Đang vẽ rõ đẹp thì… cụt hứng, sinh viên Mỹ thuật tạo ra những bức tranh xấu “ma chê quỷ hờn”, chấm 0 điểm không oan tí nào
Các bạn học sinh dưới đây cần trau dồi nhiều hơn nếu muốn tiếp tục gắn bó với chuyên ngành Mỹ thuật.
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều phụ huynh cho con theo học chuyên ngành Mỹ thuật thay vì các ngành học phổ biến như bác sĩ, kĩ sư, kinh tế… Để thi vào các trường đại học Mỹ thuật, bên cạnh các bài kiểm tra kiến thức phổ thông, sinh viên phải trải qua hàng loạt bài thi đầu vào, đánh giá năng lực hội họa và thẩm mỹ.
Do tính đặc thù của sinh viên ngành Mỹ thuật nên trước mỗi kỳ thi đại học, nhiều gia đình Trung Quốc đã cho con đi thi thử tại một số đại học ở địa phương. Đây cũng là nơi “ra lò” những bức tranh dở khóc dở cười, khiến cộng đồng mạng không khỏi thắc mắc, với khả năng vẽ tranh như vậy thì các bạn học sinh dự định thi đại học kiểu gì đây.
Chuyện là trong một kỳ thi thử hội họa, học sinh được yêu cầu vẽ lại chân dung một bé gái. Những bài thi phác họa nhân vật được xem là phần thi “ăn điểm” của học sinh Trung Quốc, thế nhưng nhiều học sinh đã bị đánh trượt thẳng thừng vì những tác phẩm không ra đâu vào đâu của mình.
Đề bài gốc được giáo viên yêu cầu vẽ lại:
Đề bài yêu cầu học sinh vẽ lại chân dung cô gái
Nhưng bài làm của thí sinh lại… tệ thế này. Nhiều người không còn nhận ra cô gái ban đầu với những đường nét xinh xắn nữa. “Cháu mình học mẫu giáo còn vẽ đẹp hơn thế này nhiều” – một cư dân mạng thẳng thừng nhận xét về bài làm của một số học sinh ngành Mỹ thuật.
Và đây là “sản phẩm” của học sinh khi đi thi
Những bài thi có chất lượng thấp được giáo viên chấm đồng loạt ở mức điểm 66, chỉ bằng 1/2 điểm thi tuyệt đối. Thế nhưng, nhiều cư dân mạng cho rằng mức điểm này còn quá cao, nếu so với công sức học sinh đã bỏ ra và độ đầu tư vào bức tranh.
Thực tế, những bức tranh được vẽ khá cẩu thả và không còn chút đường nét nào liên quan đến bức tranh gốc ban đầu. Để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi đại học sắp tới, các bạn học sinh nên trau dồi kỹ năng nhiều hơn, thậm chí đi học lại từ những cách vẽ cơ bản nhất.
Cùng ngắm nhìn thêm một số tác phẩm “dở khóc dở cười” của thí sinh:
Tìm ra trường có sinh viên "mặc dị" nhất Hà Nội, cách phối đồ lạ lùng, đi học mà cứ ngỡ như xem Fashion Week!
Đến trường đi học thôi mà sinh viên cũng thấy "áp lực" quá nè!
"Ui, sinh viên ngành mỹ thuật và thời trang chắc toàn dát hàng hiệu Chanel, Gucci, Dolce & Gabbana ấy nhỉ?"
"Chắc mấy bạn ấy trước khi đi học phải mất mấy tiếng trang điểm, mix đồ lồng lộn mới dám ra đường chứ!"
"Làm sinh viên trường này mà không có nhiều điều kiện chắc cũng áp lực lắm"
Đó là những nhận định mà sinh viên chuyên ngành thời trang hay mỹ thuật thường được nghe. Với những ai chưa biết, chuyên ngành này đã có mặt từ lâu tại Việt Nam, từng bước khẳng định được nhiều thành tựu với những công trình thiết kế lớn mang dấu ấn đặc sắc của mỹ thuật và thời trang.
Nhưng đối với nhiều người, đây vẫn là một cái gì đó xa lạ, thậm chí huyền bí. Bởi nhiều người cho rằng nơi đây chắc hẳn cũng hội tụ những phong cách quái lạ cùng những style khác biệt.
Không hẳn đâu nhé! Video dưới đây sẽ cho ta thấy một cái nhìn mới lạ về cách mix đồ của dàn trai xinh gái đẹp khi đi học của sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
Sinh viên Mỹ thuật Công nghiệp tự tin dành quán quân series outfit sinh viên chưa? (Nguồn: Dovanlinh)
Mở đầu là màn catwalk cực "cháy" xứng đáng 10 điểm luôn nhé!
Không chỉ trang phục mà thần thái của nữ sinh này cũng xứng đáng được vỗ tay khen ngợi
Có thể thấy trang phục đến trường của sinh viên Mỹ thuật Công nghiệp rất đa dạng, nhưng điểm chung là đều vô cùng thời trang, trendy
Các bạn cân được mọi thể loại phong cách từ váy hoa nhẹ nhàng đến sexy, gợi cảm
Phong cách cá tính có, cool ngầu có mà dịu dàng nữ tính thế này cũng có luôn
Những nhan sắc xuất sắc cực kỳ xuất hiện trong clip
Liên hệ với chúng tôi, chủ nhân của video - bạn Đỗ Văn Linh (sinh viên năm 3, chuyên ngành Kinh doanh thương mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân), người đứng sau hàng loạt series outfit đi học của sinh viên các trường đại học cho biết: "Mình rất biết ơn khi được các bạn gợi ý, đề xuất rất nhiều. Đặc biệt sau một vài video mình nhận được cái nhìn tích cực và đó là động lực lớn giúp mình tiếp tục phát triển chuỗi series này. Nhờ đó mà mình có cơ hội đi khám khá nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội, được gặp gỡ các bạn sinh viên và trải nghiệm những điều mới mẻ hơn".
Bạn Đỗ Văn Linh - chủ nhân của những video triệu view trên TikTok với chủ đề outfit của sinh viên các trường Đại học
Ở dưới phần bình luận, nhiều bạn đã có sự so sánh giữa các outfit của các trường và nảy sinh ra nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Về vấn đề này, Văn Linh tâm sự: "Mình nghĩ rằng mỗi trường có một đặc thù riêng vì vậy style cũng rất khác nhau không thể so sánh được, ví dụ những trường về nghệ thuật thì thường có phong cách khá độc đáo còn những trường về giáo dục, sư phạm thì thanh lịch hơn.
Mỗi video mình thực hiện như vậy tốn rất nhiều thời gian và công sức của mình, nó vất vả hơn rất nhiều so với những video trước đây mình quay ở nhà, tuy nhiên nhờ có sự ủng hộ của mọi người nên mình có rất nhiều động lực để thực hiện tiếp".
Là một Creator (nhà sáng tạo nội dung) trên các nền tảng mạng xã hội nhưng Linh không lơ là việc học tập của mình. Trong 8 học phần của kỳ học vừa qua với 7 môn đạt A và A , xếp loại Giỏi và Xuất sắc, Đỗ Văn Linh đã sở hữu một điểm GPA tích lũy cả kỳ rất ấn tượng là 3.8/4. Chia sẻ về bí quyết cân bằng việc học tập và tham gia việc hoạt động ngoại khoá trên trường của mình. Anh chàng cho rằng: " Với mình chìa khoá của việc cân bằng đó là 'sử dụng thời gian thông minh', biết sắp xếp công việc và sử dụng thời gian thì mọi người có thể làm được rất nhiều việc cùng lúc và tất nhiên sẽ hơi vất vả một chút nhưng mình thấy mình vẫn có thể làm được.
Về kinh nghiệm học tập thì với mình học ở đây không chỉ là học tập trên trường mà còn là những thứ học được thì trải nghiệm hoạt động bên ngoài. Mình không dành tất cả thời gian để học trên lớp cho nên điểm số thật ra cũng không nổi bật lắm nhưng để có kết quả khá một chút thì mọi người nên chú tâm đến nó nhiều hơn, tận dụng thời gian trên lớp để học, dành ưu tiên cho việc học trong thời gian ôn thi".
Linh luôn xác định tư tưởng của bản thân là "Work hard, play hard", làm mọi thứ chăm chỉ và hết mình.
Hiện đang là một sinh viên năm thứ 3, Linh cảm thấy bản thân có rất nhiều thay đổi tích cực, đặc biệt là sự tự tin trong cuộc sống. Gen Z mong rằng trong tương lai, bản thân và nhiều bạn trẻ khác sẽ có thêm tính khoa học và kỷ luật để hoàn thành nhiều mục tiêu hơn, đạt được các thành tựu mới.
Và Linh cũng hứa hẹn sắp tới sẽ cho ra thật nhiều content thật thú vị cho kênh Tiktok của mình: " Những series tiếp theo chắc chắn sẽ rất thú vị, các bạn sẽ được xem những video mà chưa từng thấy trên kênh của mình, ví dụ như về những ngôi trường ở miền Nam chẳng hạn. Cùng với đó sẽ là góc nhìn đầy đủ nhất về cuộc sống của một bạn sinh viên là như thế nào, và những chia sẻ về học tập, tham gia hoạt động bên ngoài của mình. Mong các bạn hãy cùng đón chờ xem nhé!".
Nguồn: Nhân vật cung cấp
Nên đưa Toán học vào giảng dạy ở các trường Mỹ thuật? Ngành Mỹ thuật Việt Nam đã có lịch sử gần 100 năm, từ thời thực dân Pháp mở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1925. Toán học đã được ứng dụng từ lâu trong ngành Mỹ thuật trên thế giới Nên đưa Toán học vào trường Mỹ thuật Có lẽ dễ thấy nhất là việc vẽ các biển quảng cáo trong...