Dành 25 năm trang trí nhà với gần 10.000 bát đĩa cổ, người đàn ông Việt Nam lên báo nước ngoài
Trang Odditycentral hôm 4/8 đã đưa tin về Nguyễn Văn Trường – người đàn ông ở Vĩnh Phúc (Việt Nam) sở hữu căn nhà được trang trí bằng gần 10.000 bát đĩa cổ.
Theo trang tin này, Nguyễn Văn Trường (58 tuổi) bắt đầu đam mê đồ gốm sứ cổ vào năm 1986, một năm sau khi xuất ngũ và trở về quê nhà ở làng Kiều Sơn, Vĩnh Phúc.
Thời gian đó, ông Trường đang làm thợ mộc và may mắn có cơ hội được mời vẽ bàn ghế tại nhà của một người sưu tầm đồ cổ ở địa phương. Đây cũng là người đầu tiên truyền cảm hứng cho ông Trường về vẻ đẹp của bát đĩa gốm sứ truyền thống.
Vì quá hứng thú với những đồ vật này, ông Trường quyết định chuyển nghề, trở thành một nhà sưu tầm. Không chỉ vậy, ông còn sẵn sàng chi toàn bộ số tiền mình có để sưu tập được nhiều đồ nhất có thể. Thậm chí, ông còn vay mượn từ hàng xóm, người thân và bạn bè để thỏa mãn đam mê của mình.
Ông Nguyễn Văn Trường bên căn nhà được trang trí bằng gần 10.000 bát đĩa cổ của mình.
Video đang HOT
Ông rong ruổi khắp mọi miền đất nước, hễ nghe thấy nơi nào có người đang rao bán bát đĩa sứ là ông liền tới. Những đồ vật thu thập được ông cất trong ba lô trong nhiều tuần, đôi khi là vài tháng. Dù mọi người xung quanh, và cả người nhà không ủng hộ nhưng ông vẫn quyết theo đuổi đam mê của mình.
Được biết, kế hoạch ban đầu cả ông Trường chỉ là mua lại những món đồ gốm sứ rồi bán chúng đi để kiếm lời. Vậy nhưng, khi biết những món đồ này sẽ được bán ra nước ngoài, gây nên tình trạng “chảy máu đồ cổ”, ông quyết định giữ lại chúng cho đến khi tìm được mục đích chính đáng để sử dụng.
Phía ngoài ngôi nhà đầy bát đĩa cổ của ông Trường.
Ông Trường chia sẻ rằng, ông rất sợ bộ sưu tập của mình sẽ bị đánh cắp hoặc vỡ nếu để ở nhà. Ông thậm chí còn lo lắng tới những tình huống như nhà sập hay người nhà sẽ bán rẻ chúng. Do đó, để đảm bảo bộ sưu tập của mình sẽ trường tồn theo thời gian, ông quyết định gắn tất cả chúng lên tường nhà của mình.
“Tôi nghĩ cách duy nhất để bảo vệ di sản của tổ tiên chúng ta là gắn chúng lên các bức tường trong nhà,” ông cho hay. Nghĩ là làm, vào một buổi tối, ông đã trộn vữa rồi đính một số chiếc bát sứ trong bộ sưu tập lên tường nhà, sau đó chuyển dần sang gắn lên hàng rào và cổng.
Các bức tường phía trong ngôi nhà của ông Trường cũng được gắn đầy bát đĩa sứ.
Ngôi nhà hiện tại của ông Trường được bao phủ bởi gần 10.000 đĩa, bát và bình sứ. Các hình ảnh về ngôi nhà độc đáo này cũng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Nhà sưu tầm này còn cho biết thêm, đa số những mảnh bát đĩa này trông đều rất đẹp và rẻ nhưng thực chất, một số bát đĩa có từ tận thế kỷ 17 và 18.
Tuy nhiên, ông không mảy may quan tâm tới giá trị vật chất của những chiếc đĩa này. Điều mong muốn duy nhất của ông là giữ gìn nét đẹp văn hóa của đất nước. Vì thế, ông đặc biệt dặn dò các con rằng họ không được bán hoặc phá hủy ngôi nhà sau khi ông qua đời, đồng thời có thể chọn sống tiếp trong căn nhà này hoặc tự xây nhà của mình.
Phát hiện loạt căn phòng 2.000 năm tuổi trên vách đá
Những căn phòng bí ẩn, không cao quá 1,2 m, không có hình trang trí và nhiều khả năng mang ý nghĩa tôn giáo quan trọng.
Các phòng bí mật nối với nhau bằng ô cửa hẹp khoét qua tường đá. Ảnh: Ancient Origins.
Nhà khảo cổ Mohammed Abd Al-Badea cùng đồng nghiệp tìm thấy nhiều lối vào bí ẩn ở phía trên cao một vách đá trong thung lũng gần nghĩa địa hoàng gia cổ Umm Al-Qaab, Abydos, Ancient Origins hôm 18/7 đưa tin. Nhóm chuyên gia đang tiến hành tìm kiếm bằng chứng về hoạt động của con người từ thời tiền sử đến hiện đại trong khu vực dài 8 km ở sa mạc phía tây thành phố Abydos. Dự án vẫn đang trong giai đoạn đầu.
Các lối vào dẫn đến nhiều căn phòng đá và chúng có khả năng mang ý nghĩa tôn giáo, theo Mostafa Waziri, tổng thư ký Hội đồng Tối cao Khảo cổ học Ai Cập. Một số lối vào chỉ dẫn đến một phòng, số khác dẫn đến cụm hai, ba hoặc năm phòng. Các phòng nối với nhau bằng ô cửa hẹp khoét qua tường đá.
Đa số phòng không cao quá 1,2 m và không được trang trí. Tuy nhiên, chúng có những hốc nông, bậc, rãnh hình tròn hoặc vết lõm dưới sàn. Vị trí trên tường, ngay dưới trần, có nhiều hố nhỏ khả năng cao là vết dây thừng hoặc tay nắm. Một số phòng được khoét rộng ra từ đường hầm tự nhiên trong vách đá. Những đường hầm này hình thành do nước chảy qua hàng nghìn năm.
Nhóm chuyên gia không tìm thấy bằng chứng các phòng đá dùng để chôn cất, có vẻ chúng không phải hầm mộ. Dấu vết liên quan đến mục đích sử dụng của chúng vô cùng khan hiếm. Hình chạm khắc trang trí duy nhất là hai nhân vật nhỏ và kỳ lạ nằm cạnh một lối vào.
Trong một căn phòng, các nhà khoa học tìm thấy dòng chữ ghi lại ba cái tên: Khuusu-n-Hor, mẹ của anh ta - Amenirdis, người bà Nes-Hor. Những cái tên này cùng một số đồ gốm cho thấy các phòng đá có thể tồn tại từ thời Ptolemaic, còn gọi là thời kỳ Ai Cập thuộc Hy Lạp, tồn tại từ năm 332 đến năm 30 trước Công nguyên.
Matthew Adams, chuyên gia tại Viện Mỹ thuật thuộc Đại học New York, cho rằng có thể những căn phòng đá mang ý nghĩa tôn giáo quan trọng. Nguyên nhân là chúng nằm trong mảnh đất linh thiêng Abydos và có vị trí trên vách đá cao, khó tiếp cận.
18 người thẩm mỹ kém nhưng vẫn thích thể hiện trình độ trang trí và biến nhà mình thành trò cười Gia chủ toàn người vui tính. Khi bạn xem tất cả những thứ liên quan đến sửa nhà, trang trí nhà trên MXH, toàn bộ quá trình trông có vẻ rất nhanh chóng và đơn giản. Thế nhưng đằng sau mọi thành công đều có những nỗ lực và trái đắng mà không phải ai cũng thấu. Và tất nhiên, có những người...