“Đáng sợ nhất là mỗi lần phát cơm cho đồng đội thấy thừa mấy nắm cơm”
Để có được chiến thắng vang dội ngày 30/4/1975, không thể không nhắc đến công lao to lớn, sự hy sinh mất mát của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất Tàu Ô – Xóm Ruộng (Bình Dương).
Ngày nay, địa danh Tàu ô – Xóm Ruộng là di tích lịch sử nổi tiếng ở miền Đông Nam Bộ. Tại đây có một hệ thống tượng đài chiến thắng, bia tưởng niệm 1083 anh hùng liệt sĩ và hàng nghìn người dân đã ngã xuống trong chiến dịch phòng ngự 150 ngày đêm (từ tháng 4 đến tháng 8/1972), giữ vững trận địa, ngăn chặn bước tiến của quân địch trên đường 13 về An Lộc.
Cuộc chiến bảo vệ Tàu Ô là cuộc chiến đẫm máu và nước mắt
Đây là tuyến bàn đạp cực kỳ quan trọng cả về chiến lược cũng như tác chiến chiến thuật. Nếu giữ được, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta phát triển tấn công xuống trung tuyến; nếu mất, địch sẽ có cơ hội chiếm lại các tỉnh Lộc Ninh, Tây Ninh, Bình Long, Bình Phước. Cục diện chiến tranh sẽ hết sức bất lợi cho ta.
150 ngày đêm – máu và nước mắt
Một ngày tháng 4 đầy nắng, tôi về gặp lại người cựu binh đánh Mỹ năm xưa – nhân chứng trong 150 ngày đêm bảo vệ Tàu Ô- Xóm Ruộng. Người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Cao Xuân Cới (66 tuổi, thôn Phong Mỹ, xã Hoằng Phong, huyên Hoằng Hóa- Thanh Hóa) vẫn còn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu cùng đồng đội nơi “túi bom” của Mỹ điên cuồng dội xuống.
Chàng thanh niên Cao Xuân Cới nhập ngũ khi mới tròn 18 tuổi. Sau 2 năm hết bảo vệ biển Sầm Sơn- Thanh Hóa đến ra Nho Quan – Ninh Bình rồi về Nông Cống luyện tập. Năm 1971, ông bắt đầu bước chân vào chiến trường B. Nơi ông đóng quân là tiểu đoàn 209, Trung đoàn 9, Đại đội 11. Ông cùng đồng đội chiến đấu ở mặt trận Campuchia cho đến cuối năm 1971 thì trở về Việt Nam chiến đấu ở mặt trận Bù Đăng- Bù Đốp (Tây Nguyên)
Suốt cả hành trình cầm súng kháng chiến hết mặt trận này đến mặt trận khác nhưng với ông 150 ngày đêm chiến đấu ở Tàu Ô- Xóm Ruộng không thể nào quên. Với ông, đó là ký ức oai hùng nhất nhưng cũng đầy đau thương. Bởi nơi ấy, biết bao đồng đội ông ngã xuống, nơi ấy chính bàn tay ông đã chôn cất khi đồng đội hy sinh.
40 năm đã trôi qua nhưng cảm xúc về cuộc chiến đấu chống Mỹ vẫn vẹn nguyên trong người cựu binh này
Kể câu chuyện về 150 ngày đêm, ông không khỏi xúc động. Tự nhận mình là người may mắn khi đi qua những cuộc kháng chiến ác liệt vẫn có thể trở về, ông bảo, ngày đó đồng đội ngã xuống nhiều lắm, không kể xiết. “Tôi thường dùng ống đựng thuốc đã hết bằng thủy tinh ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ rồi chôn cùng để sau này người thân còn tìm. Có nhiều khi đồng đội chết nhiều quá, trong thời gian cấp bách cũng không kịp viết gì, chỉ chôn đồng đội xuống thôi” – ông Cới rơm rớm nước mắt kể.
Thời điểm đó, người chiến sĩ Cao Xuân Cới làm nhiệm vụ nuôi quân. Dù nơi ông nấu ăn cho đồng đội chỉ khoảng 3km đường chim bay nhưng để tránh bị địch phát hiện, ông phải đi đường vòng xa 9-10km. Hôm nào không gặp máy bay địch thì đi từ hơn 4h chiều, khoảng 10h đêm đến nơi đồng đội chiến đấu nhưng nếu hôm nào gặp máy bay, pháo sáng của địch thì phải 12h đêm hay 1h sáng mới mang được cơm cho anh em.
“Để tránh bị phát hiện, mỗi ngày đi lại phải tìm những con đường khác nhau và nếu muốn nhớ được đường để quay trở lại phải bẻ những cành cây bên đường làm dấu. Mỗi anh em nuôi quân phải đèo 20-25 nắm cơm cho 2 bữa ăn và một bọc cơm cho buổi tối, 10lit nước, 5 lít canh, 1 khẩu súng Aka rồi lên đường. Nhiều hôm đi nửa đường, nước bị đổ, tôi lại phải quay lại lấy nước. Hồi đó, nước hiếm, anh em nhịn đói được chứ không nhịn khát được” – cựu binh Cao Xuân Cới nhớ lại.
Điều mà khiến ông sợ nhất đó là mỗi lần mang cơm ra phát cho đồng đội thấy thừa ra mấy nắm cơm. Lúc đó ông bảo nước mắt lại chực trào, tay chân run vì biết hôm đó lại có người hy sinh rồi. Biết chúng tôi buồn, anh em lại kể chuyện vui, pha trò đùa để quên đi cái đau thương ấy, lấy khí thế cho ngày hôm sau chiến đấu.
Video đang HOT
“Nếu trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh em với 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” thì chúng tôi ở đây cũng không khác gì. 150 ngày đêm là những ngày vừa đào hầm, vừa chiến đấu, ăn đói, ăn khổ. Trời nắng thì không sao, trời mưa thì khổ vô cùng, anh em đào hầm đến đâu cứ phải dùng cây căng áo mưa đến đó, rồi lấy lá cây ngụy trang ở trên để cho địch không phát hiện ra”.
“Mỗi ngày địch điên cuồng dội bom xuống, có những ngày vài ba trận, có khi thì vài ngày lại có 1 trận. Chúng âm mưu đánh tan quân ta ở đây để tiến vào chi viện cho Bình Lăng. Cuối tháng 5 đầu tháng 6/1972, sau khi tất cả các mũi, hướng tiến công, với sự góp sức của nhiều sư đoàn, lữ đoàn cùng các vũ khí tối tân không thể xuyên thủng được phòng tuyến An Lộc, không lực Hoa Kỳ và không quân của Quân đội Việt Nam cộng hòa đã thực hiện con bài cuối cùng là sử dụng 10 máy bay B52 ném bom rải thảm; thực hiện hàng nghìn phi vụ cường kích, ném hơn 40.000 tấn bom xuống khu vực Tàu ô – Xóm Ruộng. Nhưng những gì mà Mỹ đạt được chỉ là biến đất đai, cây cỏ ở khu vực này thành một đống hoang tàn. Dù bị hy sinh nhiều xương máu, cho đến nay, hàng trăm liệt sĩ và người dân vẫn chưa tìm được hài cốt, nhưng Tàu Ô – Xóm Ruộng vẫn đứng vững”.
Phá tan “cánh cửa sắt”
Địch nhận thấy không đánh chiếm được các trận địa chốt chặn trên đường 13, lại bị tiêu hao nhiều, chúng tìm cách rút quân khỏi Tàu Ô – Xóm Ruộng về ứng cứu phía sau. Lúc này, cả một vùng giải phóng rộng ở phía bắc Sài Gòn đã góp phần chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 để giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Nhớ về những ngày tháng kháng chiến, ông Cới lại cảm thấy như những trận đánh đó chỉ vừa diễn ra thôi. Dù đã 40 năm trôi qua, những cảm xúc của ngày ấy như vẫn còn vẹn nguyên.
Ông bảo, lúc đó dù ta giải phóng được nhiều nơi nhưng thị xã An Lộc vẫn bị bao vây, cô lập. Trận địa này chính là “cánh cửa sắt” để ta tiến vào Sài Gòn. Bọn địch xác định phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn. Bởi vậy mà, trận Xuân Lộc, kéo dài từ ngày 9-20/4/1975, là chuỗi các trận đánh ác liệt nhất trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
“Tôi nhớ trong trận đánh này, anh em chúng tôi bị mắc kẹt một tuần không đồ ăn, thức uống gì nhưng tinh thần chiến đấu thì lúc nào cũng mãnh liệt. Ai nấy đều quên đi khó khăn, gian khổ trước mắt để mơ về một tương lai đất nước được giải phóng” – người cựu binh đánh Mỹ kể lại.
Đến ngày 21/4 thì ta giải phóng được Xuân Lộc. Mỹ lúc này điên cuồng thả 2 quả bom xuống khu vực này, rất may thời điểm đó, sau khi giải phóng, quân và dân ta đã rút khỏi nên tránh được thương vong. Sau trận Xuân Lộc, chính quyền Sài Gòn lung lay nghiêm trọng. Phá tan được Xuân Lộc chính là đạp đổ được “cánh cửa sắt” để mở ra cuộc tổng tiến công vào ngày 30/4/1975.
Trong trận đánh này, Đại đội của ông Cới có 18 tay súng thì hy sinh 3, 5 người bị thương, nhưng ông bảo lúc đó, niềm vui của chiến thắng đã khiến cho ông cùng đồng đội quên đi những đau thương mất mát.
Cho đến 7h30 phút sáng ngày 30/4/1975 đơn vị của ông Cới tiến được vào sân bay Biên Hòa, đánh đến đâu địch bỏ chạy đến đó, vứt súng, áo trà trộn vào dân để thoát thân.
Ông nhớ lại: “Khi nghe trên đài tiếng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chúng tôi đã cùng ôm nhau hò reo, ai nấy đều sung sướng đến mức khóc òa. Niềm hạnh phúc lúc đó không thể tả được”.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
9 hộ dân, 9 Mẹ Việt Nam anh hùng và 17 liệt sĩ
Đó là xóm Chín Chủ - nơi chỉ có 9 hộ dân sinh sống nhưng có đến 9 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 17 liệt sĩ, 7 thương bệnh binh và 100% gia đình có công cách mạng.
Xom Chín Chủ nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu giữa hai con sông La Thọ và Cổ Cò (thuộc thôn Đông Hồ, xã Điện Hòa, Điện Bàn, Quảng Nam) được bao bọc bởi lũy tre làng, tạo nên vị thế tự nhiên, độc đáo.
Tìm về xóm Chín Chủ vào những ngày tháng 3 lịch này, chúng tôi gặp ông Lê Văn Nuôi - Bí thư Chi bộ thôn Đông Hồ - để tìm hiểu về địa danh lịch sử này. Ông Nuôi dẫn chúng tôi đến di tích lịch sử của xóm Chín Chủ. Di tích này được các địa phương, mạnh thường quân cùng chung tay xây dựng năm 2013.
Khu Di Tích lịch sử tại xóm Chín Chủ
Theo lời kể của ông Nuôi, sở dĩ xóm có tên gọi là Chín Chủ vì trước giải phóng chỉ có 9 hộ dân sinh sống. Điều đặc biệt ở chỗ, 9 hộ dân ở đây dù không phải bà con họ hàng nhưng sống với nhau rất đoàn kết, gắn bó, tình nghĩa, thủy chung. Cả ba thế hệ trong suốt hai cuộc kháng chiến, nhất là kháng chiến chống Mỹ, nhiều năm, cả xóm nấu cơm chung, ăn chung quyết bám trụ, giữ làng.
Xom Chín Chu kha nho, chỉ gói gọn trong khoảng nửa km2, lúc đông nhất khoảng 60 nhân khẩu nhưng chủ yếu người già, trẻ em, còn người lớn đều tham gia công tác địa phương, vào du kích hoặc thoát ly đi bộ đội...
Quanh xóm Chín Chủ trong vòng 1,5km bi bao vây bơi 10 đôn đich đóng quân. Bon ac ôn, nguy quyên, linh My, linh Nam Triêu Tiên... đanh pha ac liêt ngay đêm, bom cay đan xơi, can quet, băt bơ tra tân, tu đay gây nên bao canh tang thương nhưng 9 hô gia đinh vân duy tri bám trụ "một tấc không đi, một ly không rời", để làm điểm tựa vững chắc cho cách mạng.
Ông Lê Văn Cúc và tượng đài xóm Chín Chủ
Ông Lê Văn Cúc (SN 1945), một trong những người cán bộ cách mạng được người dân xóm Chín Chủ nuôi trong kháng chiến cho biết: "Tôi là lính biệt động TP Đà Nẵng, năm 1967 về xóm Chín Chủ được người dân che chở, nuôi dưỡng để chiến đấu đến ngày giải phóng".
Theo ông Cúc, sở dĩ xóm nhỏ này được chọn làm căn cứ cách mạng vì địa thế hiểm trở của nó, xóm nhỏ này gần đường 1, dễ dàng ngăn chặn quân địch vận chuyển quân, lương thực... Không chỉ là nơi trú ẩn mà còn là trạm kết nối các đầu mối của huyện Điện Bàn và Đà Nẵng, các chuyến hàng phục vụ cho hoạt động của một vùng cách mạng rộng lớn. Trong chiến tranh, nơi đây trở thành địa bàn quan trọng là điểm tựa vững chắc cho phong trào cách mạng.
Nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt như đồng chí Hồ Nghinh, Tấn Hưng, Hồng Thắng, Năm Dừa... đã từng đứng chân ở đây để chỉ đạo, lãnh đạo phong trào cách mạng trong những năm khó khăn, gian khổ, ác liệt.
Bia di tích xóm Chín Chủ
Ở đây có "đội du kích chăn trâu đánh giặc" tư 10-12 tuôi, nhiệm vụ chủ yếu là vừa chăn trâu vừa cảnh giới theo dõi bọn địch hoạt động, để báo cáo cho cơ sở, du kích có kế hoạch chống trả...
Ở đây còn có một bến lội có tên là bến "Hương Biều", nơi cán bộ, giao liên, du kích, bộ đội.... muốn vào vùng sâu, vùng địch hậu hoặc ngược lại đều phải qua bến lội này, nhất là lúc địch càn quét. Do đó, khi bị địch phát hiện "chấm điểm đen" nên dùng phi pháo đánh phá ác liệt, có lúc chúng sử dụng bộ binh phục kích gây cho ta những tổn thất.
Trước tình thế đó, người dân ở xóm Chín Chủ này đa lâp ra 5 bên đo bi mât vơi viêc giâu thuyên, tre xuông đay sông vao ban ngay, ban đêm vơt lên vân chuyên can bô, bô đôi, du kich, vu khi qua sông. Vì vậy, người dân nào ở đây bọn địch cũng cho là "Việt Cộng", nên gặp mặt là chúng bắt bớ, tra tấn, bắn giết không nương tay.
Ông Lê Văn Nuôi chỉ tay về xóm Chín Chủ xưa
Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Phan Thị Mai (hiện là thương bệnh binh, người dân xóm Chín Chủ xưa) - một trong những nhân chứng còn sống - kể rằng, khi xưa bà thường dùng đò chở cán bộ, lương thực qua sông, nuôi giấu cán bộ trong nhà. Bà Mai có chồng tên Lê Văn Ba, là du kích hoạt động ở xóm Chín Chủ nhưng đã hy sinh năm 1969.
Bà kể, năm 1971, mới buổi sáng sớm nhưng địch vào phục kích ở xóm, mọi người chạy tán loạn, bà bị bắn ở chân. Khi bị thương, địch định đưa bà đi để vừa băng bó vết thương vừa khai thác nhưng người dân ở đây nhất quyết đấu tranh giữ bà lại vì sợ địch sẽ tra tấn và khai ra bí mật ở đây. Sau khi người dân làm dữ nên địch buông, người dân dùng các phương tiện chở bà ra bệnh viện Đà Nẵng cưa chân. Hiện bà sống với 2 người con, nuôi gà, heo và làm vườn sinh sống.
Chúng tôi cũng gặp ông Nguyễn Văn Hoành (SN 1934), là thương binh. Ông cũng là một trong những nhân chứng sống ở xóm Chín Chủ xưa, ông là con ruột của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lưỡng. Ông Hoành cho biết, gia đình có tất cả 9 anh em nhưng có đến 4 liệt sĩ, 2 người là bộ đội, còn lại là cán bộ.
Bà Phan Thị Mai trò chuyện với PV Dân trí
Trong nhà ông Hoành treo hàng chục bằng Tổ quốc ghi công của mẹ và các anh em mình. Dù đã hơn 80 tuổi nhưng ông còn minh mẫn, kể lại chuyện xưa vẫn còn rành rọt. Giờ ông chỉ muốn làm lại căn nhà cấp bốn đã xuống cấp để có nơi thờ tự mẹ và các anh em. Tuy nhiên, tin vui đã đến với ông khi chính quyền địa phương đã quyết định hỗ trợ cho ông trên 40 triệu đồng để sửa sang lại nhà mới.
Chúng tôi tìm về xóm Chín Chủ trong những tháng 3, trước mắt chúng tôi là cánh đồng lúa xanh mát, nối dài là những bụi tre bao phủ trông rất thanh bình, êm ả. Ông Lê Văn Nuôi, Bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng thôn Đông Hồ, cho biết sau ngày giải phóng đất nước, quê hương được yên bình nhưng do nhu cầu cuộc sống ấm no nên người dân xóm Chín Chủ xưa chuyển đến những vùng cao ráo, cách nơi cũ chừng 400m để sinh sống. Xóm Chín Chủ xưa giờ chỉ còn là kí ức của những người còn sống.
Ông Lê Văn Nuôi cho hay vào tháng 7/2013, được sự nhất trí của cấp trên, đặc biệt là sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị và các nhân hảo tâm đã góp sức xây dựng hoàn thành "Khu Di Tích" lịch sử tại xóm Chín Chủ này.
"Đây là một chiến tích lịch sử, một biểu tượng sáng ngời của người dân nơi đây để con cháu sau này nhớ đến lịch sử hào hùng của người dân ở xóm Chín Chủ này vì từ nơi đây, rất nhiều cán bộ đã sống, chiến đấu và trưởng thành rồi tiến quân ra giải phóng ở các khu vực Quảng Nam và Đà Nẵng", ông Nuôi nhấn mạnh.
Công Bính
Theo Dantri
Tái hiện khúc tráng ca của những anh hùng áo nâu Sáng ngày 16/3, huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức Lễ kỷ niệm 131 năm khởi nghĩa Yên Thế và Lễ hội Yên Thế với sự tham dự của hàng nghìn người dân và du khách thập phương. Tại Lễ kỷ niệm, ông Lưu Xuân Vượng, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế đã nêu bật công lao to lớn của những anh hùng...