Đằng sau thế giới mại dâm hợp pháp ở Singapore
Đảo quốc Sư tử vẫn tồn tại nghề mại dâm như là kế sinh nhai của rất nhiều cô gái trẻ tuổi.
Khu phố đèn đỏ Geylang ở Singapore.
Hầu như mọi đêm, Lisa Jaafar lại tới khu phố đèn đỏ Geylang ở Singapre, chờ đợi một vài người đàn ông tới “mua dịch vụ” của cô. Mỗi lần “tàu nhanh” 30 phút có giá 50 đô la Singapore (khoảng 700 ngàn đồng). 5 năm trước, khi việc mua bán dâm còn dễ dàng, trong 5 tiếng Lisa có thể kiếm được 200 đô la Singapore. Sau đó, cô về nhà với 2 đứa con thơ.
Nếu làm việc chăm chỉ 5 ngày/tuần, Lisa có thể kiếm được 4.000 đô la Singapore và không phải nộp một xu thuế. Tuy nhiên giờ đây, cô nói rằng khách đã ít hơn hẳn. Lí do không phải vì nền kinh tế suy giảm tại Singapore. Tại quốc gia Đông Nam Á này, mại dâm là ngành hợp pháp và vẫn phát triển rất mạnh, dù một số hoạt động liên quan tới tình dục có thể bị ngồi tù.
“Sở hữu một nhà thổ, ma cô, quảng cáo mại dâm trên mạng, lập đường dây, đều là phi pháp”, Vanessa Ho, giám đốc nhóm tư vấn Project X, nói. Việc mồi chài, bán dâm trên đường phố công cộng là điều phi pháp ở quốc gia Sư tử.
Dù vậy, hoạt động này vẫn không có chiều hướng giảm sút. Những người hành nghề tự do như Lisa đứng đợi trên đường, quảng cáo dịch vụ trên mạng hoặc hoạt động dưới danh nghĩa các nhóm bảo kê. Khi tòa tháp Orchard được xây dựng ở trung tâm mua sắm sầm uất nhất Singapore, các quán bar, vũ trường mọc lên như nấm và thu hút đông đảo khách Tây tới hằng đêm. Tổ hợp giải trí này được gọi bằng tên “Bốn tầng mại dâm”.
Trên một trang môi giới điển hình, những cô gái Singapore hành nghề mại dâm được quảng cáo ngày đêm. Alicia, một cô gái Singapore gốc Hoa, 20 tuổi, được miêu tả là “ngọt ngào và tình cảm”. Cô nặng 45 kg, cao 1,62 mét và có làn da trắng. Trang web này ghi giá một lần qua đêm với Alicia là 650 đô la Singapore, chưa bao gồm phí phòng. Nếu tới tận nhà, chi phí tăng thêm 50 đô la. Nếu khách không vừa ý khi nhìn thấy gái bán hoa, họ có thể từ chối và trả khoản phí 50 đô la.
Video đang HOT
Hình ảnh hai cô gái bán dâm trên một website tại Singapore.
SCMP cho hay nếu Alicia làm 5 ngày một tuần, cô có thể thu về 13.000 đô la Singapore mỗi tháng. Vanessa cho biết mỗi cô gái hành nghề này chọn một mức tiền khác nhau, phụ thuộc vào việc họ môi giới tại đâu. “Có thể chênh lệch từ 10 tới 1.000 đô la với đủ các dịch vụ”, Vanessa nói.
Scarlet, sinh viên 21 tuổi, người trở thành gái bao cách đây 3 năm, giải thích thực tế của nghề mại dâm. “Nếu gái bán hoa hoạt động riêng lẻ, cô ấy sẽ cầm hết tiền. Nếu họ làm cho nhóm bảo kê, họ sẽ bị “cắt phế” từ 20 tới 70%. Nếu làm việc đơn lẻ, số tiền kiếm được phụ thuộc nhiều vào quảng cáo”.
Dù Singapore không quá khắt khe với mại dâm nhưng đôi lúc chính phủ truy quét. Tháng 5 vừa qua, Roderic Chen Hao Ren bị phạt 2 năm tù và phải nộp 83.000 đô la Singapore vì cầm đầu một “nhà thổ ảo” trên mạng. Ren được cho là cầm tới 40% số tiền mà các cô gái kiếm được. Năm ngoái, Quek Choon Leong, 34 tuổi, chịu án tù 33 tháng vì quản lý 32 cô gái bán hoa.
Một lí giải vì sao chính phủ Singapore tìm cách kiểm soát ở mức vừa phải các hoạt động mại dâm, Bộ Nội vụ nước này tháng trước cho biết số lượng các cơ sở mát-xa đã tăng 40% chỉ trong 3 năm từ 2013. Đây được xem là nơi các hoạt động mờ ám thường xuyên diễn ra.
Để kiểm soát hoạt động mại dâm, chính phủ Singapore đã ban hành Dự thảo Quản lý Mát-xa, trong đó những người điều hành các cơ sở này có thể bị phạt tới 10.000 đô la Singapore và ngồi tù 2 năm nếu không có giấy phép.
Các nhà thổ được chính phủ Singapore quy hoạch vào một địa điểm cố định. Quy trình cấp giấy phép cho nhà thổ do cảnh sát Singapore thực hiện và số lượng chính xác không được công khai. Vanessa nói rằng mục tiêu của chính phủ là kiểm soát số lượng nhà thổ trong ngưỡng quy định. “Cố gắng xóa bỏ hoạt động mờ ám này là vô ích”, Vanessa nói. Chuyên gia này phỏng đoán số lượng nhà thổ tại Singapore là khoảng 80-90.
Nhiều cô gái hoạt động đơn lẻ để không phải “cắt phế”.
Những cô gái hoạt động ở nhà thổ cũng phải được cảnh sát cấp giấy phép. Họ sẽ mang theo những tấm thẻ màu vàng in tên, tuổi và kết quả khám sức khỏe thường kỳ. Tuy nhiên nhiều người phản đối việc hợp thức hóa mại dâm tại Singapore và cho rằng “nó chẳng khác gì cú tát vào luật pháp”.
Lisa, cô gái được nhắc tới ở đầu bài, khi được hỏi đã khẳng định: “Tôi không phải là gái mại dâm. Tôi là người mua vui cho đàn ông Singapore”.
Theo Danviet
Malaysia: Chính phủ cho dân 47 USD/tháng khi chờ thu hoạch lúa
Cựu chủ tịch quốc hội bang Sabah nhiệm kỳ 1976 - 1985 Harris Shalleh, người có tiếng nói mạnh cho rằng Malaysia "cần tập trung vào nông nghiệp", không cần cạnh tranh với Singapore...
Nền kinh tế Malaysia y như muối bỏ biển, vì chính quyền liên bang tiếp tục thực thi các chính sách không phù hợp với năng lựcvà tiềm năng của đất nước, Salleh nói.
Nông dân Malaysia không có thị trường mỗi khi họ muốn trồng cây gì, nuôi con gì. Nên hàng năm phải nhập khẩu 9,45 tỉ USD thực phẩm.
Phát biểu riêng với tờ FMT, chính trị gia lão thành này cho rằng Malaysia không cần phải quá phụ thuộc vào việc nhập khẩu thực phẩm nếu chính quyền chủ trương một nền nông nghiệp quy mô lớn. Hiện nay, Malaysia đang nhập khẩu 40 tỉ RM (khoảng hơn 9,45 tỉ USD) thực phẩm chủ yếu từ Úc, để đáp ứng nhu cầu trong nước. "Nếu chúng ta đề cập về việc phát triển kinh tế để giảmnhập khẩu, chính quyền đã thất bại", ông nói.
Theo ông, thành công duy nhất trong nông nghiệp là dầu cọ, và mới gần đây sầu riêng đang được trồng đại trà để đáp ứng nhu cầu cao của Trung Quốc. Dầu cho rộng tay trợ cấp cho những người trồng lúa, cũng không thể thu hút người dân theo nghề trồng lúa, vì không có chính sách sát sườn để người dân hiểu rõ về tiềm năng của nghề trồng lúa. Là ông Salleh đang đánh giá việc chính phủ sẽ phân bổ gần khoảng 35 triệu USD cho nông dân trồng lúa để thu hoạch trong ngân sách 2018, Thủ tướng Datuk Seri Najib Razak tuyên bố, theo MalayMail online. "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ sẽ giúp cho nông dân trồng lúa đang chờ thu hoạch số tiền 47 USD/tháng cho mỗi nông dân trong vòng ba tháng. Tổng cộng số tiền lên đến gần 150 triệu RM", ông Najib nói. Tính chung, Chính phủ sẽ phân bổ khoảng 1,5 tỉ USD cho ngành nông nghiệp gồm ngư, nông, chăn nuôi và cao su.
Ngoài ra, ông Salleh nói, "không có tăng trưởng gì cả trong các lĩnh vực kinh tế khác. Dầu và khí đã giảm mạnh vì giá xuống còn ít nhất một nửa. Chính phủ cho rằng chúng ta có đồ gỗ xuất khẩu, nhưng không nhiều. Vấn đề đối với những nhà lãnh đạo của chúng ta ở Kuala Lumpur là họ thích chuyện đại sự. Họ thích phô trương rằng chúng ta số một việc này, số một việc nọ, nhưng tất cả đều thất bại".
Ông Salleh chứng minh: hãy nhìn xem chuỗi 1Malaysia shop. Tôi có thể chỉ cho quý vị một cái ở Beaufort, bang Sabah. Họ đã xây một cửa hàng tiêu tốn hết 708.000 USD. Cho đến nay, sau gần ba năm, tiệm đó vẫn bỏ không, chưa bao giờ được sử dụng.
Ông cũng chỉ trích xu hướng cạnh tranh với Singapore, như xây một tổ hợp dầu mỏ tích hợp ở Pengerang, khi mà hành động đúng là nên bảo đảm sự sống còn của Singapore và điều đó sẽ tiếp tục giữ mối quan hệ hữu nghị với đảo quốc.
Đề xuất của ông Salleh là chính phủ nên xem xét phát triển các loại cây trồng khác có thể giúp cho đất nước giảm lệ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm và giúp người dân tăng thêm thu nhập. Trồng sầu riêng, theo ông, chỉ là một lựa chọn, vì phải mất ít nhất ba năm mới cho trái xuất khẩu.
Trong lúc này, Malaysia đang nhập ớt từ Úc. Một loại ớt không mùi, không vị, không cay được bán với giá cắt cổ 6 USD một chai. Ông Shalleh nói: "Chúng ta có thể trồng ớt ở đây ngay lúc này".
Tất cả mọi việc chính phủ cần làm là tạo ra một trung tâm để tiến hành sản xuất cho phân phối và xuất khẩu. Trước hết, chính phủ nên định giá ớt để khuyến khích nông dân trồng ớt. Còn nhiều chuyện khác Malaysia cần tập trung khi phát triển nông nghiệp, thay vì lo sao để trở nên giống Singapore.
"Chúng ta có thể giống Singapore sao?". Singapore không phải là một nước nông nghiệp, mà là nước thương mại. Malaysia không phải là nước thương mại mà là nước nông nghiệp. Quý vị cố cạnh tranh với Singapore... quý vị không thể trở nên giống Singapore, vì chính phủ bên đó khác chính phủ Malaysia". Vì nông nghiệp là tương lai của Malaysia, chính phủ cần tái thiết các chính sách kinh tế và tiến hành các nghiên cứu tìm ra lý do tại sao đất nước nhập khẩu đến 40 tỉ RM thực phẩm hàng năm. Riêng bang Sabah rất phù hợp để sản xuất thịt và sữa, và chính sách đúng là phải nhìn thấy bang này trở thành nơi cung cấp chính yếu các sản phẩm đó. Ngoài ra, theo Salleh, chính phủ cần chọn đúng người làm đúng việc, chứ không phải bổ nhiệm dựa vào việc họ có thân cận với các nhà chính trị hay không.
Vấn đề của Malaysia là việc dàn xếp giá cả hiện nay, bởi thị trường không bảo vệ nhà sản xuất địa phương, khiến cho nông dân không muốn dấn thân vào những gì có ý nghĩa.
Theo Trần Bích (Thế Giới Tiếp Thị)
EU đang hoàn tất thỏa thuận thương mại tham vọng với Việt Nam Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, EU đang hoàn tất nhiều thỏa thuận thương mại mới và tham vọng với các đối tác quan trọng với châu Á, trong đó có Singapore, Việt Nam và Nhật Bản. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và các lãnh đạo ASEAN tại Manila, Philippines ngày 14/11 (Ảnh: Reuters) Ông Donald...