Đằng sau thành công của New York Times về thu phí đọc báo
Thu phí đọc báo với độc giả trên nền tảng điện tử đang là xu hướng phổ biến, nhất là tại Mỹ và nhiều nước châu Âu. Thành công nhất phải kể đến trường hợp của tờ New York Times (NYT)
Trụ sở của New York Times tại khu Manhattan, New York, Mỹ. Ảnh: Bloomberg
Ngày 9/2/2022 ghi dấu ấn quan trọng đối với NYT. Tờ báo này chính thức đạt 10 triệu thuê bao trả tiền trên cả nền tảng in ấn và kỹ thuật số, mốc mà NYT đặt ra cho năm 2025. Trên đà tiến này, ban lãnh đạo NYT đặt mục tiêu đạt 15 triệu thuê bao trả tiền vào năm 2027.
Mức tăng trưởng này một phần đến từ 1,2 triệu thuê bao chuyên trang thể thao điện tử “The Athletic”, tờ báo được NYT mua lại với giá 550 triệu USD hồi tháng 1/2022. Nhưng đóng góp nhiều nhất cho doanh thu từ nguồn thu phí đọc báo là người dùng sử dụng nền tảng điện tử.
Trong quý 4/2021, NYT thu hút thêm 375.000 thuê bao điện tử, còn ba tháng đầu năm 2022, số người truy cập mới trên nền tảng này là 387.000 thuê bao. Lượng độc giả đọc báo trả tiền trên các ứng dụng điện tử chiếm khoảng 90%, trong đó có 67% chuyên đọc tin tức, khoảng 23% còn lại là thuê bao sử dụng một số dịch vụ khác. Khách hàng đặt mua báo giấy chỉ chiếm khoảng 10%.
Thành công trong tạo doanh thu từ nguồn phí đọc báo được NYT khởi động từ năm 2011, thời điểm tờ báo thực hiện bước chuyển đổi số, với việc đưa vào ứng dụng “tường thu phí” (paywall) tại địa chỉ website nytimes.com, làm bàn đạp để bán các sản phẩm tin tức kỹ thuật số tới độc giả dưới dạng thuê bao trả tiền.
Báo giấy và quảng cáo không còn là nguồn thu quan trọng nhất đối với New York Times. Ảnh: Reuters
Ở giai đoạn đầu, NYT chọn “tường thu phí thông minh”, cho phép người truy cập được đọc 20 bài báo miễn phí/tháng, rồi sau đó mới tính phí. Hiện tại, biện pháp này vẫn được áp dụng, nhưng số lượng bài báo miễn phí rút xuống còn 5 bài/tháng. Chính sách đọc báo miễn phí qua nền tảng mạng xã hội cũng được dỡ bỏ. Điều chỉnh này nhằm mục đích bảo đảm có một số lượng lớn độc giả mỗi tháng chạm “tường thu phí” và từng bước chuyển số này thành người dùng trung thành.
Tiêu chí quan trọng đầu tiên được NYT quan tâm và tuân thủ chặt là nội dung, dựa trên luận điểm “nội dung là vua”. Chính nhân tố này mới giúp lôi kéo độc giả trả tiền để tăng doanh thu, lợi nhuận. Ban lãnh đạo NYT từ lâu đã nhận thấy rằng cạnh tranh trên thị trường quảng cáo số sẽ thất bại. Doanh thu một tòa soạn báo không được dựa nhiều vào quảng cáo số, bởi tính riêng tại Mỹ, hai “ông lớn” Google và Facebook hiện kiểm soát tới hơn 90% thị trường này.
Cách tốt nhất để thành công là thuyết phục, thu hút người dùng trả phí đọc nội dung. NYT đến thời điểm này luôn nhất quán với chiến lược coi thuê bao trả phí là ưu tiên hàng đầu, dựa trên nội dung, thông tin đáp ứng đúng nhu cầu của bạn đọc.
Video đang HOT
Để có được nội dung cuốn hút, điểm then chốt một tờ báo cần hướng đến là tập trung tạo dựng được chất lượng và uy tín của sản phẩm, thương hiệu của tờ báo. Ở điểm này, NYT chú trọng nhiều cho khâu biên tập. Trong giai đoạn từ 2017-2021, số lượng nhân viên toàn tòa soạn của NYT dao động trong khoảng từ 4.000-5.000 người/năm. Riêng bộ phận biên tập gần như không có biến động, với khoảng 1.300 nhân viên/năm, ngay cả ở thời điểm tờ báo gặp khó khăn tài chính.
Điểm nổi bật trong thu phí người dùng của NYT là chính sách phân loại thuê bao đa dạng, tương thích với người dùng. Qua “tường thu phí”, độc giả được tiếp cận với các gói thuê bao truy cập vào các ấn phẩm kỹ thuật số cơ bản, phiên bản e-reader (đọc báo trên các thiết bị đọc chuyên dụng) hay đăng ký riêng cho ứng dụng NYT Games – trò giải ô chữ rất được người đọc Mỹ ưa chuộng, NYT Cooking – chuyên mục dạy nấu ăn và hướng dẫn công thức nấu ăn kỹ thuật số…
Với thành viên mới, bộ phận kinh doanh sẽ đưa ra các khoản ưu đãi hấp dẫn, như tự động gia hạn với mức phí ưu đãi trong thời gian giới thiệu là khoảng một năm, sau đó sẽ đưa về mức phí thông thường. Ở một số thời điểm chạy khuyến mãi, mức thu phí người đọc mới trong năm đầu tiên là 10 USD/năm, với các sản phẩm thông tin, bài phân tích. Những người đã là thành viên thì không được hưởng ưu đãi cho đăng ký mới lần đầu, song có những chính sách để “níu chân” khách hàng cũ.
New York Times là một thành công điển hình của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí. Ảnh: Wired
Để giữ độc giả trung thành, NYT vận hành chiến lược độc đáo chuyên về giao tiếp với khách hàng. Tòa soạn tập trung tổ chức các sự kiện, cung cấp các trải nghiệm riêng cho thuê bao trả tiền, trong đó có những trải nghiệm vượt khỏi lĩnh vực báo chí. Một ví dụ điển hình là chuyên mục “Bạn đọc hỏi, chuyên gia trả lời”, nơi độc giả có thể đặt ra các câu hỏi trực tiếp cho một nhóm chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ lối sống cho đến chăm sóc dinh dưỡng.
Nhìn về tương lai, bà Meredith Kopit Levien, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành NYT đánh giá còn nhiều dư địa để thu hút thêm người dùng đọc báo trả tiền dưới hình thức “bức tường phí”. Có ít nhất 135 triệu thuê bao tiềm năng ở Mỹ và các nước trên thế giới. Riêng tại Mỹ, con số độc giả tiềm năng này có thể vượt 25 triệu người.
NYT là một trường hợp thành công điển hình của báo chí thời kỳ chuyển đổi số. Thay vì suy tàn dưới tác động cạnh tranh kỹ thuật số gay gắt, tòa soạn đã chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng lấy nguồn thu, lợi nhuận chủ yếu từ thu phí người dùng, chứ không phải quảng cáo. Chiến lược này giúp NYT thành công trong hơn một thập kỷ qua và sẽ còn tiếp nối đà phát triển trong thời gian tới.
Thành công của NYT xuất phát từ thế mạnh riêng của tờ báo. Nhưng các tòa soạn cũng có thể học được một số điểm hay từ NYT khi dịch chuyển sang thu phí người dùng trên nền tảng số. Đó là tập trung cho chất lượng sản phẩm và thu hút người dùng ở mọi khâu; liên tục đổi mới hình thức thuê bao theo hướng đa dạng, cả trọn gói và chú trọng sản phẩm riêng biệt; ưu tiên gây dựng lượng độc giả trung thành và đẩy mạnh tương tác với độc giả gắn với nhiều lĩnh vực đời sống.
Hòn đảo nhỏ có thể thành "giới tuyến mới" trong cuộc đua không gian
Khi cuộc đua không gian ngày càng nóng với sự tham gia của các tỷ phú Mỹ, giới chức Indonesia đang hy vọng biến một hòn đảo hẻo lánh của họ thành "giới tuyến mới" trong cuộc đua này.
Đảo Biak của Indonesia (Ảnh: Roamindonesia).
Trong 15 thế hệ, các thành viên bộ lạc Abrauw vẫn sinh hoạt như tập tục tổ tiên. Họ làm trang trại gỗ trong các khoảnh rừng nhiệt đới, đi tìm cây thuốc và đặt bẫy để bắt rắn và lợn rừng, theo New York Times.
Với họ, đất đai trên đảo Biak là tất cả: nguồn gốc, nguồn sinh kế và mối liên hệ với tổ tiên. Giờ đây, gia tộc này và những người dân bản địa sống trên hòn đảo đang lo ngại sẽ bị mất đất, mất sinh kế khi chính phủ Indonesia tính mở bãi phóng tên lửa ở đây để thu hút người sáng lập tập đoàn SpaceX, tỷ phú Elon Musk.
Chính Indonesia Indonesia từ lâu cho biết họ đã mua khu đất rộng hơn 100 ha từ gia tộc Abrauw vào năm 1980 và từ năm 2017 đã lên kế hoạch xây một bãi phóng tên lửa quy mô nhỏ ở đây. Nhưng bộ tộc này nói rằng họ chưa bao giờ bán khu đất này. Bốn người đàn ông đã ký vào văn bản mua bán không phải là thành viên của gia tộc và không có quyền bán, theo các trưởng tộc.
Thủ lĩnh các bộ lạc ở đảo Biak kiên quyết phản đối kế hoạch này, cho rằng việc xây dựng một bãi phóng tên lửa trên hòn đảo này đồng nghĩa với việc tận diệt nguồn rừng, làm xáo trộn môi trường sống của các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng và khiến bộ lạc Abrauw khốn đốn khi sẽ buộc phải rời khỏi nhà khi dự án này được triển khai.
Apolos Sroyer, Trưởng Hội đồng phong tục ở Biak, một hội đồng trưởng tộc, cho biết: "Lập trường của người bản địa rất rõ ràng: Chúng tôi bác bỏ kế hoạch này. Chúng tôi không muốn mất trang trại vì bãi phóng tên lửa này. Chúng tôi không ăn vệ tinh. Chúng tôi ăn khoai môn và cá biển. Đó là cách sống của chúng tôi qua nhiều thế hệ. Hãy nói với Elon Musk, đó là lập trường của chúng tôi".
"Chúng ta sẽ mất đi bản sắc và không một bộ tộc nào khác chấp nhận điều như vậy trên đất của họ. Con cháu của chúng ta sẽ đi về đâu?", Tộc trưởng Marthen Abrauw nói.
Một số thành viên trong bộ tộc đã tìm được việc làm ở các vùng khác của Indonesia, nhưng những người ở lại Warbon (nơi sinh sống của hơn 1.000 người) vẫn chủ yếu sống dựa vào việc đánh bắt cá và trồng khoai.
Tổng thống Joko Widodo muốn xây bãi phóng tên lửa ở đảo Biak để thu hút tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Guardian).
Đảo Biak chỉ cách đường xích đạo 100 km về phía nam và hướng ra Thái Bình Dương, là nơi lý tưởng nhất thế giới để phóng tên lửa vũ trụ vì sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu để tiến vào quỹ đạo Trái Đất.
Tập đoàn SpaceX có kế hoạch phóng khoảng 12.000 vệ tinh vào vũ trụ trước năm 2026 và vì vậy có thể Biak là vị trí hàng đầu được tỷ phú Mỹ lựa chọn để xây dựng bãi phóng tên lửa mang vệ tinh.
"Đây là nguồn lợi của chúng tôi", người nắm quyền hiện tại ở đảo Biak, ông Herry Ario Naap nói. "Các khu vực khác có thể có dầu hoặc vàng và chúng tôi có một vị trí địa lý chiến lược".
Hồi năm 2020, Tổng thống Joko Widodo đã đích thân giới thiệu với tỷ phú Elon Musk về ý tưởng phóng tên lửa từ Indonesia dù chưa đề cập đến địa điểm này. Ông chủ tập đoàn SpaceX vẫn chưa "gật đầu" hay bình luận công khai về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể ông đang từng bước thúc đẩy kế hoạch này với các quan chức Biak để quảng bá địa điểm, cũng như đánh giá mức độ phản đối của người dân bản địa.
Để thuyết phục tỷ phú Musk, Tổng thống Joko gợi ý rằng, công ty Tesla cũng có thể hợp tác với Indonesia để sản xuất pin xe điện, vì Indonesia là nhà sản xuất niken lớn nhất thế giới, một thành phần quan trọng cho xe điện. Các quan chức cho biết một nhóm chuyên gia SpaceX đã đến thăm Indonesia vào đầu năm nay để thảo luận về việc hợp tác này.
Xây dựng bãi phóng tên lửa là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Joko trong chiến lược hiện đại hóa quốc đảo Đông Nam Á này, với hệ thống các sân bay, nhà máy điện và đường cao tốc mới.
Vào tháng 9, Tổng thống Joko đã thúc đẩy chương trình không gian bằng cách tăng ngân sách lên gấp 20 lần và đặt nó trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia mới do ông quản lý trực tiếp.
Laksana Tri Handoko, Chủ tịch cơ quan này, đã đích thân thị sát địa điểm Biak vào tháng trước, nói rằng hòn đảo này vẫn là một lựa chọn khả thi. Tuy nhiên, việc xây dựng một bãi phóng tên lửa mà ông hình dung sẽ cần diện tích đất gấp 10 lần.
Tranh cãi về địa điểm Biak có thể khiến ông chọn một địa điểm thay thế, như đảo Morotai, cách Biak khoảng 900 km về phía tây bắc. Ông Handoko nói: "Biak không phải là nơi duy nhất và duy nhất. Chúng tôi có nhiều lựa chọn".
Cách Trung Quốc ngăn tác động của khủng hoảng Evergrande Ở nhiều nước, việc một tập đoàn nợ hơn 300 tỷ USD sụp đổ sẽ gây chấn động cả nền kinh tế, nhưng ở Trung Quốc thì chưa chắc. Thế giới tài chính đang dõi theo cuộc khủng hoảng của Evergrande, nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới. Tuần trước, thời hạn thanh toán 83 triệu USD cho...