Đằng sau việc quân đội Trung Quốc giảm tập trận chung
Các nhà phân tích quân sự cho biết Bắc Kinh hiện vẫn muốn tăng cường ngoại giao quốc phòng như một công cụ để nắm bắt những thông tin tình báo, còn quân đội Trung Quốc (PLA) đang tập trung vào việc tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh cạnh tranh quân sự chiến lược với Mỹ ngày càng gia tăng.
Quân đội Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh huấn luyện để tăng cường khả năng chiến đấu – Ảnh: Reuters
Theo dữ liệu của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quân sự Trung Quốc thuộc Đại học quốc phòng Mỹ, quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến hành diễn tập song phương lần đầu tiên vào năm 2002, sau đó tham gia khoảng 130 cuộc tập trận chung trong trong giai đoạn 2003 – 2014. Con số tăng đáng kể trong năm 2015 và 2016, khi quân đội Trung Quốc lần lượt tham gia 102 và 124 cuộc tập trận chung với lực lượng quân sự của nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, đến năm 2017, Trung Quốc đã thu hẹp đáng kể các hoạt động diễn tập chung. PLA chỉ tham gia 24 cuộc diễn tập chung và con số này tiếp tục giảm trong năm 2018, chỉ còn 17 cuộc. Các chuyên gia quốc phòng nhận định rằng, dù tham gia ít các cuộc tập trận chung, Trung Quốc vẫn coi những hoạt động này là thông điệp gửi tới Mỹ rằng họ đang có nhiều đồng minh.
Theo chuyên gia an ninh quốc phòng Collin Koh tại hiện vẫn đang tìm cách sử dụng ngoại giao quốc phòng để “lượm lặt” những thông tin tình báo có giá trị, đặc biệt từ đối thủ hùng mạnh như Mỹ.
Ông Koh cũng cho biết: “Trước đây, PLA thường cử lực lượng hùng hậu với những đơn vị thiện chiến nhất để tham gia các cuộc tập trận chung với nước ngoài nhằm quảng bá hình ảnh và gửi thông điệp răn đe tới Mỹ. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong các cuộc tập trận chung vào năm 2017 và Đại học công nghệ Nanyang, Singapore, Bắc Kinh2018 cho thấy Bắc Kinh đã chú trọng hơn vào việc tăng cường đào tạo trong nước”.
Video đang HOT
Song Zhongping, chuyên gia quân sự tại Hồng Kông cho rằng, hoạt động tập trận chung quá nhiều ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của PLA, buộc họ phải giảm tần suất và đẩy mạnh lại cho công tác huấn luyện trong nước. Bắc Kinh chỉ có thể đánh giá hiệu quả cải cách quân đội bằng cách tập trung nhiều hơn huấn luyện trong nước nhằm khẳng định tham vọng xây dựng “quân đội đẳng cấp toàn cầu” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề ra trước đó.
Nhật Huyền (theo SCMP)
Theo Motthegioi.vn
Trung Quốc tìm cách len lỏi vào thị trường vũ khí Trung Đông
Trung Quốc đang tìm kiếm vai trò lớn hơn trong việc mua bán vũ khí ở Trung Đông, nơi thị trường đang phát triển nhanh chóng vì xung đột lan rộng trong khu vực.
Máy bay không người lái CH-4 của quân đội Trung Quốc - Ảnh: AFP
Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) hôm 20.2 tuyên bố đã thành lập văn phòng đại diện tại Dubai để mở rộng giao thương trên khắp khu vực vùng Vịnh. Đây là văn phòng nước ngoài đầu tiên của công ty này tại nước ngoài, có nhiệm vụ tập trung theo đuổi các cơ hội kinh doanh cả về quân sự lẫn dân sự.
Bên cạnh việc thiết lập văn phòng đại diện ở Dubai, tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) còn trưng bày mô hình tàu khu trục 20 tấn không người lái thuộc lớp Aegis - JARI USV tại triển lãm và hội nghị quốc phòng thế giới ở thủ đô Abu Dhabi - Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), diễn ra vào hôm thứ năm tuần trước (21.2).
Trung Quốc giới thiệu tàu chiến JARI USV tại triển lãm và hội nghị quốc phòng thế giới ở thủ đô Abu Dhabi hôm 21.2 (UAE) - Ảnh: QQ
Tàu chiến JARI USV có chiều dài 15 mét với tốc độ tối đa 42 hải lý/giờ và tầm hoạt động khoảng 500 hải lý. Sở hữu hệ thống điện tử được cho là tiên tiến không thua kém các siêu hạm lớp Burke Arleigh của Mỹ, JARI USV có thể được trang bị pháo kết hợp với tên lửa đất đối không (SAM), tên lửa chống hạm và phòng không, ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ.
Nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, Zhou Chenming cho biết, CSIC đang chế tạo loại tàu này để xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
"Điều này phản ánh thực tế rằng công nghệ phòng thủ của Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ. Họ có thể lắp ráp một sản phẩm đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu cụ thể của từng khách hàng", ông Chenming nói.
Cũng tại triển lãm và hội nghị quốc phòng thế giới lần này, Trung Quốc còn giới thiệu thêm một loạt hệ thống vũ khí khác bao gồm xe tăng hạng nặng thế hệ mới VT4, tàu khu trục MRTV 3.000 và tên lửa hành trình tầm trung C-602.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Trung Đông hiện được coi là một trong những thị trường vũ khí sôi động hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 32% số lượng vũ khí sản xuất toàn cầu trong giai đoạn 2013 - 2017. Viện nghiên cứu cũng cho biết nhập khẩu vũ khí trong khu vực tăng 103% từ giai đoạn 2008 - 2012 đến 2013 - 2017 vì hầu hết các nước Trung Đông đều liên quan trực tiếp đến xung đột vũ trang.
Trong khi đó, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sang Trung Đông tăng 38% trong giai đoạn 2013 - 2017 so với 5 năm trước. Cường quốc châu Á hiện đang là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 trên thế giới và là đối tác cung cấp vũ khí cho 48 quốc gia. Năm ngoái, Trung Quốc là nhà cung cấp máy bay quân sự không người lái hàng đầu cho các nước Trung Đông, bao gồm cả những nước đang bị chính phủ Mỹ trừng phạt.
Ngoài khách hàng chính là Pakistan, các quốc gia Trung Đông khác cũng đang tích cực tìm đến Trung Quốc để mua vũ khí. Kể từ năm 2014, hơn 30 máy bay không người lái CH-4 đã được bán cho Ả Rập Saudi. Ngoài ra, Trung Quốc gần đây cũng đã bán máy bay không người lái Wing Loong II cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và bán tên lửa đạn đạo Qatar.
Việc Trung Quốc tăng cường giao thương vũ khí ở Trung Đông dấy lên mối quan ngại sâu sắc từ các quốc gia, trong đó có Mỹ và Israel. Trong khi Israel lo lắng về việc xuất khẩu vũ khí sang Iran, Mỹ lại lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực thông qua các hoạt động buôn bán vũ khí và các dự án nằm trong sáng kiến "Vành đai và Con đường".
Theo Motthegioi.vn
Hoàng Vũ (theo SCMP)
Hải quân Mỹ - Trung đụng độ, điều gì xảy ra? Các cuộc đụng độ căng thẳng tuy chưa dẫn đến xung đột gần đây giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Mỹ khiến người ta phải đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu hai bên can dự vào một cuộc hải chiến? Có một sự thật rõ ràng là hải quân Trung Quốc không có kinh nghiệm chiến đấu thực...