Đáng sợ máu pha… nước muối
Máu pha nước muối về cơ bản, vẫn phù hợp với sinh lý con người nhưng nếu bị pha chế sai quy trình và không đúng chủng loại thì nước muối sinh lý có thể gây nhiều biến chứng.
Qua việc phát hiện một số bịch máu không đạt chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh do bị pha trực tiếp dung dịch nước muối sinh lý đẳng trương, nhiều chuyên gia huyết học ở TPHCM lo ngại việc pha máu như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Không thể pha trực tiếp
Theo các bác sĩ (BS) chuyên khoa huyết học, nước muối sinh lý đẳng trương NaCl 0,9% được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực truyền máu – huyết học.
BS Trần Minh Giao, phụ trách mảng huyết học của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nói khi cấp cứu cho bệnh nhân mất máu cấp cần hồi phục thể tích tuần hoàn, các BS có thể truyền đồng thời máu và dung dịch nước muối sinh lý nhưng 2 loại luôn được truyền riêng chứ không pha trực tiếp với nhau. Việc pha trộn như thế, trước hết là sai về mặt y đức, sau đó là có thể làm người bệnh phải chịu một số nguy cơ không mong muốn.
Các bịch máu phải được lấy và điều chế theo một quy trình khép kín.
Trong ảnh: Hiến máu nhân đạo do Bệnh viện Truyền máu Huyết học thực hiện
Video đang HOT
BS Phù Chí Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học, bức xúc: “Tôi rất bất ngờ vì lâu nay chưa có ai pha trực tiếp nước muối sinh lý vào máu cả. Về cơ bản, nước muối sinh lý đẳng trương NaCl 0,9% khi vào cơ thể sẽ không gây hại vì nó phù hợp với sinh lý con người.
Tuy nhiên, đáng lo ngại là quá trình pha máu. Bịch máu vốn được điều chế theo quy trình khép kín và vô trùng, nếu bị mở ra để sang chiết, pha trộn tùy tiện sẽ không vô trùng nữa. Cách truyền máu này cũng sai hoàn toàn nguyên tắc truyền máu do Bộ Y tế quy định”. Hậu quả sẽ rất lớn nếu như trong số các bệnh nhân được truyền máu pha có người bị nhiễm trùng huyết mà không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Hai chuyên gia y tế trên còn đưa ra một mối lo ngại khác. Đó là việc máu được pha từ một bịch thành 2 – 3 bịch sẽ quá loãng. Trong một số trường hợp, khi truyền vào cơ thể sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn dẫn đến các tai biến về tim, phổi rất nguy hiểm.
Có thể gây hại hồng cầu
BS Dũng còn nêu ra một nguy cơ khác: Nếu loại nước muối sinh lý được sử dụng không phải dung dịch NaCl 0,9% mà là các loại khác, ví dụ nước muối sinh lý nhược trương thì có thể gây vỡ hồng cầu, teo hồng cầu.
BS Phạm Thị Huỳnh Giao, Trưởng Khoa Xét nghiệm – đơn vị quản lý ngân hàng máu của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, nhấn mạnh: “Cần phải có sự phân tích cụ thể xem loại nước muối sinh lý được pha vào máu này có gây hại hồng cầu hay không. Trên nguyên tắc, nếu dùng các loại nước muối sinh lý khác thì chắc chắn sẽ có tổn hại.
Không khi nào bảo quản hồng cầu bằng dung dịch nước muối sinh lý cả. Bởi dù máu này được pha thêm bằng loại nước muối sinh lý nào thì cũng không bảo đảm về chất lượng y tế và các yếu tố lý, hóa khác nên dễ đưa đến bất lợi cho các bệnh nhân bị truyền máu”.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng cơ quan chức năng nên sớm phân tích, kiểm tra rõ ràng về chất lượng của các túi máu pha cũng như loại nước muối sinh lý mà vị BS ở Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đã sử dụng. Từ đó có sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời cho những nạn nhân của hành vi phản khoa học này.
Bệnh nhân nên được kiểm tra
BS Phạm Thị Huỳnh Giao khuyến cáo những bệnh nhân đã lỡ bị truyền hoặc nghi ngờ bị truyền những bịch máu không đạt tiêu chuẩn nên tìm đến các cơ sở y tế để được kiểm tra cụ thể xem có bị nhiễm trùng huyết, tán huyết, vỡ hồng cầu hay các biến chứng khác liên quan đến huyết học hay không. Còn theo BS Phù Chí Dũng, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát và cả cấy máu lại để xác định chính xác vấn đề nhiễm trùng.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ Ngày 31-5, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra và báo cáo giải trình. Theo ông Khuê, hiện sự việc đang được cơ quan chức năng làm rõ, nếu làm sai các quy trình chuyên về an toàn truyền máu thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Đánh giá về sự việc này, một lãnh đạo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng cần tìm đúng sự thật để có hướng xử lý. Theo đó, sản phẩm máu pha này dù không gây bệnh cho người được truyền thì cũng là sản phẩm kém chất lượng.Trước đây, trong một số trường hợp bất khả kháng, tức là chỉ còn một đơn vị máu mà cả hai người bệnh đều cần truyền máu để cầm cự thì BS có thể chỉ định chia đôi đơn vị máu kết hợp truyền nước muối sinh lý để bảo đảm sự tuần hoàn cho đến khi bệnh viện có đủ máu nhưng những năm gần đây, tình trạng này không còn xảy ra nên cần làm rõ động cơ của hành vi cho nước muối vào máu là nhằm mục đích gì. Chẳng hạn, chia nhỏ đơn vị máu truyền cho bệnh nhân để được hưởng lợi nhiều hơn. Hành vi lợi dụng sự sống còn của người bệnh để vụ lợi cá nhân là không thể chấp nhận được.
GS-TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết học – Truyền máu Trung ương, cho biết ngay sau khi nhận được thông tin, viện đã trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và khẳng định sẵn sàng vào cuộc để cùng tìm hiểu các vấn đề về chuyên môn.
Nói về vấn đề an toàn truyền máu, BS Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện huyết học – Truyền máu Trung ương, cho biết máu và các chế phẩm của máu được coi là một loại thuốc có vai trò đặc biệt trong việc cứu chữa người bệnh. Chính vì thế, việc lấy máu và truyền cho người bệnh đều có những quy trình rất khắt khe chứ không thể thu gom một cách bừa bãi.
Người hiến máu phải được nhân viên y tế tư vấn trước để tự sàng lọc, đánh giá tiền sử tình trạng sức khỏe của mình và đối chiếu với các tiêu chuẩn hiến máu. Người hiến máu cũng phải được khám sức khỏe, xét nghiệm huyết cầu tố, số lượng tiểu cầu, protein máu… và các thành phần khác của máu trước khi hiến.
BS Dương nói: “Với người bệnh, an toàn khi nhận máu trước tiên là về số lượng, bảo đảm đủ mọi nhu cầu về máu khi người bệnh cần. Hơn nữa, an toàn về chất lượng sản phẩm máu cũng phải bắt đầu từ người hiến máu. Vì vậy, việc sàng lọc trước khi máu được truyền cho người bệnh là vô cùng quan trọng để bảo đảm người bệnh không bị truyền nhầm máu. Bởi nếu xảy ra sự nhầm lẫn này thì nguy cơ tử vong rất cao”. Ngọc Dung
Theo Anh Thư (Người lao động)
"Bác sĩ là người lạ"!
Không chỉ tình trạng quá tải khiến bác sĩ không có thời gian để lắng nghe, giải thích cho bệnh nhân, mà một số yếu tố khác đang góp phần biến các bác sĩ từ mẹ hiền thành người lạ.
"Trên thế giới, đang có xu hướng sử dụng quá nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị bệnh khiến bác sĩ không còn thời gian để tiếp xúc trực tiếp, lắng nghe tâm tư của người bệnh. Bác sĩ không còn là người mẹ hiền mà là một người lạ", GS.TS Phạm Thị Minh Đức chia sẻ tại Tại hội thảo "Y đức và những thách thức trong việc thực hiện y đức hiện nay tại Việt Nam" diễn ra 6/3 tại Hà Nội.
Theo GS Đức, trước đây bằng bàn tay khám của thầy thuốc có thể trò chuyện, cảm nhận nỗi đau của người bệnh. Còn ngày nay, sử dụng kỹ thuật nhiều (không thể phủ nhận rằng các kỹ thuật này vô cùng hiệu quả trong chẩn đoán, điều trị bệnh), người bác sĩ tập trung quá nhiều vào kỹ thuật hóa thì càng không có thời gian để tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, lắng nghe người bệnh. Có sự chuyển đổi vai trò từ người mẹ sang người lạ. Tức là người bác sĩ chưa hiểu hết được những nhu cầu của người bệnh.
Còn tại Việt Nam, GS Đức cho rằng cũng đang có xu hướng như thế. Thậm chí ở Việt Nam lại có thêm một nguy cơ khác khiến sự tiếp xúc bác sĩ - bệnh nhân càng trở nên khó khăn hơn, đó là do lượng bệnh nhân quá đông, bác sĩ thì ít. "Một bác sĩ Việt Nam trung bình một ngày khám 80 - 120 bệnh nhân. Làm sao có thời gian để thực sự tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân, không có điều kiện để lắng nghe nguyện vọng, mong muốn của người bệnh, giải thích cho người bệnh. Đây là điều kiện khách quan mang lại chứ không vì chủ quan của người thầy thuốc. Tình trạng bệnh viện không đủ chỗ, nằm 2 - 3 thì làm sao đảm bảo được tính chuyên nghiệp", GS Đức bày tỏ.
Đó là những thách thức nên khoảng 10 năm nay thế giới càng quan tâm tới vấn đề y nghiệp, dù y nghiệp đã có gần 2000 năm nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào mà vừa sử dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, vừa tiếp xúc nhiều với người bệnh.
Cũng tại hội thảo này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định: Nâng cao y đức đối với cán bộ y tế là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Để thực hiện được nhiệm vụ này, ngành y tế đã chủ động và có những biện pháp thiết thực như phát động phong trào thi đua trong toàn ngành, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi "tuyên truyền về thực hiện Quy tắc ứng xử" ngành y tế...
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cùng với cơ chế đãi ngộ chưa thật phù hợp nên vấn đề y đức là một trong những thách thức lớn của ngành.
GS.TS Trần Quỵ cho rằng, xã hội có một cái nhìn rất khắt khe với ngành y. Có rất nhiều thành tựu, kỹ thuật mà ngành y đạt được thì không được nhắc nhiều tới, nhưng chỉ một số ít những sự cố, bộ phận nhỏ có biểu hiện tiêu cực lại đánh đồng cho tất cả các cán bộ y tế, đó là một điều thiệt thòi với họ.
GS. TS khoa học Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam rằng, để nâng cao y đức, ngành y tế cần tăng cường truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về y đức đánh giá đúng những thành tựu của ngành để động viên kịp thời nhưng cũng chỉ ra được thực trạng vấn đề sai phạm, yếu kém về y đức của một số cán bộ y tế và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đưa y đức vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y tế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế...
Hồng Hải
Theo dân trí
Nghề y không chỉ để mưu sinh! Đạo làm thầy thuốc là một nhân thuật, chuyên lo trị bệnh cứu người. Người xưa đã khuyên dạy rất nhiều về y đạo, y đức của người thầy thuốc. Vì sao gần đây lại xảy ra quá nhiều chuyện đau lòng cho người bệnh mà lỗi lầm lại do thầy thuốc gây ra? "Nếu như sai sót của thầy thuốc do yếu...