Đáng thương ba cha con nghèo mắc trọng bệnh không tiền chữa trị
Mang trong mình căn bệnh thiếu máu tán huyết mấy năm nay nhưng không có tiền đi bệnh viện điều trị nên tình trạng bệnh ngày càng xấu hơn.
Gia đình anh Hậu 4 người thì có tới 3 người bị bệnh không tiền chữa trị
Đó là hoàn cảnh đáng thương của gia đình anh Nguyễn Thành Hậu (40 tuổi) ngụ tại số 179A/13, tổ 9, ấp Thanh Mỹ 1, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Anh Hậu cho biết cách đây 14 năm anh nên duyên với cô gái cùng làng tên Ngô Kim Tuyến. Sau khi kết hôn, anh đi làm phụ hồ còn chị đi làm thuê ở lò gốm. Lần lượt 2 con ra đời đều mang họ mẹ. Năm nay cháu Ngô Phương Trang đã 13 tuổi và Ngô Phương Danh lên 10.
Cuộc sống vợ chồng anh chị cứ ngỡ bình yên nhưng nào ngờ tai họa ập đến. Năm 2015, anh Hậu thấy thường xuyên mệt mỏi, ngất xỉu nên anh đến bệnh viện thăm khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán giảm tiểu cầu thứ phát do lách to – theo dõi Thalasemia (thiếu máu huyết tán).
Hai con của anh Hậu cháu Ngô Phương Trang đang bị loạn thị nặng, suy dinh dưỡng nặng. Còn cháu Danh bi thiếu máu huyết tán di truyền từ cha.
Video đang HOT
Trải qua nhiều đợt điều trị và truyền máu, bệnh tình của anh đã được cải thiện nhưng tiền tích cóp bao nhiêu năm của vợ chồng và vay mượn của người thân, hàng xóm không còn nên anh đành phải xin về. Bác sĩ bảo anh phải nhập viện thì may ra mới có cơ hội sống nhưng đã đến bước đường cùng đành chấp nhận “trời kêu ai nấy dạ”.
Bất hạnh chưa dừng lại đó, khi đầu năm nay cháu Ngô Phương Danh có những biểu hiện giống cha, chị Tuyến vay mượn khắp nơi được một số tiền nhỏ đưa con trai đến bệnh viện thăm khám. Nào ngờ, tai đây bác sĩ kết luận cháu Danh bị mắc bệnh thiếu máu tán huyết di truyền từ cha.
Con gái đầu Ngô Phương Trang đang bị suy dinh dưỡng nặng. Trang năm nay 13 tuổi nhưng em chỉ nặng có 23kg, sức khỏe yếu. Ngoài ra, Trang còn bị loạn thị nặng dạng bẩm sinh. Do gia đình không có điều kiện nên đến giờ em vẫn chưa được mổ mắt.
Cả gia đình 4 người đang sống trong căn nhà tình thương địa phương trao tặng và cuộc sống ngày càng đi vào bế tắc
Hiện tại, mọi chi phí sinh hoạt của gia đình 4 người đều phụ thuộc vào đồng tiền làm thuê ít ỏi của chị Tuyến. Mỗi ngày đi làm chị kiếm được 100.000 đồng. Nhưng có những hôm có việc, hôm thì lại không. Có những hôm chồng đau, con ốm chị lại phải nghỉ làm nên điều kiện của gia đình lại càng khó khăn hơn.
“Điều lo lắng nhất đối với bản thân tôi là vợ con. Sức khỏe thế này có thể sống nay, chết mai nên mong muốn lớn nhất của tôi là có thể có tiền để cho hai đứa con được đi bệnh viện chữa bệnh. Đáng lẽ ra mình là trụ cột gia đình, nhưng giờ ra nông nỗi này mình buồn lắm…” – anh Hậu trải lòng.
Chị Tuyến nghẹn ngào nói: “Mỗi lúc chồng, con đau, lòng tôi như thắt lại. Nhưng giờ đã làm hết sức rồi, trong nhà không còn món đồ nào có giá trị để có thể bán lấy tiền mua thuốc cho chồng con nữa. Nhiều đêm khóc ướt gối rồi nghĩ quẩn, nhưng nếu mình chết đi thì chồng con ai lo. Nghĩ đến đó tôi lại gắng gượng làm thuê đắp đổi rau, cháo qua ngày”.
Gần 2 năm nay, anh Hậu không có tiền đến bệnh viện và chịu các cơn đau hoành hành.
Cháu Ngô Phương Danh bị bệnh di truyền giống cha
Cứ mỗi ngày trôi qua, chị Tuyến sống trong nỗi lo mất chồng, mất con lúc nào không biết. Chị chỉ mong còn sức để chèo chống kiếm tiền chữa trị cho chồng và con. Nhưng điều ấy thật khó bởi chị làm thuê tiền công mỗi ngày chỉ được 100.000 đồng, chưa đủ cái ăn cho 4 người huống hồ tiền bệnh viện, thuốc men chữa trị cho 3 người bệnh.
Ông Bùi Quốc Việt , chủ tịch UBND xã Thanh Đức, cho biết: “Hoàn cảnh gia đình anh Hậu thật sự khó khăn. Anh Hậu là trường hợp bệnh nặng cũng kéo dài cả cha lẫn con. Do bệnh phải điều trị định kỳ và lâu dài nên hiện tại gia đình anh Hậu không có tiền để tiếp tục điều trị. Qua báo Dân trí, tôi mong các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và bạn đọc gần xa giúp đỡ, tạo điều kiện để gia đình anh có tiền tiếp tục điều trị cho anh và cháu”.
Theo vtv.vn
Cam đỏ độc lạ "made in Việt Nam" giá bình dân, bà nội trợ gật gù hài lòng
Bên cạnh các giống cam truyền thống như cam V2, cam Xã Đoài, cam Bù thì nay trên địa bàn huyện Thanh Chương xuất hiện giống cam Úc cho năng suất và giá trị kinh tế khá.
Nhờ phù hợp với thổ nhưỡng nên Cam Úc cho năng suất cao. Với 200 gốc cho quả bói, gia đình ông Nguyễn Xuân Năm đã thu được gần 5 tấn quả. Ảnh: Hữu Thịnh
Đây là giống cam được nhập khẩu từ Úc, sau khi đưa về trồng tại xóm Sướn, xã Thanh Đức (Thanh Chương) cho thấy có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống cam khác.
Cam Úc được chuyển gen từ các loại cây cà chua, cà rốt vào cây cam chanh, cam có đặc điểm quả to, ruột màu đỏ hồng, ngọt đậm, trung bình mỗi quà nặng từ 0,5 - 0,7kg. Theo ông Nguyễn Xuân Năm, chủ trang trại trồng cam ở xóm Sướn, xã Thanh Đức, giống cam Úc này ông mua ở Đà Lạt, đưa về trồng thử nghiệm tại địa phương với gần 1ha. Đến nay đã được 4 năm, từ năm ngoái cây đã cho quả bói. Qua thực tế trồng, giống cam này phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Hiện cam Úc bán được giá 65.000 - 70.000 đồng/kg nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng cho thị trường.
Giống cam Úc ruột màu hồng rất hấp dẫn, tép to và ngọt. Ảnh: Hữu Thịnh
Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đức cho biết thêm: Giống cam Úc này đã được một số hộ dân đưa về trồng thử nghiệm, tuy diện tích chưa nhiều nhưng năng suất và hiệu quả mang lại đã cho thấy rõ. Thời gian tới, xã sẽ xem xét để có thể khuyến khích nông dân ứng dụng KHKT đầu tư thêm nhiều giống cây mới lạ cho giá trị cao hơn để làm phong phú thêm các đặc sản địa phương./.
Theo Hữu Thịnh (Báo Nghệ An)
Sâu, bọ cũng phải phát "khóc thét" với kế "mắc màn" cho cây cam Là địa phương vốn nổi tiếng với thương hiệu cam tổng đội, không những ngon, ngọt mà còn sạch. Để bảo vệ, phát huy bền vững thương hiệu đó, trong thời gian qua người trồng cam trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) đang có nhiều giải pháp để có cam sạch, trong đó có cam "mắc màn". Đây là vườn cam...