Đằng sau tám trái xoài, trọng lượng nửa kg, giá 58 USD ở châu Âu
TS Bart Van Ahee, VAHOL B.V (Hà Lan), nói chuyện tám trái xoài, khối lượng 0,5kg ở châu Âu có giá 58 USD. Để đạt được giá này thì trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi hái, chúng đến được châu Âu, cần nhiều nghiệp vụ và hậu cần phía sau.
Đối với chuỗi cung ứng, nếu xoài để được bảy ngày, nhưng chậm trễ trong việc đưa xoài đến châu Âu thì đơn vị đặt hàng sẽ có ít thời gian để bán hơn. Khi họ có ít thời gian để bán hơn, cũng có nghĩa là giá mà họ sẵn sàng chấp nhận trả cho chúng ta sẽ ít hơn.
Nông dân TP.HCM tham quan vườn dưa lưới của nông trại Hải Âu ở Tiền Giang. Ảnh: H.L.
Trong hệ thống phân phối, hợp đồng định nghĩa về thương mại, sản phẩm sẽ được vận chuyển từ A đến B, tuỳ theo tính chất của mỗi loại mà người nông dân có thể chọn để có được sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đó là sự thoả thuận giữa người bán và người mua và có nhiều kiểu cung ứng giữa người mua, người bán và giữa nhiều đơn vị tham gia, TS Bart Van Ahee nhấn mạnh.
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả của Việt Nam đạt 2,46 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2015. Đây là mặt hàng tăng trưởng nổi bật trong nhóm ngành hàng gặt hái nhiều thành công khi mở rộng thị trường. Ngược lại, trái cây từ các nước cũng ào ạt tràn vào.
Là một nước nông nghiệp, thị trường nông sản lại thất thủ ngay chính sân nhà; minh chứng là quá trình nhập khẩu nông sản các nước đang ào ạt đổ vào dù được đánh giá không ngon bằng Việt Nam, nhưng vẫn có thị trường tốt hơn ta. Ông Trương Quang Hoài Nam, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, băn khoăn: người tiêu dùng lo lắng về chất lượng nông sản, trong khi nông dân đang cố gắng sản xuất nông sản sạch lại không bán được hoặc bán với giá rất thấp. Ở khu vực đô thị, người dân tận dụng khoảng trống trước sân, sau nhà, sân thượng để trồng rau; chia sẻ nhau cách trồng rau sạch, an toàn do thiếu tin tưởng lẫn nhau về chất lượng sản phẩm nông sản.
Cuộc kết nối cung – cầu, trong khuôn khổ hội chợ Nông sản sạch và an toàn diễn ra từ ngày 19 – 23/8 tại Cần Thơ, 50 lượt đăng ký kết nối, trong đó, hệ thống siêu thị Co.opmart 15 lượt; VinMart 10 lượt; công ty AT: 19 lượt; Big C Vietnam: 4 lượt… Cứ mỗi lần kết nối lại nghe câu chuyện xưa nay: nông – đặc sản ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh, nhưng các nhà cung cấp không biết có thể giao cho siêu thị mỗi ngày được bao nhiêu? Giá thành, chi phí vận chuyển thế nào? Chủ cơ sở, quy mô nông hộ, thiếu các thủ tục về mặt pháp lý vừa lo sản xuất vừa lo bán hàng… họ sẽ làm sao lo xuể khi có sự thay đổi về sản lượng hay các yêu cầu về pháp lý!?
Saigon Co.op ký kết tiêu thụ sản phẩm với hơn 100 nhà cung cấp tại các tỉnh, ông Nguyễn Nhật Trường, phó giám đốc phòng kinh doanh Saigon Co.op, cho biết những khó khăn trong chuỗi cung ứng gồm:
Video đang HOT
- Sản phẩm chưa qua kiểm nghiệm định kỳ, cơ sở chưa đạt chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất và kinh doanh, chưa sẵn sàng các thủ tục pháp lý để giao dịch mua bán;
- Đơn vị nhỏ lẻ, cơ sở ở xa, thông tin giao dịch chậm không thuận tiện cho việc giao nhận hàng hoá, chưa đáp ứng nhu cầu kinh doanh của kênh siêu thị;
- Sản phẩm nông nghiệp thường bị ảnh hưởng yếu tố thời vụ, thời tiết, sản phẩm có giá trị thấp;
- Thị trường biến động, giá cả tăng giảm, nông dân không giữ giá sản phẩm.
Ông Huỳnh Văn Sang, 62 tuổi, ở tổ hợp tác (THT) rau muống an toàn ấp 5, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM, tham gia chương trình giao lưu với nông dân miền Tây do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM và trung tâm BSA tổ chức, nói rằng đất nông nghiệp ở TP.HCM không có nhiều, toàn xã Bình Mỹ có 300ha trồng rau muống, riêng ông trồng hơn 5.000m2, thuê thêm 8.000m2 với giá 5 triệu đồng/1.000m2. Chi phí sản xuất khá cao do cái gì cũng phải thuê mướn, công lao động mỗi ngày 250.000 – 300.000 đồng để thu hoạch, chở rau. TP.HCM đông dân nhưng không phải dễ tìm đầu ra, vô siêu thị rất khó vì vướng thủ tục. Trong khi các con tìm việc khác nên bản thân ông cặm cụi làm, không người phụ giúp.
Dân cố cựu muốn bán đất, và người từ ngoài Bắc nhanh chóng chớp lấy cơ hội tích tụ đất đai. Họ cũng làm nông và cũng được chấn chỉnh theo hướng sạch, ông Sang nói. Cô Dương Thị Mánh, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, 67 tuổi, nhà nuôi cá, trồng rau, thích cảnh nhà vườn làm du lịch ở Phong Điền, thích mô hình trồng dưa lưới của công ty Hải Âu ở Hậu Giang, nhưng quy mô nhỏ lẻ, đất ít, vốn liếng năm đồng ba cắc thì làm sao đầu tư. Ở TP.HCM, phần đông lớp trẻ đã ly nông, còn lại những người cao tuổi. Thực trạng này đang lan tới nông thôn miền Tây.
Tại Cần Thơ đã xuất hiện lớp trẻ được ăn học, khởi nghiệp từ nông nghiệp, nhưng chỉ là thiểu số, họ lặng lẽ tới mức startup của họ luôn nằm ngoài danh sách cần hỗ trợ.
Theo Ngọc Bích – Hà My ( Thế Giới Tiếp Thị)
"Lên đời" cho xoài, nhãn chinh phục thị trường khó tính
Thời gian gần đây, hàng loạt các mặt hàng nông sản sạch của nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long liên tiếp nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác Mỹ, châu Âu. Tín hiệu vui trên đã mở ra một hướng đi mới giúp nhà vườn tự tin trong việc canh tác sản xuất nông sản sạch xuất khẩu.
Nhãn xuất sang Mỹ, xoài đi Châu Âu
Ông Trương Văn Rồi - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cho biết: HTX có 56ha/107ha nhãn Ido sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với sản lượng khoảng 500 - 600 tấn/năm. Mới đây, HTX rất vui mừng vì xuất khẩu được gần 100 tấn nhãn sang Mỹ thông qua một doanh nghiệp ở TP.HCM.
Nhãn Ido của HTX nhãn Châu Thành, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) được xuất sang Mỹ. Ảnh: H.X
Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp, nhiều loại nông sản là đặc sản của tỉnh đang có mặt trên thị trường thế giới. Đặc biệt là nhãn Châu Thành và xoài Cao Lãnh đã có mặt tại thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia...
"Nhờ tìm tòi trên mạng và được sự giúp đỡ của Phòng NNPTNT huyện Châu Thành, nhãn Ido của HTX đã được xuất ngoại. Tuy giá chỉ ở mức 35.000- 36.000 đồng/kg, nhưng đây là bước khởi đầu cho HTX vươn lên" - ông Rồi chia sẻ.
Theo ông Rồi, sau khi nhãn của HXT được thị trường Mỹ chấp nhận, ông cùng các thành viên trong HTX bàn tính nâng cao quy mô sản xuất, tăng diện tích nhãn Ido, giảm dần các loại nhãn thông thường vốn nhiễm bệnh chổi rồng.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp, ngoài thị trường Mỹ, mới đây, Tập đoàn In Jea Hàn Quốc đã đến khảo sát thực tế tại nhiều vườn nhãn Ido tại huyện Châu Thành. Qua khảo sát, đoàn đánh giá cao chất lượng trái nhãn Ido tại đây (mẫu mã, chất lượng và độ đồng đều). Theo đó, Tập đoàn In Jea hứa hẹn sẽ là kênh tiêu thụ đầy tiềm năng cho nhãn Châu Thành trong thời gian tới. "HTX đang triển khai lấy ý kiến xã viên, nhà vườn để thống nhất cách làm trong quá trình đàm phán ký kết với Tập đoàn In Jea" - ông Rồi cho hay.
Như nhãn Ido, người dân trồng xoài cát Hoà Lộc tỉnh Trà Vinh cũng rất phấn khởi vì lần đầu tiên loại trái này nhận được chứng nhận đạt chuẩn GlobalGAP. Đơn vị nhận được chứng nhận trên là trang trại Long Sơn, xã Long Sơn, huyện Châu Thành.
Ông Thân Trọng Việt - đại diện trang trại Long Sơn cho hay: "Trang trại trồng gần 24ha xoài cát Hòa Lộc, đạt sản lượng khoảng 70 tấn/năm. Sau thời gian dài kỳ công học hỏi, chăm sóc chặt chẽ, mới đây, trang trại đã nhận được chứng nhận GlobalGAP. Sau khi có được "giấy thông hành" trên, trang trại đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu xoài sang châu Âu". Cũng theo ông Việt, nhờ tuân theo quy trình sản xuất chặt chẽ từ khâu làm đất, chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản, cùng với cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, ghi chép sổ sách theo quy định; đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể truy xuất nguồn gốc nên thời gian qua, xoài của trang trại đã tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, chợ đầu mối nông sản...
Tín hiệu vui cho nông nghiệp sạch
Ông Phan Văn Sum - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành cho biết: Toàn huyện có hơn 3.270ha nhãn, (chiếm trên 50% diện tích vườn cây ăn trái của huyện). Riêng nhãn Ido có khoảng 1.000ha. Việc HTX nhãn Châu Thành xuất nhãn sang Mỹ là thông tin rất vui cho nhà vườn.
"Đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng. Do áp dụng quy trình canh tác theo hướng an toàn của tiêu chuẩn VietGAP mà nhãn Châu Thành đã vượt qua "rào cản", bước vào thị trường khó tính. Đây cũng là kết quả bước đầu thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà tỉnh đang tiên phong thực hiện" - ông Sum giải thích.
Theo phóng viên tìm hiểu, năm 2015, Bộ Nông nghiệp Mỹ chính thức cho nhập khẩu nhãn. Theo đó, Trung tâm Kiểm dịch thực vật Mỹ đã đến vùng nguyên liệu nhãn Châu Thành khảo sát điều kiện sản xuất nhãn Ido của HTX nhãn Châu Thành và đã cấp mã (code) cho các chủ vườn nhãn. Sau đó, UBND huyện chỉ đạo ngành chuyên môn hỗ trợ HTX, hướng dẫn sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Sau khi những mẫu nhãn được gửi sang Mỹ để kiểm tra, nhãn nơi đây đã đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Về chứng nhận GlobalGAP của trang trại Long Sơn, ông Dương Văn Đởm - Trưởng phòng NNPTNT huyện Cầu Ngang cho biết: "Đó là thành quả của thời gian dài nỗ lực của trang trại. Ngoài việc giúp dễ tiêu thụ, tăng giá trị xoài trong trang trại, việc được chứng nhận GlobalGAP còn giúp trang trại có thêm động lực mở rộng quy mô, giúp người dân trồng xoài khác trong huyện có cái nhìn mới về hướng sản xuất an toàn".
"Sản xuất đạt chuẩn GlobalGAP là hướng đi giúp nông dân trong tỉnh nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, giải được bài toán tìm đầu ra cho sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân; qua đó đã góp phần khẳng định hướng đi tỉnh trên con đường làm giàu từ nông nghiệp sạch. Hiện tỉnh Trà Vinh có hơn 3.000ha xoài"- ông Lê Văn Bé - Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh thông tin.
Theo Danviet
Giá nông sản hôm nay 22.8: Cà phê thoát đà giảm, tiêu ổn định Gia nông san hôm nay (22.8), thi trương Tây Nguyên ghi nhân gia ca phê đa thoat đa giam khi tăng thêm 400 đông/kg so vơi ngay hôm qua. Trong khi đo, khoang 2 tuân nay gia hô tiêu kha ôn đinh, gia dao đông tư 88.000 - 91.000 đông/kg do lương giao dich thâp. Gia ca phê hôm nay (22.8) tăng thêm...