Đằng sau việc Triều Tiên bất ngờ “doạ” khôi phục kho vũ khí hạt nhân
Triều Tiên cảnh báo có thể khôi phục chính sách quốc gia nhằm củng cố kho vũ khí hạt nhân nếu Mỹ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.
Theo Japan Times, trong tuyên bố ngày 2/11, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nêu rõ: “Triều Triên có thể đưa trở lại chính sách “Byongjin,” khuyến khích phát triển kinh tế song song với theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân nếu Mỹ không thay đổi lập trường”.
Tháng trước, Hàn Quốc đã thay đổi một đề xuất xóa bỏ một số lệnh trừng phạt song phương với Triều Tiên nhằm tạo ra “không gian ngoại giao” sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump rằng Hàn Quốc sẽ không thể làm được gì nếu không được sự chấp thuận của Washington.
Trước đó, ngày 1/11, trang web Uriminzokkiri của Triều Tiên có bài bình luận chỉ trích Mỹ can thiệp vào các vấn đề liên Triều. Bài viết cho rằng Mỹ đã gây áp lực buộc Hàn Quốc không từ bỏ các lệnh trừng phạt trong khi thúc đẩy giao lưu và hợp tác với Triều Tiên.
Các quan chức Hàn Quốc cho rằng đẩy nhanh hợp tác liên Triều sẽ giúp thúc đẩy đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ cũng như tiến trình phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, Washington nhận định hợp tác kinh tế liên Triều tiến triển nhanh sẽ làm suy yếu các biện pháp trừng phạt quốc tế áp đặt với Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Nhà l ãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (người ngồi)
Tuyên bố khôi phục chính sách quốc gia nhằm củng cố kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên được Bộ Ngoại giao Triều Tiên đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc vẫn bất đồng về việc sử dụng biện pháp trừng phạt và sức ép nào để buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.
Triều Tiên chưa đe dọa sẽ từ bỏ các cuộc đàm phán hạt nhân đang diễn ra với Mỹ. Tuy nhiên Bình Nhưỡng cáo buộc Washington không thực hiện đúng các cam kết mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump từng đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 ở Singapore, trong đó nhắm mục tiêu tới việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mặc dù vậy, Triều Tiên không mô tả chi tiết cáo buộc của nước này với Mỹ.
Tuyên bố mới này đánh dấu lần đầu tiên Triều Tiên tuyên bố có thể sẽ nối lại các vụ thử vũ khí và các hoạt động phát triển hạt nhân khác kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un công bố chính sách quốc gia mới hồi tháng 4. Theo chính sách mới, Triều Tiên tuyên bố sẽ chỉ tập trung phát triển kinh tế, thay vì phát triển cả hạt nhân và kinh tế như trước đây. Lý do dẫn tới chính sách mới này là vì chính sách pyongjin của Bình Nhưỡng đã đạt được “thành công vang dội”.
Theo nguoiduatin
Nghị sĩ Mỹ nói Trung Quốc "không trung thực" 25 năm qua về Triều Tiên
Một nghị sĩ Mỹ cáo buộc rằng Trung Quốc trong 25 năm qua đã "không trung thực" khi họ tuyên bố muốn loại bỏ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng và cho rằng Bắc Kinh là trở ngại của Mỹ trong công cuộc xử lý khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton. (Ảnh: Getty)
Hãng thông tấn AP trích phát biểu ngày 7/12 của Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Tom Cotton cho rằng Trung Quốc dường như đã không hề trung thực với Mỹ trong 25 năm qua khi Bắc Kinh khẳng định rằng họ muốn giúp đỡ xử lý vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Ông Cotton cáo buộc Trung Quốc có thể đã sử dụng vấn đề này như một nước đi chống lại Mỹ trong cuộc chiến kinh tế giữa 2 nước và thực hiện hàng loạt động thái gây bất lợi cho Washington. Ông cho rằng với Mỹ, Trung Quốc dường như không giống như một đối tác trong công cuộc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, mà trở thành trở ngại.
Ông Cotton, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ nhận định: "Trung Quốc hưởng lợi từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Chính vì thế, một mặt họ nói với các nước Phương Tây rằng họ sẽ ngăn chặn Triều Tiên nhưng mặt khác họ lại không làm gì hết".
Phát biểu của ông Cotton dường như trái ngược với nhận định gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về sự hỗ trợ của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Tuy vậy, ông Trump vẫn liên tục kêu gọi Bắc Kinh tiếp tục hạn chế quan hệ thương mại với Bình Nhưỡng, nhằm cô lập nước này.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vào tháng 11 vừa qua. Triều Tiên khẳng định rằng tên lửa này có thể tấn công tới bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ.
Đầu tuần qua, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Jeffrey Feltman đã tới Triều Tiên để bàn thảo và thương lượng nhằm xoa dịu căng thẳng đang bùng phát giữa các bên. Ông Feltman có lịch trình gặp gỡ một số quan chức cao cấp của Bình Nhưỡng, trong đó có Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho.
Trước đó, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết chiến tranh hạt nhân là điều không thể tránh khỏi và chỉ còn là vấn đề thời điểm. Tuyên bố được cho là nhằm đáp trả động thái tổ chức cuộc tập trận không quân lớn chưa từng có trong lịch sử của liên minh Mỹ - Hàn Quốc nhằm "nắn gân" Bình Nhưỡng.
Đức Hoàng
Theo SCMP
Ngày này năm xưa: Sức mạnh khủng khiếp của bom khinh khí Liên Xô Tsar Bomba, nghĩa là Bom Sa hoàng, là vũ khí hạt nhân lớn nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất từng được kích nổ trong lịch sử nhân loại. Đám mây hình nấm của Tsar Bomba Tsar Bomba được Liên Xô thử nghiệm vào ngày 30.10.1961. Quả bom khinh khí này được đặt tên hiệu là AN602, mã hiệu Ivan. Theo thiết...