Đang uống thuốc trị gút có nên dùng hoạt huyết dưỡng não?
Tôi bị gút 5 năm nay, tôi đang dùng thuốc colchicine theo đơn bác sĩ. Tuy nhiên, gần đây tôi lại hay bị hoa mắt, đau đầu nên tôi muốn dùng thêm thuốc gingko biloba. Xin hỏi tôi đang dùng thuốc trị gút colchicine có dùng được thuốc này không? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Mạnh Hưng (Tiền Giang)
Ảnh minh họa
Bạn bị bệnh gút đã lâu và được điều trị bằng thuốc colchicine nên cần lưu ý ngoài khả năng điều trị, thuốc có thể gây tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng. Tác dụng phụ của thuốc thường gặp là làm tổn hại tủy xương gây thiếu máu, rụng tóc; khó tiêu, sốt nhẹ, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
Thời gian gần đây bạn hay bị hoa mắt, đau đầu cũng có thể do tác dụng phụ gây thiếu máu vì bị tổn hại tủy xương khi dùng colchicine hoặc do một bệnh lý khác. Nếu bạn muốn dùng thuốc hoạt huyết dưỡng não có thành phần gingko biloba để khắc phục chứng hoa mắt, đau đầu, bạn cần hiểu rõ loại thuốc này và cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi dùng thuốc hoạt huyết dưỡng não có thành phần gingko biloba cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, tăng hoặc hạ huyết áp, tăng nguy cơ chảy máu, buồn ngủ, hạ đường huyết…
Mặc dù thuốc colchicine điều trị bệnh gút không tương tác với thuốc hoạt huyết dưỡng não có thành phần gingko biloba, nhưng tác dụng phụ không mong muốn của thuốc hoạt huyết dưỡng não có thể gây đau đầu, chóng mặt; vì vậy bạn cần cân nhắc việc sử dụng.
Bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân; nếu hay bị hoa mắt, đau đầu do thiếu máu từ sự tổn hại tủy xương vì sử dụng thuốc colchicine điều trị bệnh gút dài ngày, bác sĩ sẽ có cách khắc phục, ví dụ: có thể bổ sung sắt, vitamin B12 và acid folic…
Thanh niên mất khả năng đi lại, cô giáo suy thận suýt chết vì uống quá nhiều trà sữa
Do uống trà sữa quá nhiều, mỗi ngày từ 1 - 2 cốc, một thanh niên người Trung Quốc mắc phải bệnh gút, mới 29 tuổi nhưng đã không thể tự đi lại. Một cô giáo cũng do "nghiện" trà sữa mà tiểu đường cấp tính, suy thận, nhiễm trùng suýt mất mạng. Đây là bài học cảnh tỉnh cho mọi người.
Mới đây, một chàng trai trẻ tên A Kiệt đã đến bệnh viện Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc để khám chữa bệnh, thực hiện phương pháp châm cứu mong rằng có thể đi lại được.
Theo các bác sĩ, A Kiệt năm nay 29 tuổi nhưng phải nhờ gia đình dìu hoặc đẩy xe lăn mới có thể đi lại, di chuyển được.
A Kiệt cao 1m70, nặng 180kg. Khi mới đến bệnh viện, A Kiệt thậm chí không thể đi lại vì quá đau đớn bởi biến chứng căn bệnh gút. Qua kiểm tra, axit uric của anh vượt quá 800mol/L.
Một chàng trai trẻ ăn kiêng, không uống rượu, không ăn thịt nướng nhiều tại sao anh ta lại có thể bị bệnh gút? Hóa ra, A Kiệt rất thích uống trà sữa, ngày nào cũng phải uống một cốc, thời tiết oi bức như mùa hè thì phải uống hai cốc mới thỏa mãn. Lâu dần, A Kiệt nghiện trà sữa và cũng mắc bệnh béo phì, bệnh gút rồi mất luôn khả năng đi lại vì thức uống ngọt ngào nhưng vô cùng có hại này.
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
Trước đó một tuần, cô Kiều, một giáo viên sống ở huyện Nhạc Lộc, Hồ Nam, Trung Quốc đột nhiên cảm thấy đau bụng âm ỉ khi đang đứng lớp.
Nghĩ rằng đau dạ dày, cô Kiều dùng domperidin nhưng các triệu chứng của cô không thuyên giảm và trở nên nghiêm trọng hơn. Trong giờ nghỉ trưa ngày hôm đó, đồng nghiệp phát hiện cô bất tỉnh trên giường, gọi thế nào cũng không phản ứng lại tiểu tiện không tự chủ.
Ngay lập tức, mọi người gọi cấp cứu và đưa cô Kiều vào bệnh viện thành phố. Trong quá trình cấp cứu, huyết áp của cô Kiều chỉ còn 95/37mmHg, đồng tử giãn ra và phân tích máu cho thấy cô bị "nhiễm toan chuyển hóa" và đường huyết "HI". Chẩn đoán ban đầu là "nhiễm toan ceton do tiểu đường".
Đây là một biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, đi kèm tình trạng nhiễm trùng, suy thận, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Sau đó, tại phòng chăm sóc đặc biệt, y tá phát hiện ra máu của cô Kiều có màu trắng sữa khi lấy máu.
May mắn thay, được cấp cứu kịp thời, các dấu hiệu sinh tồn của cô Kiều cuối cùng đã ổn định. Sau đó, cô thú nhận rằng mình rất thích uống trà sữa, hầu như ngày nào cũng phải uống một cốc, không uống thì khó chịu, bức bối trong người.
Hậu quả của việc uống quá nhiều trà sữa và các đồ uống có đường khác khiến lượng đường trong máu quá cao dẫn đến bệnh tiểu đường cấp tính bùng phát.
Có lẽ, qua lần đối mặt với tử thần này, cô Kiều sẽ rút ra được bài học cho mình.
Hãy nhớ, một ít sữa, một ít trà, một ít đường được pha với hương vị "gây nghiện" nhưng loại thức uống có hàm lượng đường quá cao này lại vô cùng nguy hại cho sức khỏe, tuyệt đối không nên uống thường xuyên.
Cảnh báo thói quen sử dụng hoạt huyết dưỡng não gây chảy máu khi chấn thương TS Trần Thị Ngọc Anh - Phó Trưởng khoa Xét nghiệm Huyết học, BV Hữu nghị Việt Đức Hà Nội, cho biết các thuốc chứa ginkgo biloba đang được nhiều người dân sử dụng không theo kê đơn và nếu không kiểm soát có thể dẫn tới các biến chứng. Khó cầm máu vì sử dụng ginkgo biloba TS Ngọc Anh cho biết,...