Đang trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và cho con bú, có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19?
Phụ nữ có cấu tạo cơ thể rất phức tạp để phục vụ cho việc sinh nở, do đó, họ cũng có nhiều thắc mắc hơn đối với việc tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhất là trong những thời kỳ đặc biệt như kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú.
Vì phải đảm nhiệm trọng trách lớn lao là mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời có cấu tạo cơ thể, có kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên phụ nữ tất yếu cũng có nhiều băn khoăn, thắc mắc hơn đối với việc tiêm vắc xin phòng Covid-19. Dẫu biết rằng tiêm vắc xin là cách phòng tránh nguy cơ bị lây nhiễm bệnh hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại nhưng nếu bạn đang trong một thời kỳ đặc biệt như kỳ kinh nguyệt, mang thai hay cho con bú thì liệu có thể tiêm vắc xin được hay không?
Đó là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ trong thời điểm hiện tại. Giải đáp thắc mắc này, Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam đã cung cấp thông tin như sau:
Trước hết, chúng ta cần biết rằng không có bằng chứng khoa học về việc vắc xin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới hay nữ giới. Vắc xin Covid-19 không thể can thiệp đến hoạt động của cơ quan sinh sản. Vì vậy, bạn hãy yên tâm rằng vắc xin Covid-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
Đối với các bạn nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, không có lý do gì để không tiêm vắc xin.
Chị em đang mang thai cần biết rằng khi mang thai, bạn có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, nhưng hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin phòng Covid-19 trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin nếu lợi ích của nó lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.
Video đang HOT
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 (ví dụ: cán bộ y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (đang mắc bệnh nền) nên tư vấn với bác sĩ để cân nhắc việc tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Tôi đang cho con bú, có nên tiêm vắc xin hay không? Câu trả lời là có! Phụ nữ sau sinh và bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin, vắc xin an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bạn không cần phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vắc xin.
Nguồn và ảnh: World Health Organization Viet Nam
Bà bầu hoặc người cho con bú có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19?
Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người đang bị kinh nguyệt có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không? Câu trả lời sẽ có thông qua phần giải đáp của chuyên gia WHO.
Video khoa học thường thức của WHO giải đáp thắc mắc bà bầu, phụ nữ mang thai, và phụ nữ đang bị kinh nguyệt có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19
Thế giới đang bước vào chiến dịch tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 với quy mô chưa từng có nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. An toàn tiêm chủng cũng như điều kiện nào đủ để tiêm chủng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương thường xuyên giải đáp thắc mắc về tiêm phòng COVID-19 thông qua chương trình khoa học thường thức Science in 5 (Giải đáp khoa học trong 5 phút).
Trong chương trình lần này, TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO sẽ giải đáp thắc mắc liên quan tới tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 đối với bà bầu, mẹ cho con bú và phụ nữ đang bị kinh nguyệt.
Phụ nữ cho con bú hoàn toàn yên tâm tiêm vắc xin phòng COVID-19
"Tôi đang mang bầu....", "Tôi đang cho con bú....", "Vậy tôi có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không?"
Theo chuyên gia WHO, câu trả lời là có.
Phụ nữ vừa sinh con, hoặc đang cho con bú nên tiêm vắc xin phòng COVID-19. Bạn không cần phải lo lắng bởi không có rủi ro nào. Tất cả các loại vắc xin ngừa COVID-19 được sử dụng hiện nay không chứa "virus sống" (live virus), bởi thế rất an toàn, nó không thể gây ra nguy cơ truyền từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ được.
TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO
Trên thực tế, kháng thể (anti-body) mà người mẹ có có thể truyền sang trẻ sơ sinh và có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh. Vắc xin phòng COVID-19 hoàn toàn không gây hại mà rất an toàn. Vì vậy, phụ nữ cho con bú hoàn toàn có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Lợi ích của tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với phụ nữ mang thai
Thế còn phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai thì sao?
Ồ, điều đó rất quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay, TS. Soumya chia sẻ, không chỉ với sức khỏe bà mẹ mà còn vì sức khỏe thai nhi.
Những loại thuốc hoặc vắc xin tiêm cho bà bầu theo chỉ định đã được đảm bảo không có tác dụng phụ, an toàn đối với bà bầu và thai nhi. Trong bối cảnh dịch bệnh, chúng ta biết rằng bà bầu có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn và nguy cơ sinh non. Trong trường hợp có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng, thì những đối tượng như nhân viên y tế tuyến đầu, phụ nữ mang thai sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Vì vậy, lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 lớn hơn nguy cơ rất nhiều.
Đối với cơ chế sản xuất vắc xin, không có vắc xin nào chứa virus sống (viral) nên không có nguy cơ virus sinh sôi trong cơ thể được. Vì vậy mà mọi quốc gia cũng như phụ nữ mang thai nên được tuyên truyền về lợi ích của vắc xin. Bởi phụ nữ mang thai nằm trong đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 và do đó tiêm phòng vắc xin mang lại lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
"Tôi có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi đang bị kinh nguyệt?"
Xét về góc độ khoa học, không có lý do gì để hoãn tiêm phòng nếu bạn đang bị kinh nguyệt. Tất nhiên, ngày đèn đỏ sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu ngày đó trùng với lịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, bạn vẫn nên đi tiêm bình thường.
Đang mang thai có được tiêm vaccine COVID-19 không? Tiêm vaccine COVID-19 có gây vô sinh không? Để phòng tránh những mất mát khủng khiếp do Covid-19, thứ vũ khí duy nhất để chống lại là vắc xin. Tuy nhiên, có những đối tượng được khuyến cáo không nên tiêm vaccine COVID-19 sẽ tốt hơn. Bài viết được sự tư vấn của bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và...