Đằng sau tin sốc: Gạo nhựa, trứng giả
“Gạo giả” theo tin đồn
Hàng loạt báo cùng trích dẫn nguồn tin từ một tờ báo nói rằng ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã phát hiện gạo làm giả từ nhựa cực kỳ độc hại. Gạo nhựa, cùng với trứng nhựa, hạt đỗ nhựa, thịt nhựa, ô mai, xí muội, làm hoang mang dư luận. Ở đây, chúng tôi muốn bạn đọc nắm ở gốc gác vấn đề: tính xác thực những thông tin như vậy đến đâu và tại sao lại bùng phát kiểu “ hội chứng nhựa” như vậy?
Hàng loạt thông tin gây sửng sốt liên quan đến thực phẩm làm từ nhựa nhưng người ta lại quên rằng tính xác thực có thể chỉ 0%.
Hàng loạt báo cùng trích dẫn nguồn tin từ một tờ báo nói rằng ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã phát hiện gạo làm giả từ nhựa cực kỳ độc hại. Gạo nhựa, cùng với trứng nhựa, hạt đỗ nhựa, thịt nhựa, ô mai, xí muội, làm hoang mang dư luận. Ở đây, chúng tôi muốn bạn đọc nắm ở gốc gác vấn đề: tính xác thực những thông tin như vậy đến đâu và tại sao lại bùng phát kiểu “hội chứng nhựa” như vậy? Trong trường hợp này, cơ quan nào chịu trách nhiệm thẩm định thông tin và đặt ra vấn đề gì về an ninh kinh tế?
Thông tin gạo nhựa, trứng nhựa, hạt đỗ nhựa… có đủ tin cậy? Hầu hết thông tin nói hiện tượng gạo nhựa đều trích dẫn: “Một tờ báo Hồng Kông dẫn các nguồn tin không chính thức nói rằng những kẻ bất lương tại Trung Quốc sản xuất gạo giả từ khoai tây, khoai lang, nhựa rồi bán ra thị trường”. Chi tiết hơn, tin cảnh báo “ người ta nhào nặn bột khoai tây và khoai lang thành hình hạt gạo rồi cho thêm nhựa tổng hợp resin vào hỗn hợp đó. Do các hạt gạo giả hoàn toàn khác gạo thật nên chúng rất cứng sau khi nấu”. Phần bình luận về tính độc hại, ghi: “Một quan chức của Hiệp hội nhà hàng Trung Quốc cảnh báo rằng ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày”.
Như vậy, nguồn tin đều trích dẫn tờ báo tại Hồng Kông, trong khi tờ báo này được nói “dẫn nguồn không chính thức”. Người nói về tính độc hại cũng không có tên tuổi, địa vị mà chỉ “một quan chức”.
Nguồn tin như vậy, hiển nhiên chế độ tin cậy quá thấp.
Trước đó, dư luận bàng hoàng về “Công nghệ làm trứng gà giả” được quảng bá rầm rộ trên internet, kèm clip được coi “hướng dẫn”. Nhưng đi tìm gốc gác, hầu hết báo chí dẫn nguồn từ tờ “Pháp chế Buổi chiều” của Trung Quốc ngày 27/12/2010. Tìm hiểu nguồn tin ở báo Pháp chế Buổi chiều, hóa ra bài báo này cũng chỉ dựa vào mạng Internet, nói rằng, “ở Trung Quốc có rất nhiều công ty công khai trên mạng về việc chuyển giao công nghệ làm trứng gà giả”…
Video đang HOT
Công nghệ làm “trứng gà giả” ở Trung Quốc được giới thiệu trên một trang web
Một clip trên mạng thì tính chính xác được mấy phần trăm và có thể tin được rằng, những gì trong clip đó là sự thật? Xin nhắc lại rằng, từng có clip mô tả cảnh rất rùng rợn kiểu “ăn thịt đồng loại” gây chấn động dư luận, song kỳ thực 100% clip chỉ là sự biến tấu bằng công nghệ tin học và tung lên mạng.
Tương tự, các tin hạt đỗ nhựa, xí muội, ô mai gây ung thư, vòng lắc nhiễm kim loại chì, quần áo trẻ em chứa chất độc, bát đĩa Trung Quốc cũng có chứa… chất gây ung thư! Tất cả đều thiếu sự kiểm chứng.
Sự thật, có thể làm giả sản phẩm như gạo, trứng bằng nhựa hay không? Nếu làm giả, mục đích là gì và người tiêu dùng có thể bị đánh lừa? Các nhà khoa học đều khẳng định: không thể làm giả trứng gà bằng nhựa bởi một quả trứng muốn thành hình phải cần rất nhiều chất như axit amin, magie, vôi… Trong mỗi quả trứng có lòng trắng, lòng đỏ tách biệt nhau bởi một lớp màng và dây chằng ở hai đầu để giữa cho hai lòng, tiếp đến là lớp màng bao bọc, ngoài cùng là lóp đá vôi và hàng trăm, hàng ngàn lớp thoát khí. Với từng ấy công đoạn thì bất kể quả trứng giả nào cũng khó làm được. Gỉả sử có thì chi phí bỏ ra một quả trứng giả bằng hàng vạn quả trứng thật. Như mô tả “lòng đỏ trứng dai như kẹo cao su” thì làm sao đánh lừa được? Làm giả mà chi phí bằng vạn lần thật, lại không đánh lừa được thì làm giả để làm gì?
Tương tự, với gạo, nghịch lý ở chỗ, tin nói gạo làm bằng nhựa nhưng “sau khi được nấu chín, loại gạo này vẫn cứng như đá còn nhựa tổng hợp thì cực kỳ độc hại”. Thật hài hước, mục đích làm giả là để đánh lừa hàng thật, nhưng “ăn cứng như đá”, tức không thể đánh lừa được thì làm giả để làm gì khi ai cũng biết đó là gạo nhựa!
Vậy tại sao lại có những thông tin gây sốc trên?
Đây là lần đầu tiên xuất hiện tin gạo làm bằng nhựa. Trong khi đó trứng làm bằng nhựa đã xuất hiện cách đây 5 năm. Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ít nhất đây là lần thứ 5 rộ lên tin trứng giả Trung Quốc: lần 1 vào năm 2003, lần 2 năm 2005, lần 3 năm 2009, riêng năm 2010 vào tháng 1 và tháng 12.
Theo dõi kỹ 5 lần tung tin trứng gà làm bằng nhựa thì tăng dần cấp độ, nếu như cấp độ 1 thì chỉ là tin thuần túy thì đến cấp độ 5 thì kèm cả clip hướng dẫn làm trứng gà giả. Làm giả phải giấu bí quyết, đằng này lại công khai trên mạng. Từ đó cho thấy, nhiều vấn đề về an ninh đặt ra đằng sau những thông tin trứng nhựa, gạo nhựa, đỗ nhựa, thịt nhựa…
Tin mập mờ nhưng hậu quả rất nghiêm trọng. Không chỉ gây hoang mang tâm lý, hàng vạn hộ chăn nuôi điêu đứng vì tin trứng gà nhựa. Một lôgic có thể sẽ tái diện với “hội chứng gạo nhựa” nếu không có giải thích sớm.
Trong giai đoạn bùng nổ thông tin, bất kỳ thông tin nào nhạy cảm cũng dễ lan truyền đến chóng mặt và gây hậu họa lớn. Môi trường hội nhập, những yếu tố cạnh tranh phi pháp, động cơ gây hại làm bất an trong sản xuất, kinh doanh và gây phức tạp đến đời sống đều có thể xảy ra. Các vụ việc liên quan “hội chứng nhựa” nói trên cần được cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc với cách nhìn như vậy.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: không loại trừ ý đồ gây nhiễu loạn!
“Báo chí trích dẫn nguồn thông tin từ báo nước ngoài, chưa đảm bảo tính xác thực. Cơ quan quản lý nhà nước phải thẩm định và trả lời có hay không” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận sau hàng loạt thông tin trứng nhựa, gạo nhựa gây nhiễu động thị trường… Thưa bà, chứng tôi muốn nói tính xác thực về những thông tin đã được đăng tải ồ ạt trên báo chí: tất cả đều trích dẫn theo báo nước ngoài: trứng gà nhựa, nay lại gạo nhựa… tất cả đều chưa được kiểm chứng? Đây là thông tin nhạy cảm. Báo chí trích dẫn nguồn từ báo nước ngoài, rõ ràng đó mới chỉ là một kênh chưa xác thực. Nhưng ai có trách nhiệm thẩm định? Trách nhiệm ở đây là cơ quan quản lý Nhà nước (chẳng hạn các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Có hay không có chuyện gạo giả, trứng giả, nếu có thì tính chất, mức độ ra sao, ở thị trường Việt Nam có hay không, tính độc hại đến đâu và ngăn chặn như thế nào. Còn nếu không có, chỉ là tin bịa đặt thì cũng phải có trả lời rõ rằng. Việc thông tin chính thống của cơ quan chức năng trong bối cảnh như vậy có ý nghĩa rất lớn, tránh những diễn biến tâm lý bất lợi… Ví dụ như thông tin gạo được làm từ nhựa, dưới góc độ an ninh kinh tế, bà nghĩ sao? Khi lan truyền trong dư luận rất khó lường. Thực tế cho thấy, nhiều vụ việc báo chí đưa tin rầm rộ nhưng cuối cùng kết quả xác minh không phải như vậy. Vậy theo bà, trước thông tin nhạy cảm gây hoang mang dư luận, trách nhiệm xác thực thế nào? Tôi cho rằng, không thể đổ lỗi cho báo chí được. Nếu phải chờ kiểm định tin có chính xác không, có đúng không rồi mới đưa cũng không phù hợp với tính nhanh nhạy, kịp thời trong giai đoạn hiện nay. Khi đó, báo chí lại có lỗi với bạn đọc, có khi lại bị quy chụp là bịt thông tin. Trách nhiệm ở đây, như tôi nói, là cơ quan Nhà nước, phải nhanh chóng vào cuộc, thẩm định thông tin chính xác hay không để trả lời trước công luận. Càng chậm chạp, càng gây hoang mang dư luận, tác hại nhiều mặt. Vấn đề đặt ra: Có hay không hành vi gây nhiễu loạn thì trường, ảnh hưởng tới an ninh kinh tế nhằm phục vụ cho mục đích, ý đồ tiêu cực hoặc là một chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh? Vấn đề này theo tôi cần được xem xét kỹ. Với những gì đang xảy ra, cũng chưa thể có đủ cơ sở để kết luận nhưng không loại trừ mục đích phá hoại, gây nhiễu loạn thị trường. Vì đây đang là những hàng hóa bên ngoài chứ không phải hàng hóa Việt Nam, nếu như thông tin gạo Việt Nam bị làm giả thì vấn đề sẽ khác. Với kinh nghiệm của bà, chuyện gạo giả có thể có hay không? Tật nhiên, mọi tình huống đều phải tính đến. Nhưng gạo nhựa là khó xảy ra. Thực tế Việt Nam ta là nước xuất khẩu gạo lớn, còn đối với gạo nhập thì cũng chủ yếu nhập từ các nước khác chứ không phải từ Trung Quốc. Có điều, vì nhiều loại thực phẩm nhập từ Trung Quốc có chất lượng không tốt (ví dụ như các lô hàng gia cầm, gia súc nhập lậu chứa hóa chất bảo quản – PV) nên người tiêu dùng thường nhạy cảm với những thông tin như vậy.
Theo Cảnh sát toàn cầu
Trứng gà Trung Quốc có thực sự đáng sợ?
Tẩy chay món trứng khỏi thực đơn gia đình, gửi tiền về quê mua trứng đang là biện pháp tạm thời được áp dụng nhiều chị em nội trợ áp dụng trước cơn bão "trứng giả" hiện nay.
Chỉ người lớn được ăn
Trong khi nhiều người dân lo lắng liệu vấn nạn trứng gà giả Trung Quốc có ở Việt Nam hay không, nhiều người khác đã tẩy chay không ăn các loại trứng.
Chị Trần Thị Diệp (Chính Kinh, Hà Nội) vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi mua được chục trứng gà đỏ và ít trứng chim cút về thì chồng chị kiên quyết không cho con ăn vì sợ hàng Trung Quốc.
Anh Hải chồng chị khăng khăng cho rằng trứng gà đỏ to như thế này là hàng Trung Quốc, còn trứng chim cút giá 400 đồng/quả cũng được anh quy là hàng Trung Quốc. Làm gì có nhiều trứng chim cút để bán với giá rẻ như vậy, mình - người lớn có thể ăn nhưng bọn trẻ thì tuyệt đối không được.
Nhiều người không dám cho trẻ con ăn trứng
Cùng suy nghĩ với anh Hải, bác Nguyễn Thị May (phố Đội Cấn, Hà Nội) tỏ ra lo lắng, thực ra chuyện trứng có chất tăng trọng thì ai cũng biết nhưng hàng nội có tăng trọng vẫn yên tâm hơn là hàng ngoại.
Gia đình bác cũng thường hay ăn trứng nhưng trẻ con thì hạn chế. Thông thường, bác gửi tiền về quê nhờ người mua hộ của người dân, nhưng mua trứng gà chất ở quê cũng khó lắm, mua được chỉ để dành riêng cho trẻ.
Theo PGS, TS Nguyễn Thị Hoàn, nguyên trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa và Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện tượng trẻ dậy thì đang tăng nhưng nguyên nhân từ đâu thì chưa được nghiên cứu cụ thể. Trong đó nguyên nhân do thực phẩm được chú ý khá cao. Ngày nay, trẻ ăn đồ tăng trọng nhiều như thịt lợn, thịt gà, các loại rau củ quả...cũng là một yếu tố gây dậy thì sớm ở.
Trứng Trung Quốc cũng tốt?
Trong khi đó, chị Phạm Thị Huế (Huyện Hải Hà, Quảng Ninh) thật thà kể, những chợ trong thị trấn ở quê chị đều có trứng gà Trung Quốc được chuyển từ Móng Cái xuống. Tuy nhiên, nhìn bằng mắt thường không phát hiện ra được và những người bán hàng ở đây cũng không che đậy nguồn gốc của trứng. Trứng của Trung Quốc quả to hơn, độ tươi ngon cũng không kém phần có thể họ đưa lậu xuống.
Chị đã thử ăn hai loại trứng gà công nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc, thấy không khác nhau. Có thời gian sống bên đó, chị vẫn thường xuyên ăn trứng Trung Quốc. Nếu biết rõ nguồn gốc từ đâu thì cũng không nên tẩy chay trứng của họ.
Còn TS. Nguyễn Văn Khải (nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đèn Tiết kiệm Điện năng & Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa - Viện Công nghệ Môi trường), người được mệnh danh là "ông già Ôzôn", lại cho rằng trứng gà của Trung Quốc cũng không phải kém an toàn.
Bản thân ông đã nhiều lần sang tham quan các trang trại chăn nuôi gà của người Trung Quốc .Ông thấy họ khoa học và hiện đại hơn nhiều Việt Nam. Về chăn nuôi bằng các thức ăn tăng trọng như thế nào là đủ thì ở Việt Nam chưa có quy định mà người dân thoải mái chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong khi đó, ông thấy bên đó người chăn nuôi bị quản lý rất chặt. Việc dùng hóa chất như thuốc sâu trong trồng trọt, thuốc tăng trọng trong chăn nuôi, người dân chỉ dùng trộm. Nếu người dân bị phát hiện sẽ bị phạt.
Quả trứng gà của họ to hơn ở Việt Nam, về mặt chăn nuôi, thuốc men họ tốt hơn. Một phần cũng do giống gà.
Rất khó để người dân phân biệt quả trứng nội hay trứng ngoại. Ngay cả trong giới chuyên môn, chỉ khi nào đưa vào thực hành thì mới có thể tìm ra cái khác nhau ít ỏi đó.
Theo Bee
Trứng gà giả xuất hiện ở Hà Nội? Thông tin về công nghệ làm trứng gà giả ở Trung Quốc khiến nhiều người tiêu dùng Việt e ngại và cảnh giác. Nhiều người hoài nghi, liệu loại trứng này đã có mặt tại Việt Nam? Môt độc giả của Eva đã bày tỏ những nghi vấn về số lượng trứng gà mà chị mua ngày 5/5/2011 tại chợ Mỹ Đình. Người...