Đáng sợ khi não người được tạo ra trong phòng thí nghiệm cũng biết suy nghĩ?
Não người nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm có thể trải qua những cảm giác hãi hùng vì nó thực tế không gắn kết với bất cứ cơ thể nào, các nhà khoa học cảnh báo.
Các chuyên gia ngày nay mới chỉ nuôi dưỡng được một phần não người trong phòng thí nghiệm.
Theo The Sun, các nhà nghiên cứu cảnh báo, dù chưa ai chứng minh được rằng não người nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có ý thức, nguy cơ vẫn là rất lớn.
Các mẫu vật nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho đến nay không phải là não người hoàn chỉnh. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học của Đại học Harvard, Mỹ, phát hiện não nuôi cấy phát triển được nhiều dạng tế bào khác nhau, từ tế bào thần kinh vỏ não đến tế bào võng mạc.
Nếu để phát triển trong 8 tháng, chúng tự hình thành mạng lưới thần kinh có khả năng hoạt động và phản ứng nếu bị chiếu sáng.
Những nghiên cứu trên não người bị chỉ trích vì chúng nằm ở ranh giới giữa nghiên cứu y khoa và thí nghiệm trên người.
Video đang HOT
Elan Ohayon, giám đốc Phòng thí nghiệm khoa học thần kinh xanh, nói trên tờ Guardian: “Nếu tạo ra ngay cả một phần não người có tri giác, chúng ta đã đi quá ranh giới khoa học. Chúng ta không muốn nghiên cứu trong khi một thứ gì đó phải chịu đựng”.
Các nhà khoa học cho rằng, cần phải làm rõ những tác động của việc nghiên cứu não người trong phòng thí nghiệm và trong một số thí nghiệm, não người thậm chí còn được cấy vào cơ thể động vật.
Nghiên cứu não người sống hết sức khó khăn nên việc nuôi cấy tế bào não người giúp các nhà khoa học có những nghiên cứu giá trị, giúp hiểu thêm về bệnh tâm thần phân liệt và tự kỷ.
Ohayon nói một khi tế bào não người bắt đầu có ý thức, các nhà nghiên cứu cần phải chấm dứt thí nghiệm ngay lập tức. Ohayon đang phát triển mô hình nghiên cứu trên máy tính để chứng minh giả thuyết của mình.
Theo danviet.vn
Cựu nhà khoa học NASA tiết lộ phát hiện sự sống trên Sao Hỏa từ 43 năm trước
Một nhà khoa học từng làm việc tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tiết lộ rằng đã phát hiện ra sự tồn tại của sự sống trên Sao Hỏa từ 43 năm trước.
Ông Gilbert V. Levin - nhà nghiên cứu chính trong thí nghiệm đưa tàu đổ bộ Viking lên Sao Hỏa năm 1976 - đã chia sẻ thông tin trên.
Kênh CNN (Mỹ) dẫn nguồn một bài báo khoa học của ông Levin đăng trên tạp chí Scientific American vào tuần trước cho biết kết quả của thí nghiệm là bằng chứng về sự sống trên hành tinh Đỏ.
Trong thí nghiệm, tàu Viking đã bơm dưỡng chất có chứa phóng xạ carbon vào các mẫu đất thu thập trên Sao Hỏa. Nếu có sự sống tồn tại thì nó sẽ hấp thụ dưỡng chất và để lại dấu vết trao đổi chất thông qua các máy theo dõi phóng xạ.
Nhà khoa học cho biết đó chính xác là những gì đã xảy ra trong các thí nghiệm kiểm tra đất Sao Hỏa để tìm chất hữu cơ. "Có vẻ như chúng tôi đã có câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng về sự sống trên Sao Hỏa", ông Levin viết trong bài báo.
Để chắc chắn rằng đó là một phản ứng sinh học, thử nghiệm được lặp lại sau khi nung đất để chứng minh sự sống trong đất Sao Hỏa bị tiêu diệt trong môi trường nhiệt độ cao.
Theo ông Levin, nếu phát hiện phản ứng trao đổi chất trong mẫu đầu tiên và không phát hiện phản ứng trao đổi chất trong mẫu thứ hai thì có nghĩa là có các sinh vật siêu nhỏ đã làm điều đó.
Tuy nhiên, các thí nghiệm khác đã không tìm thấy bất kỳ chất hữu cơ nào. NASA không thể nhân đôi kết quả trong phòng thí nghiệm của họ. Vì vậy, họ bác bỏ kết quả dương tính của thí nghiệm, gọi đó là dương tính giả và cho rằng đó là một số phản ứng hóa học chưa biết ngoài Trái Đất.
"NASA kết luận rằng thí nghiệm đã phát hiện một vật chất có khả năng bắt chước sự sống, nhưng không phải là sự sống. Không thể giải thích được tại sao trong suốt 43 năm kể từ sau Viking, không có tàu đổ bộ lên Sao Hỏa nào của NASA mang theo một công cụ giúp phát hiện sự sống để theo dõi các kết quả thú vị này", ông Levin nói.
Nhưng sau nhiều thập kỷ, ngày càng có nhiều dấu hiệu hứa hẹn phát hiện sự sống trên hành tinh Đỏ. Mới đây, NASA vừa tìm thấy các trầm tích cho thấy đã từng có những hồ nước mặn cổ xưa trên bề mặt Sao Hỏa.
"Bằng chứng chứng minh không có sự sống trên Sao Hỏa là gì? Sự thật đáng kinh ngạc là không có gì cả", cựu nhà khoa học của NASA cho biết.
Ông Levin và người đồng thí nghiệm Patricia Ann Straat đang kêu gọi thực hiện nhiều kiểm chứng hơn.
"NASA đã thông báo rằng tàu đổ bộ Sao Hỏa năm 2020 sẽ không mang theo thiết bị phát hiện sự sống trên Sao Hỏa. Tôi tin rằng cần phải nỗ lực để đưa các thí nghiệm phát hiện sự sống vào sứ mệnh Sao Hỏa tiếp theo", ông Levin viết trong bài báo trên Scienctific American.
NASA sẽ phóng tàu thăm dò mang theo thiết bị phát hiện sự sống trên Sao Hỏa lên bề mặt hành tinh Đỏ vào tháng 2/2021. Bên cạnh nhiệm vụ tìm kiếm sự sống, con tàu thăm dò cũng được giao một nhiệm vụ quan trọng khác là thử sản xuất oxy trên Sao Hỏa và quan sát thời tiết của hành tinh này.
Theo Báo Tin tức
Những thí nghiệm kéo dài nhất lịch sử, cho thấy loài người đã phải hi sinh nhiều thế nào cho khoa học Thời gian cho một thí nghiệm lên đến cả trăm năm. Ảnh minh họa "Sự kiên nhẫn đắng chát, nhưng quả của nó lại ngọt." Câu nói này rất đúng, nhưng có lẽ nó đặc biệt thấm thía đối với những người làm khoa học. Đôi khi bạn khởi xướng một nghiên cứu và đặt vào đó tâm huyết cả đời mình -...