Đằng sau việc nhiều nhà lãnh đạo các nước thuộc Liên Xô cũ đến dự lễ Ngày Chiến thắng ở Nga
Trong một bước ngoặt vào phút cuối, hầu hết lãnh đạo các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) đều tham dự cuộc duyệt binh nhân dịp lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Nga.
Tổng thống Nga Putin (giữa) cùng các nhà lãnh đạo thuộc khối CIS dự lễ kỷ niệm ở Moskva. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 10/5, sự tham dự của 7 trong số 9 nhà lãnh đạo thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) tại cuộc diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Moskva được coi là thành công đối với chính sách đối ngoại của Nga.
7 trong số 9 nhà lãnh đạo CIS đã đến thăm Moskva để tham dự cuộc diễu hành truyền thống trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5 gồm: Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov, Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev, Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.
Chỉ có hai nhà lãnh đạo của CIS không tham dự, đó là Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Tổng thống Moldova Maia Sandu, nhưng điều này không có gì ngạc nhiên.
Mối quan hệ giữa Nga và Moldova đã xấu đi rõ rệt kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra. Tình trạng của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở khu vực Transnistria đang bị nghi ngờ, trong khi cảnh sát Moldova ngăn chặn công dân nước này ăn mừng chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến II.
Video đang HOT
Về phần Tổng thống Azerbaijan, ông Aliyev không thể đến Moskva vì lịch trình riêng.
Dmitry Ofitserov-Belsky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết, sự hiện diện bất ngờ của nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài tại cuộc diễu hành ở Moskva mới đây cho thấy họ đang tìm cách củng cố mối quan hệ hợp tác với Nga.
Về phần mình, Ivan Konovalov, Giám đốc phát triển của Quỹ Xúc tiến Công nghệ Thế kỷ 21 nhận định, tại sự kiện tương tự vào năm ngoái, không có nhiều lãnh đạo nước ngoài tham dự, nhưng tình hình hiện đã thay đổi, cho thấy bằng chứng rõ ràng rằng nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga khỏi các đồng minh CIS đã thất bại. Điều này cũng chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo của 7 quốc gia thuộc Liên Xô cũ không thiên vị trong đánh giá của họ về cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Theo Alexander Karavayev, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chuyên về khu vực Kavkaz và Trung Á cho rằng, phần lớn 7 nhà lãnh đạo đến thăm Moskva trên đại diện cho các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có đường lối chính sách đối ngoại không bị chi phối quá nhiều bởi định hướng thân châu Âu và ngược lại, hướng nhiều hơn đến thân Nga hoặc thân Trung Quốc.
Ông Karavayev lưu ý Armenia là một ngoại lệ, nhấn mạnh rằng lý do rất có thể khiến ông Pashinyan đến thăm Nga là để tiến hành các cuộc tham vấn với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc bình thường hóa mối quan hệ vốn rất căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan, vì Baku và Yerevan hiện đang gặp khó khăn trong việc hướng tới ký kết một hiệp định hòa bình.
Nga cảnh báo phái bộ của EU ở Armenia sẽ gia tăng đối đầu
Theo hãng tin AFP, Nga mới đây đã cáo buộc EU tìm cách châm ngòi cho "đối đầu địa chính trị" thông qua triển khai một phái bộ dân sự để giám sát biên giới đầy biến động của Armenia với Azerbaijan.
Nga đã tìm cách duy trì vai trò trung gian hòa giải giữa hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ nói trên mặc dù đang có xung đột với Ukraine.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/1 đã thành lập phái bộ dân sự với nhiệm vụ tham gia giám sát đường biên giới nhiều biến động giữa Armenia với Azerbaijan, qua đó củng cố vai trò của khối này tại khu vực Nam Caucasus mà Điện Kremlin coi là phạm vi ảnh hưởng.
Phái bộ đã được triển khai khi Armenia nói một "cuộc khủng hoảng nhân đạo" đang tàn phá khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh.
Kể từ giữa tháng 12/2022, một nhóm người Azerbaijan đã chặn con đường duy nhất đến Karabakh từ Armenia để phản đối điều mà họ cho là hoạt động khai thác mỏ trái phép gây hủy hoại môi trường, khiến khu vực miền núi này có khoảng 120.000 người thiếu lương thực, thuốc men và nhiên liệu.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết phái bộ của EU sẽ "chỉ châm ngòi cho cuộc đối đầu địa chính trị trong khu vực và làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn hiện tại".
Moskva cũng cáo buộc EU đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và gây hại cho Nga. "Những nỗ lực của EU nhằm giành được chỗ đứng ở Armenia bằng bất cứ giá nào và hạn chế các nỗ lực hòa giải của Nga có thể gây tổn hại đến lợi ích cơ bản của người Armenia và người Azerbaijan", Bộ Ngoại giao cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố tiếp tục: "Chúng tôi tin rằng nhân tố chính cho sự ổn định và an ninh trong khu vực trong tương lai gần vẫn là lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga".
Về phần mình, Mỹ đã lên tiếng ủng hộ phái bộ của EU. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nói với các phóng viên: "Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của các đối tác trong đó có EU nhằm xây dựng lòng tin trong khu vực và đảm bảo một môi trường thuận lợi cho đối thoại trực tiếp giữa Armenia và Azerbaijan".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng tăng cường vai trò của Washington trong ngoại giao giữa Armenia và Azerbaijan thông qua các cuộc hội đàm thường xuyên với lãnh đạo hai nước. Đầu tuần này, ông Blinken hối thúc Azerbaijan dỡ bỏ lệnh phong tỏa trên đường vào Karabakh.
Hôm 26/1, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã cáo buộc Azerbaijan gây "áp lực kinh tế và tâm lý để kích động một cuộc di cư của người Armenia khỏi Karabakh".
"Đây là một chính sách thanh trừng sắc tộc", ông Nikol Pashinyan nói trong một cuộc họp nội các ở thủ đô Yerevan, lưu ý các trường mẫu giáo, trường học và trường đại học vẫn đóng cửa ở Karabakh do lệnh phong tỏa, với hàng nghìn học sinh không được quyền giáo dục cơ bản.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev bác bỏ cáo buộc là "vô căn cứ, sai trái và vô lý". Ông Aliyev cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình Nga và Hội Chữ thập đỏ đã đảm bảo vận chuyển hàng hóa dân sự tới Karabakh.
Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, những người ly khai người Armenia ở Karabakh đã ly khai khỏi Azerbaijan. Các cuộc xung đột sau đó đã cướp đi sinh mạng của khoảng 30.000 người. Một đợt bùng phát bạo lực khác vào năm 2020 đã cướp đi sinh mạng của trên 6.500 người và kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian, trong đó Armenia nhượng lại các vùng lãnh thổ mà họ đã kiểm soát trong nhiều thập kỷ.
Giữa xung đột Ukraine, EU âm thầm 'thế chân' Nga trông vấn đề Nagorny-Karabakh Khi Nga bị chi phối bởi cuộc xung đột ở Ukraine, EU đang muốn mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Nagorny-Karabakh. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) and Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (giữa) ở Brussels, Bỉ ngày 22/5/2022. Ảnh: EAP Theo nhận định của nhà báo Anh chuyên về vấn...