Đặng Thị Huệ “dắt mũi” Trịnh Sâm nhờ bí thuật phòng the?
Dẫu nhan sắc không quá nổi bật, nhưng nhờ ngón nghề quyến rũ và bí thuật giường chiếu vô song, Đặng Thị Huệ vẫn khiến chúa Trịnh kiêu hùng phải gục ngã.
Chân dung Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Ảnh: Pháp Lý
Sắc đẹp không bằng “bí thuật” giường chiếu
Trịnh Sâm là một vị chúa có nhiều cung tần vào loại nhất trong các chúa Trịnh. Theo cuốn Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam thống kê thì ông này có tới 400 cung tần, mỹ nữ chuyên lo việc hầu hạ.
Mặc dù sức vóc con người chỉ có hạn, chẳng thể nào ban phát ái tình cho hết các cung tần nhưng lòng tham thì vô đáy. Huống chi lại có quyền lớn trong tay, được hưởng đặc lợi nên sau khi dẹp hết phản loạn trong nước, Trịnh Sâm ra sức tuyển lựa gái đẹp đưa vào phủ hầu hạ mình.
Trong số hàng trăm mỹ nhân ấy, Tuyên phi Đặng Thị Huệ là người được Trịnh Sâm sủng ái nhất. Từ khi có Huệ, Sâm không còn quan tâm đến người đẹp nào nữa mặc dù Huệ không có tài năng hay nhan sắc đặc biệt gì.
Đặng Thị Huệ xuất thân bình dân, quê ở làng Phù Đổng – Tiên Du – Kinh Bắc (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Huệ mắt phượng mày ngài, thắt đáy lưng ong, nổi tiếng nhan sắc một vùng. Tuy nhiên, giữa một rừng mỹ nhân trong phủ chúa thì nhan sắc của Huệ cũng chưa thấm vào đâu. Bởi thế, khi mới được tuyển vào cung, Đặng Thị Huệ chỉ là một nữ tì làm các việc hầu hạ khổ nhọc mà không được ai để ý đến.
Lần đầu tiên Huệ gặp chúa Trịnh Sâm là lần được Tiệp dư Trần Thị Vinh sai bưng một khay hoa đến chỗ chúa ngồi. Để tỏ ra độc đáo, Huệ đã lựa chọn toàn những bông hoa huệ vừa to vừa đẹp. Trịnh Sâm trông thấy hay hay nên đẹp lòng rồi vời đến để vui vầy. Với các cung nữ khác thì chỉ vài lần là chán nhưng riêng Đặng Thị Huệ thì chẳng hiểu sao chỉ một lần ấy, chúa Trịnh kiêu hùng đã gục ngã, mãi mãi thuộc về thị.
Sau này người ta nói rằng tuy Huệ nhan sắc không bằng ai, cũng chẳng tài giỏi hát múa nhưng những kỹ thuật trong chốn phòng the cùng những ngón nghề quyến rũ thì Huệ lại tỏ ra rất sành sỏi. Bởi thế mà chúa Trịnh Sâm chỉ sau một lần chung chăn gối đã ngay lập tức trở thành tên “nô lệ tình yêu” của Thị.
Video đang HOT
Chúa cũng bị “dắt mũi”
Từ khi bị Đặng Thị Huệ “chinh phục”, Trịnh Sâm thay đổi hoàn toàn. Riêng đối với Huệ, không điều gì là không nghe theo mà khi có việc còn tìm Huệ bàn bạc, coi trọng như ý kiến các khanh tướng cấp cao.
Lệ cũ là chúa ít khi ở chung với phi tần. Mỗi tối việc hầu ngủ cho chúa sẽ do bọn thái giám lo. Chúa chấm người nào thì thái giám đi gọi người đó vào hầu. Thế nhưng, với Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm cho ở cùng một nhà, ăn cùng một mâm như một cặp vợ chồng thường dân. Điều này là một ngoại lệ rất ít thấy trong cung đình. Không những thế, xe ngựa, đồ dùng của Huệ cũng đều sắm sửa hệt như đồ dùng của chúa.
Về chức tước, chẳng bao lâu, Đặng Thị Huệ từ một nữ tì thăng lên Tư dung rồi khi sinh được con trai thì được phong làm Tuyên phi và chính thức trở thành chánh cung của phủ chúa.
Trịnh Sâm tàn nhẫn, mưu mô là thế nhưng trước Đặng Thị Huệ thì dường như đã hoàn toàn bị “dắt mũi”, đến mức Thị Huệ dám cầm viên ngọc mà chúa rất quý ném thẳng xuống đất. Chuyện kể rằng khi vào Quảng Nam đánh quân Nguyễn, Trịnh Sâm có bắt được một viên ngọc dạ quang. Chúa quý viên ngọc lắm nên thường cài nó trên khăn. Một lần Thị Huệ đưa tay cầm viên ngọc mân mê. Chúa mới dặn: “Nhè nhẹ tay chứ, đừng làm ngọc sây sát”.
Chẳng dè, chúa mới nói thế, Thị Huệ cầm viên ngọc ném ngay xuống đất rồi khóc lóc bảo: “Quý gì hòn ngọc ấy, bất quá vào Quảng Nam lấy ra hòn ngọc khác đền chúa chứ gì. Sao lại nỡ trọng của khinh người thế”. Nói rồi Thị bỏ về phòng và mấy ngày liền tránh mặt chúa. Sau vụ này, Trịnh Sâm phải mất bao công sức dỗ dành mới làm nàng vui lòng và chịu làm lành với mình.
Thậm chí, để chiều lòng người đẹp, Chúa không ngừng dùng ngân khố để làm nên những trò vui mới. Cứ đến dịp trung thu hằng năm, Chúa cho lấy gấm lụa trong kho ra làm đèn lồng mỗi cái có giá đến vài chục lạng, và dựng hàng trăm cây phù dung ven hồ Long Trì tại Bắc cung để treo đèn chỉ nhằm mục đích mua tiếng cười của Thị Huệ.
Có giai thoại còn nói rằng một lần, có một người Tây Dương đem đến phủ chúa một lọ nước hoa rao bán với giá 10 xe ngọc. Huệ thích lắm nhưng chúa còn ngần ngừ. Thị bèn bỏ ăn ba bữa làm Trịnh Sâm phải đồng ý mua mặc dù biết là giá đắt.
Xưa nay người ta nói anh hùng khó qua ải mỹ nhân, huống chi Trịnh Sâm tài cán chỉ có hạn lại ở thời mạt vận mà buông tuồng háo sắc dục nên mới trở thành tên bù nhìn trước Đặng Thị Huệ.
Theo xahoi
Lễ rước 'vua sống' ở Hà Nội
'Vua' ngồi trên kiệu do các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ rước từ đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) ra đình làng. Để dẹp đường cho vua, đám thanh niên rước "chúa" chốc chốc lại hô vang rồi lắc lư kiệu.
Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội). Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái một hòn của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hàng năm, lễ rước "vua sống" lại diễn ra vào 11/1 âm lịch.
Mỗi một năm người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai "Vua, Chúa" và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Năm nay, ông Ngô Tiên Kha (72 tuổi) có vinh dự làm vua. Từ sáng sớm, ông Kha mặc long bào tới sân đình làm lễ.
Còn người đóng vai Chúa là ông Nguyễn Văn Trí (71 tuổi). Ông Trí cho biết, có được vinh hạnh này là rất may mắn, phải mở tiệc khao cả làng. Trước đây, ông từng được đóng vai quan.
Bốn vị "quan tứ trụ triều đình" gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi.
Trước khi màn rước "Vua" là lễ khênh kiệu từ đình làng về đền Sái với màn quay kiệu hừng hực khí thế và vui nhộn. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng trang nghiêm.
Chuẩn bị cho nghi lễ chính thức, "Vua" phải làm lễ tế tại đền Thượng trong 90 phút.
Còn "Chúa" tế lễ ngay tại đền Sái, sau đó, "Chúa" đi bộ về đền Thượng đón "Vua"...
... và tự tay chém gà trắng rồi chém tiếp 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá và đổ bát tiết gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà.
Khoảng 13h chiều, nghi lễ rước Vua giả và Chúa giả chính thức bắt đầu từ đền Sái về đình làng.
Theo VNE
Lễ hội xuân Yên Tử 2013 khai mạc sớm 1 ngày Khác với thường lệ, Lễ hội xuân Yên Tử 2013 sẽ khai mạc vào 20 giờ ngày 18-2 (tức 9 tháng giêng âm lịch) - sớm hơn 1 ngày so với mọi năm - tại sân chùa Trình, thay cho sân lễ hội như năm 2012. Theo Ban tổ chức lễ hội, một trong những lý do của việc khai hội sớm hơn...