Đang thổi cát sông Hồng tìm xác nạn nhân Cát Tường
“Chúng tôi chọn phương án đưa vòi xuống lòng sông Hồng, thổi cát ở vị trí ném xác, kết hợp thợ lặn tìm kiếm xung quanh, thì thi thể Huyền sẽ bung lên khỏi mặt nước”, ông Quang kể.
Sáng 4/12, theo ghi nhận của PV, có rất nhiều người dân tập trung ra khu vực sông Hồng, dưới chân cầu Thanh Trì, Hà Nội để chờ kết quả từ biện pháp tìm kiếm mới xác chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân trong vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường.
Khu vực gia đình nạn nhân Huyền tiến hành thổi cát.
Có mặt tại khu vực tìm kiếm, ông Quang, cậu ruột chồng chị Huyền, cho biết: “Trưa nay, nhà ngoại cảm sẽ đến làm lễ và sau đó, chỉ vị trí xác nạn nhân. Đến 14h30 cùng ngày, một tàu cát và đội thợ lặn sẽ bắt đầu việc tìm kiếm. Đoàn tìm kiếm sẽ dùng máy đẩy, sau đó đưa vòi xuống lòng sông để thổi cát quanh vị trí nhà ngoại cảm chỉ”.
Chồng nạn nhân Huyền đến hiện trường…
Video đang HOT
“Ban đầu chúng tôi dự định dùng phương án đưa ống xuống lòng sông hút cát lên đổ ra chỗ khác. Nhưng tôi nghĩ lại nếu dùng phương án ấy, có xác nằm ở dưới vị trí tìm kiếm, sẽ lại bị cát xung quanh lở xuống vùi lấp. Do vậy, chúng tôi chọn phương án đưa vòi xuống lòng sông thổi cát ở vị trí ném xác, rồi kết hợp thợ lặn tìm kiếm xung quanh. Như vậy, thi thể Huyền sẽ bung lên khỏi mặt nước”, ông Quang kể.
Theo ông Quang, trong hôm nay, vợ chồng một nhà ngoại cảm sống ở Hà Nội cũng giúp gia đình tìm kiếm thi thể chị Huyền.
Trong ngày mai (5/12), gia đình sẽ tổ chức lễ truy điệu cho nạn nhân Huyền ở nhà tang lễ Thanh Nhàn Hà Nội, dù có tìm thấy thi thể chị hay không.
Đến hôm nay, 46 ngày trôi qua, việc tìm kiếm thi thể chị Huyền vẫn chưa có kết quả. Gia đình nạn nhân, nhà khoa học vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm. Nhiều phương pháp mới như dựa vào máy địa bức xạ thứ cấp, xét nghiệm mẫu nước cũng được các nhà khoa học áp dụng trong việc tìm kiếm.
Theo Kiến Thức
Vụ "làm hàng nhái, hành xử lối...giang hồ": Đã nhiều lần vi phạm
Không chỉ xâm phạm về nhãn hiệu hàng hoá, công ty Tiến Hà đã nhiều lần vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng và đã bị các cơ quan chức năng tiến hành xử lý nhiều lần.
Như Dân trí đã phản ánh, liên quan đến việc Công ty TNHH Tiến Hà, có trụ sở tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá có hành vi vi phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng, lừa dối người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh cuộn bông lan Salite. Theo cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hoá thì đơn vị này đã nhiều lần vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh và đã bị xử lý.
Tiến Hà tự trao Cúp vàng Hàng VN chất lượng cao cho mình!
Theo đó, trong đợt kiểm tra năm 2011, Đội quản lý thị trường Cơ động số 9, Chi cục quản lý thị trường Thanh Hoá đã phát hiện tại đơn vị này có chứa bánh kẹo của một đối tượng khác từ Hà Tây nhập về đã quá hạn sử dụng. Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản tịch thu 1,5 tạ kẹo, xử phạt 8,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm này.
Tuy nhiên, đơn vị này vẫn tiếp tục vi phạm. Mới đây vào tháng 6/2012, Đội quản lý thị trường số 16 (chuyên chống hàng giả) đã kiểm tra và phát hiện hàng trăm chai nước uống tăng lực, nước uống đóng chai hiệu Aquatoka loại 500ml có sử dụng chất phụ gia không được phép sử dụng và chất phụ gia vượt quá liều lượng quy định. Lực lượng chức năng đã tịch thu 720 chai nước các loại, tiến hành tiêu huỷ và xử phạt vi phạm với số tiền 12,5 triệu đồng.
Tiếp đó, ngày 12/12/2012, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có kết luận giám định về "Dấu hiệu "Salite" gắn trên hộp đựng sản phẩm bánh ngọt bông lan của công ty Tiến Hà là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu "Salipe và hình" được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 193781 của Công ty Nabo.
Ngoài bao bì là hình ảnh chiếc bánh bông lan cuộn, nhưng bên trong là chiếc bánh hình chữ nhật bé bằng ngón tay cái
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó chi cục trưởng, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hoá cho biết: "Lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực nhảy cảm có nhiều nội dung. Bất kỳ sản phẩm nào làm lại, làm nhái thương hiệu đã được Cục Sở hữu Trí tuệ bảo hộ đều vi phạm. Riêng đối với công ty Tiến Hà, các ngành chức năng cần phối hợp với nhau để làm rõ, làm ra vấn đề. Mặc dù cơ quan chức năng đã tạo điều kiện, tuyên truyền, hướng dẫn cho họ làm. Nhưng họ không thực hiện tốt. Đơn vị này đã nhiều lần bị xử lý".
Liên quan đến câu hỏi của phóng viên về việc trên sản phẩm bánh bông lan Salite của công ty Tiến Hà có ghi hàng Việt Nam chất lượng cao, nhưng trong danh sách các nhãn hàng được chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao" không có tên bánh Salite của công ty Tiến Hà, ông Thắng khẳng định, nếu như chưa đăng ký Hàng Việt Nam chất lượng cao mà gắn lên sản phẩm là vi phạm và sẽ xử lý. Còn đối với hình thức in ngoài bao bì và ruột bên trong không giống nhau, thì ông Thắng lý giải chưa có chế tài nào cụ thể về vấn đề này.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó chi cục trưởng, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hoá.
Đại diện ngành Quản lý thị trường Thanh Hoá cũng khẳng định sẽ xem xét xử lý vấn đề này vì quyền lợi người tiêu dùng.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Lê Văn Tư, Chánh thanh tra, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hoá cho biết: "Theo quy định, khi nhận được đơn phản ánh chúng tôi sẽ báo cáo lãnh đạo và tiến hành xác minh nếu đúng sẽ xử lý. Nếu đủ cơ sở thì chúng tôi sẽ xử lý theo quy định. Bản kết luận giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là một căn cứ tin cậy để nắm bắt thông tin và xử lý. Trong sở hữu trí tuệ đòi hỏi những thao tác và bước đi rất chặt chẽ. Trong Nghị Định 97/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cũng quy định rất rõ rồi".
Theo Dantri
Kết luận vụ "xe ben đụng vỡ... đập thủy điện" Đơn vị tư vấn đã có kết luận nguyên nhân sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 là do thi công sai thiết kế. Lõi đập đã thay đổi từ bê tông mác 150 thành đá, cát sỏi. Sau sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (thuộc địa phận xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, Kon Tum) vào ngày...