Đằng sau việc Trung Quốc thành lập sàn chứng khoán mới
Ngày 15/11, sàn chứng khoán Bắc Kinh của Trung Quốc đã chính thức đi vào giao dịch. Đây là lần đầu tiên một sàn chứng khoán được thiết lập tại Bắc Kinh, điều này được cho tạo thêm ảnh hưởng cho trung tâm chính trị của Trung Quốc về lĩnh vực tài chính.
Sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh ngày 14/11. Ảnh: CNN
Việc ra đời sàn chứng khoán mới còn mang tầm chiến lược với tầm nhìn kinh tế và chính trị của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Kênh CNN (Mỹ) cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên tiết lộ về sàn chứng khoán mới từ tháng 9.
Bên cạnh đó, sàn chứng khoán mới có thể góp phần xoa dịu một số công ty trong lĩnh vực công nghệ đang chịu nhiều rào cản từ Mỹ và cả từ chính Trung Quốc trong việc vận động vốn ở nước ngoài.
Theo CNN, Trung Quốc cũng đang thắt chặt kiểm soát với các tập đoàn công nghệ lớn của nước này. Động thái này nhằm đảm bảo của cải và nguồn vốn không chỉ tập trung vào tay một vài doanh nghiệp lớn.
Giúp đỡ doanh nghiệp mới và nhỏ
Video đang HOT
Khi phát biểu đề cập đến sàn chứng khoán mới trong tháng 9, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh ông muốn tạo nền tảng “tài trợ chính” cho các doanh nghiệp nhỏ “định hướng dịch vụ” và “đổi mới”.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc xin hỗ trợ vốn từ hệ thống ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc do thiếu tài sản thế chấp và các ràng buộc khác. Nhưng để hiện thực hóa tham vọng của ông Tập Cận Bình là Trung Quốc vượt qua phương Tây về công nghệ tiên tiến thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước này cần được phát triển và đổi mới.
Năm 2018, khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng phát, ông Tập Cận Bình đã công bố một sàn giao dịch dành riêng cho các cổ phiếu công nghệ khởi nghiệp thuộc Sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải mang tên Star Market. Theo đó, Star Market tập trung vào các công ty với “công nghệ cốt lõi trong các lĩnh vực quan trọng”, chẳng hạn như chất bán dẫn cao cấp và bộ vi xử lý máy tính. Ngoài ra còn có một sàn giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến, ChiNext thành lập vào năm 2009 với mục tiêu nhắm vào các công ty khởi nghiệp tăng trưởng cao.
Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc vào tháng 9 đánh giá sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh sẽ “bổ sung” cho các sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đồng thời tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ. Tính đến thời điểm hiện tại, các công ty xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh có giá trị thị trường trung bình khoảng 3,9 tỷ nhân dân tệ (610 triệu USD).
Tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh
Nhà phân tích Luo Zhiheng tại công ty Yuekai Securities trụ sở ở Quảng Châu đánh giá: “Việc thành lập sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh có lợi cho phát triển cân bằng trong khu vực và tăng cường ảnh hưởng của miền Bắc Trung Quốc vào thị trường vốn”.
Ông cũng bổ sung rằng sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh có thể “phục vụ tốt hơn vị trí cốt lõi của thủ đô là trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, giao lưu quốc tế, công nghệ và đổi mới của quốc gia”. Đây là những mục tiêu mà ông Tập Cận Bình đặt ra vào năm 2014.
Trung Quốc cũng đang khuyến khích các công ty niêm yết tại quê nhà và tránh phụ thuộc vào nguồn tiền cũng như công nghệ của nước ngoài.
Các nhà phân tích tại Eurasia Group (Mỹ) trong báo cáo gần đây có đề cập: “Giới lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng quan ngại về các doanh nghiệp nước này niêm yết ở Mỹ… đặc biệt là với những công ty sở hữu lượng lớn dữ liệu. Việc hình thành sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh mới nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc huy động vốn mà không phải đến Mỹ”.
Ngày 14/1, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đề xuất quy định cứng rắn hơn với các công ty công nghệ có kế hoạch niêm yết ở nước ngoài. Những doanh nghiệp có trên 1 triệu người sử dụng phải xin phép về an ninh mạng trước khi niêm yết ở nước ngoài.
Công ty Malaysia phải có giám đốc nữ
Chính phủ Malaysia yêu cầu các công ty niêm yết tại nước này bổ nhiệm ít nhất một nữ giám đốc trong hội đồng quản trị từ năm 2022.
Bộ trưởng Tài chính Malaysia Tengku Zafrul Abdul Aziz ngày 29/10 cho biết chính sách mới được ban hành do khoảng 250 công ty, chiếm khoảng 1/4 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán nước này, vẫn chưa có bất cứ nữ thành viên nào trong hội đồng quản trị.
Zafrul cho biết chính sách yêu cầu các công ty Malaysia phải bổ nhiệm ít nhất một nữ giám đốc nhằm "công nhận vai trò của phụ nữ trong quá trình ra quyết định và tăng cường vai trò lãnh đạo cùng hiệu quả của hội đồng quản trị".
Bộ trưởng Tài chính Malaysia Tengku Zafrul Abdul Aziz trong phiên họp quốc hội ngày 29/10. Ảnh: Bộ Thông tin Malaysia.
Chính sách này có hiệu lực với các công ty lớn từ tháng 9 và dự kiến áp dụng với tất cả công ty vào tháng 6/2023. "Đóng góp của phụ nữ trong nền kinh tế chưa bao giờ bị phủ nhận, song cần được tăng cường", Zafrul nói trước quốc hội Malaysia.
Hội đồng quản trị các công ty phương Tây thường có chỉ tiêu phân bổ giới tính. Các quốc gia như Na Uy, Tây Ban Nha và Italy đã ban hành luật để tăng đại diện của phái nữ trong các hội đồng quản trị.
Tuy nhiên, điều này còn hiếm ở châu Á. Ấn Độ là một trong các quốc gia áp dụng quy định bổ nhiệm ít nhất một nữ giám đốc vào hội đồng quản trị của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán nước này.
Các trung tâm tài chính Âu - Mỹ giữ vững phong độ trong đại dịch New York (Mỹ) và London (Anh) là 2 thành phố đứng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số các trung tâm tài chính toàn cầu (GFCI) mới công bố. Quang cảnh bên ngoài Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Cụ thể, theo bảng xếp hạng được Z/Yen Group phối hợp với Viện phát triển Trung Quốc công bố ngày...