Đằng sau vụ kẻ tâm thần bắt cóc con tin
Dễ dàng gây hấn, chém người dã man. Người tâm thần không nhận thức được hành vi, nếu quản lý không chặt chẽ sẽ gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội.
Sau vụ người tâm thần vào trường học bắt cóc con tin ở TP.HCM, các bác sĩ đã lên tiếng.
Nhiều năm làm việc trong ngành khám, chữa bệnh tâm thần, Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần TP.HCM chứng kiến không ít vụ án dã man, thương tâm do người bị bệnh tâm thần gây ra.
Bình thản sau khi gây trọng án
Có trường hợp, kẻ gây án ngày thường rất hiền lành, không tiền án, tiền sự khiến người xung quanh mất cảnh giác. Hậu quả của các vụ án do các đối tượng này gây ra đa số hết sức nặng nề, nghiêm trọng.
Chỉ cách đây vài hôm, bác sĩ Quang chứng kiến một người tâm thần gây án hết sức kinh hoàng.
Đối tượng tên là T. T. K., SN 1990, ngụ tại quận 12, TP.HCM.
K. có tiền sử bị động kinh, bố đẻ của K. từng phải điều trị bệnh tâm thần.
Trong lúc K. đang nằm ở võng trong nhà, cháu bé N. T. T. T., SN 2006 cầm ly sinh tố chạy sang chơi. Chỉ vì cháu T. vô ý làm đổ ly nước trúng người K mà tên này nhẫn tâm rút con dao dài 40cm để chém tới tấp 30 nhát về phía nạn nhân.
Mẹ của K. trên gác nghe tiếng cháu T. kêu cứu chạy xuống can ngăn nhưng không được. Lợi dụng lúc kẻ sát nhân lơ là, cháu T. chạy ra đường nhưng vẫn bị tên K đuổi theo, truy sát.
Bố cháu T. là ông N. thấy con gái gặp nạn, chạy ra bế, ai ngờ bị tên K. chém luôn 3 nhát vào lưng.
Video đang HOT
Nhờ người dân đuổi đánh, bắt giữ K. nên bố con ông N mới được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Sau khi cấp cứu, may mắn ông N. chỉ bị thương ngoài da, còn cháu T. đa chấn thương vùng đầu, cổ, vai, tay và bị liệt.
Sau khi thăm khám cho tên K., bác sĩ Quang cảm thấy rợn người: “Hắn ta rất tỉnh táo, bình thản, nhớ rõ từng chi tiết vụ án. Hắn nói chém bé T. vì bé làm đổ nước vào người mình. Nhìn nét chữ của hắn trong bản tường trình tôi cảm thấy bất an.
Nét chữ như vẽ, rất kỳ lạ. Đối với kẻ có tâm lý bất ổn thì đôi khi viết chữ được coi như một trò chơi. Với những đối tượng như vậy ta không thể lường trước được khi nào họ lên cơn kích động. Rất nguy hiểm!”.
Gây án ngoài cơn vẫn phải chịu tội
Tuy nhiên, bác sĩ Quang cũng nhấn mạnh, không phải ai có dấu hiệu tâm thần gây tội ác đều thoát án. Cơ quan chức năng sẽ xác định kẻ đó gây án trong lúc lên cơn hay ngoài cơn. Nếu trong lúc lên cơn, mất kiểm soát năng lực hành vi thì bị điều trị tâm thần bắt buộc.
Vụ bắt cóc con tin do Cao Quốc Huy thực hiện gây chấn động dư luận. Kẻ gây án từng điều trị bệnh tâm thần. Ảnh: VietNamNet
Còn nếu kẻ đó gây án khi không lên cơn vẫn phải chịu chế tài của pháp luật như thường, chỉ được xem xét tình tiết giảm nhẹ thôi.
Còn rất nhiều trường hợp người tâm thần không được kiểm soát chặt chẽ đã gây án.
Đó là vụ tên Cao Quốc Huy, 28 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình đã thực hiện hành vi khống chế trẻ em mầm non gây chấn động dư luận vào ngày 11/10.
Tên Huy uy hiếp cô, trò trường mầm non 10A, đặt ra điều kiện y chang phim hành động Mỹ: Một xe 26 chỗ, vé máy bay và 3,5 triệu đồng.
Rất may, lực lượng công an đã làm chủ được tình hình, giải cứu con tin, không để xảy ra án mạng.
Sau khi bị bắt giữ, dư luận mới biết tên Huy từng điều trị tâm thần tại Biên Hòa.
Mới đây (ngày 15/10), bác sĩ Quang tiếp nhận một vụ người con bị tâm thần, nhậu say về nhà giết chết mẹ.
Hay tại quận 8, TP.HCM, một vụ án kinh hoàng đã từng xảy ra. Cháu bé 21 tháng tuổi bị chính dì ruột giết hại.
Cháu bé đáng thương này từng bị người dì tâm thần nhiều lần giết hụt như ném xuống ao, dùng keo dán mắt mũi, nhét nắm thuốc vào miệng. Những lần đó nhờ có người phát hiện kịp thời nên cháu bé thoát chết. Tuy nhiên, lần cuối cùng không may mắn như vậy.
Các câu chuyện trên như hồi chuông cảnh tỉnh đối với những gia đình có người bị tâm thần, đặt ra bài toán về sự kiểm soát người tâm thần tại gia cho xã hội.
Bên cạnh đó, những gia đình có con nhỏ sống cạnh nhà có người tâm thần phải nâng cao cảnh giác, không để trẻ chạy chơi gần người tâm thần sinh sống.
“Đã biết nhà đó có người tâm thần, cha mẹ còn để con chạy sang chơi, khi xảy ra hậu quả, chính bản thân phụ huynh cũng phải gánh trách nhiệm.
Hoặc những gia đình đã biết có thành viên bị tâm thần mà còn để đối tượng chăm sóc, trông trẻ thì cơ sự xảy ra là điều khó tránh”, bác sĩ Quang nói.
Theo Dantri
Vụ bắt cóc con tin tại trường mầm non: Xử lý hung thủ mắc tâm thần như thế nào?
Chiều 14.10, thượng tá Lê Hoàng Châu, Phó trưởng Công an Q.Tân Bình (TP.HCM), khẳng định Cơ quan CSĐT vẫn còn tạm giữ hình sự Cao Quốc Huy (28 tuổi) để điều tra làm rõ về hành vi đe dọa giết người và bắt giữ người trái pháp luật.
Theo hồ sơ, vào ngày 14.4.2002, Huy từng bị cơ quan công an bắt giữ do liên đến vụ giết người. Sau đó, vụ việc đã được chuyển cho Đội 4 (nay là Đội 7) thuộc Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP.HCM thụ lý. Trong quá trình điều tra, điều tra viên của Đội 4 phát hiện Huy có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần.
Ngày 21.11.2002, bà Trần Thị Tư (mẹ ruột của Huy) đã làm đơn xin cứu xét gửi cho cơ quan thẩm quyền, trong đó nêu rõ: "Cháu Huy mắc chứng bệnh không bình thường ... tôi đã cố hết sức mang cháu đi chữa chạy các nơi nhưng bệnh không mấy thuyên giảm". Sau đó, cơ quan tố tụng đã đưa Huy đi giám định và bệnh viện kết luận Huy bị tâm thần nên vụ án bị đình chỉ. Huy được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Ngày 3.8.2004, Khoa Pháp y Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa đã bàn giao Huy cho gia đình do tình trạng sức khỏe đã bình thường. Trong biên bản giao nhận, bà Tư cam kết đưa con về nhà quản lý.
Theo một điều tra viên của PC45 (Công an TP.HCM), đối với vụ việc năm 2002, cơ quan chuyên môn kết luận vào thời điểm Huy gây án là bị bệnh tâm thần nên cho dù sau này Huy hết bệnh vẫn không thể khởi tố.
Ông Mai Khắc Phúc (giảng viên Khoa Hình sự - Trường ĐH Luật TP.HCM), giải thích tại thời điểm thực hiện hành vi giết người, nếu cơ quan chuyên môn kết luận người gây án mắc bệnh tâm thần thì cơ quan tố tụng phải đình chỉ vụ án. Dù sau này, người gây án đã được chữa hết bệnh thì cơ quan tố tụng vẫn không truy cứu.
Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn phải đưa ra kết luận người mắc bệnh tâm thần này bị mất khả năng nhận thức, bởi vì có trường hợp người mắc bệnh tâm thần nhưng chỉ bị hạn chế khả năng nhận thức (có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Trường hợp, tại thời điểm phạm tội, nếu cơ quan chuyên môn kết luận người gây án không mắc bệnh tâm thần, sau khi gây án hoang mang phát sinh bệnh tâm thần thì sau khi chữa hết bệnh, cơ quan tố tụng sẽ phục hồi điều tra.
Đến ngày 11.10.2012, Huy tiếp tục phạm tội, đã bắt cóc, uy hiếp con tin, cố thủ tại trường mầm non ở Q.Tân Bình, thì Cơ quan CSĐT có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Huy. Nếu có cơ sở chứng minh được Huy có dấu hiệu bị bệnh tâm thần và có nhiều người làm chứng, thì Cơ quan CSĐT sẽ xem xét.
Lúc này, Cơ quan CSĐT phải dựa vào kết quả giám định của cơ quan chuyên môn mới truy cứu trách nhiệm hình sự. "Ngay sau khi bắt quả tang Huy có hành vi bắt giữ người trái pháp luật, đe dọa giết người khác thì Cơ quan CSĐT có thể khởi tố hung thủ về 2 hành vi nói trên khi thu thập đầy đủ chứng cứ, không nhất thiết phải chờ cơ quan chuyên môn đưa ra kết quả giám định. Sau này, cơ quan chuyên môn có kết luận hung thủ bị bệnh hay không bị bệnh thì dựa vào đó để có những bước xử lý tiếp", một điều tra viên của Công an TP.HCM, nói.
Theo TNO
Khởi tố kẻ dùng dao khống chế trẻ mầm non Đối tượng Cao Quốc Huy (SN 1984) tại cơ quan công an (Ảnh: Pháp luật TPHCM) Ngày 13/10, tin từ Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Cao Quốc Huy (28 tuổi, ngụ Q.Tân Bình) về hành vi bắt giữ người trái phép và đe dọa giết người. Như đã thông tin,...