Đằng sau thông điệp Triều Tiên gửi Mỹ
Ngày 29-11, Triều Tiên đã ra thông báo xác nhận thử thành công hệ thống bắn liên tiếp của bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn, dưới sự chỉ đạo của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào một ngày trước đó, đúng vào dịp Lễ Tạ ơn ở Mỹ.
Một phụ nữ ở Hàn Quốc xem một chương trình tin tức về các vụ thử không xác định của Triều Tiên hôm 28-11, với hình ảnh chỉ đạo của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP
Hàn – Nhật không chia sẻ thông tin tình báo về vụ thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên
Các quan chức Hàn Quốc ngày 29-11 cho biết, nước này và Nhật Bản không trao đổi thông tin quân sự với nhau liên quan tới vụ thử vũ khí hôm 28-11 của Triều Tiên theo khuôn khổ Hiệp định chia sẻ thông tin quân sự chung (GSOMIA) Hàn-Nhật.
Một quan chức chính quyền Hàn Quốc khẳng định: “Tokyo không yêu cầu chúng tôi chia sẻ thông tin tình báo về các vụ phóng mới nhất này” và Seoul cũng không tìm kiếm thông tin mà Nhật Bản thu thập được về vụ việc này”.
T.N
Rodong Sinmun, tờ báo chính thức của Triều Tiên cho biết, Viện Khoa học Quốc phòng đã tiến hành vụ thử nhằm đánh giá lần cuối khả năng của bệ phóng. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un bày tỏ vô cùng hài lòng với kết quả vụ thử. “Vụ thử – nhằm mục đích kiểm tra lần cuối khả năng ứng dụng trong chiến đấu của hệ thống phóng siêu lớn đa tên lửa – đã cho thấy sự siêu việt về mặt quân sự và kỹ thuật và tính đáng tin cậy rất chắc chắn của hệ thống. Lãnh tụ tối cao đã bày tỏ rất hài lòng với kết quả của vụ thử”, KCNA viết. Phát biểu tại một cuộc họp ngắn hôm 29-11, Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cũng khẳng định Triều Tiên đã bắn 2 quả đạn tầm ngắn trong cuộc thử nghiệm “bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn”. Đây là vụ thử vũ khí lớn lần thứ 13 của Triều Tiên trong năm nay, và là lần thứ 4 bệ phóng tên lửa siêu lớn được thử.
Video đang HOT
Cảnh cáo Mỹ – Hàn
Vụ thử mới nhất về cái gọi là tên lửa KN-25 được cho là lời nhắc nhở gửi đến Mỹ ngay trong ngày Lễ Tạ ơn về thời hạn cuối năm mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đặt ra cho Washington để thể hiện sự linh hoạt trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa đang bị đình trệ.
Một loạt các vụ thử kể từ khi KN-25 lần đầu tiên được công bố vào tháng 8 cho thấy, Bình Nhưỡng đang dần cải thiện khả năng bắn nhanh nhiều tên lửa từ các phương tiện phóng di động. Khả năng đó khiến trong trường hợp chiến tranh, các hệ thống tên lửa của Triều Tiên có thể nhanh chóng được triển khai, khai hỏa và di chuyển trước khi bị lực lượng Hàn Quốc hoặc Mỹ nhắm vào, các chuyên gia cho biết. Jeffrey Lewis, một nhà nghiên cứu tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí (CNS) của James Martin, cho biết: “Khi tên lửa bắn đi càng nhanh, nó càng (có thể) nhanh thoát ra và tránh được đòn phản công của đối phương”.
Trong khi đó, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) ngày 29-11 cho rằng, việc Triều Tiên dường như đã thử nghiệm một bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn như một tín hiệu cảnh báo rằng nước này có thể quay trở lại cách hành xử trước kia nếu không đạt được những điều mong muốn trong các cuộc đàm phán với Mỹ.
Đếm ngược đến thời hạn chót
Ngày 29-11, một phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, phụ trách các vấn đề liên Triều kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng quân sự và quay trở lại bàn đối thoại.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đặt ra thời hạn cuối năm để bắt đầu lại các cuộc đàm phán với Mỹ như cả hai vẫn đang bế tắc sau khi cuộc họp cấp chuyên viên vào tháng trước đã bị phá vỡ. Trong khi đàm phán với Washington, Bình Nhưỡng đã chứng minh sự tiến bộ trong phát triển vũ khí thông thường. Các nghị sĩ Hàn Quốc hôm 29-11 cho biết, một cơ quan tình báo đã báo cáo những hoạt động vận chuyển gia tăng tại địa điểm phóng tên lửa Tongchangri mà Bình Nhưỡng nói đã phá hủy vào năm ngoái. Đầu năm nay, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm các tên lửa mới có tính năng tương tự SS-26 Iskander của Nga, loại tương đối nhỏ nhưng dễ cất giấu, dễ phóng và cơ động hơn.
Triều Tiên đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và cảnh báo có thể đi một “con đường mới”, động thái làm bùng nổ lo ngại họ có thể tiếp tục thử nghiệm tên lửa tầm xa và hạt nhân vốn đã bị đình chỉ kể từ năm 2017.
KHẢ ANH
Theo cadn.com.vn
Triều Tiên nói sẽ phát triển 'vũ khí đặc biệt' phá hủy máy bay F-35 của Hàn Quốc
Triều Tiên tuyên bố sẽ phát triển vũ khí đặc biệt để chống lại việc Hàn Quốc triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của Mỹ.
"Về phần chúng tôi, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phát triển và thử nghiệm vũ khí đặc biệt để tiêu diệt hoàn toàn vũ khí gây chết người đã được củng cố ở Hàn Quốc", Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn lời Giám đốc một Viện Nghiên cứu chính sách Mỹ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên giấu tên tuyên bố.
Trong một phát ngôn khá gay gắt, vị này gọi chính quyền Hàn Quốc là "trơ trẽn và đáng thương" khi "lớn tiếng về hòa giải và hợp tác giữa hai miền Nam-Bắc" trong khi vẫn mua vũ khí của Mỹ. Ông này cũng lưu ý rằng việc Hàn Quốc mua vũ khí là một "hành động cực kỳ nguy hiểm sẽ kích hoạt phản ứng của chúng tôi".
Máy bay F16 Fighting Falcon (phải) và hai máy bay F-35A LightningII. (Ảnh: Sputnik)
Tuy nhiên, quan chức giấu tên Triều Tiên không nêu cụ thể loại vũ khí nào mà Bình Nhưỡng sẽ phát triển.
Thông báo này được đưa ra khoảng 10 ngày sau cuộc gặp lần thứ 3 giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Hai nhà lãnh đạo đều khẳng định họ có quan hệ cá nhân rất tốt đẹp và nhất trí khởi động lại các vòng đàm phán đang bị đình trệ.
Hàn Quốc nhận hai máy bay chiến đấu F-35A đầu tiên từ công ty công nghệ Mỹ Lockheed Martin vào tháng 3, với 8 chiếc dự kiến sẽ được giao vào cuối năm 2019 trong tổng số 40 chiếc theo đơn đặt hàng. Những chiếc máy bay trị giá 85 triệu USD còn lại này dự kiến sẽ được giao vào năm 2021.
Trước khi quá trình giao hàng bắt đầu, các phi công Hàn Quốc dành nhiều tháng huấn luyện trên 6 máy bay F-35A tại căn cứ không quân ở Arizona, Sputnik đưa tin. "Chính quyền Hàn Quốc tốt hơn nên nhận thức rõ trước khi quá muộn, xóa tan những ảo tưởng phi lý về cơ hội cải thiện mối quan hệ liên Triều nếu họ đi theo bước chân của Mỹ", Triều Tiên tuyên bố.
Đầu năm 2019, hy vọng đạt được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên bị thu hẹp sau khi cuộc hội đàm giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội kết thúc mà không có thỏa thuận. Tháng 6, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan (hiện đã rút khỏi vị trí) nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không giảm mức độ tập trận quân sự với Hàn Quốc.
(Nguồn: Sputnik)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Người Hong Kong tuần hành 'Tạ ơn' sau khi Tổng thống Trump ký đạo luật dân chủ Hàng nghìn người Hong Kong tập trung ở trung tâm thành phố hôm nay, vẫy cờ Mỹ để cảm ơn ông Trump ký đạo luật Hong Kong như "món quà kịp thời dịp Lễ Tạ ơn". " Lý do chúng tôi có cuộc biểu tình này là để bày tỏ lòng biết ơn tới Quốc hội Mỹ và Tổng thống Trump thông qua...