới.

Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng

Netizen

19:51:34 20/11/2024
Tôi là một cậu bé miền núi bình thường với điều kiện gia đình trung bình. Cha tôi là công nhân, còn mẹ tôi kiếm sống bằng nghề nông ở làng

Độc đạo - Tập cuối: Kết đẹp dành cho Hồng và Diễm

Phim việt

19:48:48 20/11/2024
Trải qua muôn vàn thử thách của số phận, Hồng và Diễm thực sự hiểu nhau, thấu hiểu từng nỗi đau của đối phương mà từ đó cũng dành tình yêu cho nửa kia.

Rời Trung Quốc, Oscar sẽ đối đầu Messi?

Sao thể thao

19:35:08 20/11/2024
LA Times đưa tin ban lãnh đạo LAFC muốn biến Oscar trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất tại giải Nhà nghề Mỹ (MLS) ở mùa giải 2025.

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"

Sao việt

18:56:53 20/11/2024
MC Kỳ Duyên tiết lộ thêm về bản thân mình, rằng ngoài các công việc từng làm như nhiếp ảnh gia, MC, ca hát, kinh doanh, diễn viên, cô còn làm cả thiết kế trang sức đá quý.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.