Đằng sau sự tồn tại của vũ trường trước khi bị ‘đột kích’
Theo thống kê chưa đầy đủ, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… là những nơi có nhiều vũ trường, quán bar hoạt động sôi động, với đủ các hình thái.
Và, chẳng năm nào là lực lượng công an không “đột kích” vào những nơi ăn chơi, luôn chứa đựng nguy cơ bùng nổ vi phạm này. Thế nhưng, điều dư luận quan tâm là năm nào cũng “đột kích” cũng phát hiện sai phạm, cũng một kịch bản như vậy, thế mà vũ trường vi phạm trong hoạt động vẫn cứ tồn tại.
Đằng sau sự tồn tại của nó trước khi bị “đột kích” là gì? Lợi nhuận thu từ vũ trường quá lớn, theo kiểu làm vài tháng “ăn” vài năm, đã làm cho các ông chủ tặc lưỡi làm liều. Dù thế nào đi chăng nữa, người ta vẫn có quyền nghi ngờ về một cái gì đó chưa trong sáng, khách quan tại những nơi dễ sinh sản ra nhiều hành vi tội lỗi này.
“Kịch bản” gây hoài nghi
Tháng trước phương tiện truyền thông đưa tin và cả clip về việc, “lính” đặc nhiệm của công an TP.Hồ Chí Minh “đột kích” vào Bar club 39 Kumho, số 39 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM thuộc công ty TNHH Nhà hàng Club 39. Tại đây, công an phát hiện nhiều vi phạm, trong đó có hoạt động kích dục mại dâm, sử dụng chất ma tuý.
Dư âm của vụ “đột kích” này chưa “nguội”, thì mới nhất, đêm 28, rạng sáng ngày 29/6, công an TP. Hải Phòng tiến hành “đột kích” điểm ăn chơi lớn nhất đất Cảng (tính theo thời điểm này – PV), đó là vũ trường MOS Club (nằm trong khuôn viên cung Văn hóa thể thao Thanh niên, số 45 đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền hay còn gọi là cung Văn hoá Việt Tiệp). Khi cảnh sát ập vào, hàng trăm dân chơi không hề biết bị kiểm tra, bởi chúng đang “phê” chất ma tuý, đang quay cuồng trong tiếng nhạc chát chúa, đang ngất ngây với người đối diện trong điệu bộ lả lơi đầy nhục dục.
Bên ngoài của vũ trường MOS
Điều đáng nói là, trước đó, không lâu, vũ trường này cũng đã bị kiểm tra, phát hiện có kẻ tổ chức sử dụng chất ma tuý, công an đang trong quá trình điều tra kẻ chủ mưu này, thế nhưng lần “đột kích” này, vẫn phát hiện “khách” ở vũ trường sử dụng chất ma tuý. Kịch bản vi phạm y trang như trước, sao lại vậy?
Số lượng công an “đột kích” vào vũ trường cũng rất lớn, theo kiểu 1 kèm 3 để dân chơi không thể thoát. Đầu tiên, lực lượng công an thực hiện công việc là khi “đột kích” vào vũ trường MOS, họ tiến hành khống chế bộ phận điều hành, bảo vệ, nhân viên phục vụ. Khống chế được lực lượng này thì sẽ làm tê liệt hoạt động của vũ trường để đồng đội thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo là kiểm tra, khống chế, áp giải dân chơi đến địa điểm thích hợp lấy lời khai ban đầu; dùng các biện pháp nghiệp vụ khác như test nhanh các đối tượng nghiện, các loại ma tuý có trong vũ trường…
Công việc tiếp theo là phân loại đối tượng để làm rõ vụ việc. Vi phạm thì chắc chắn sẽ bị xử lý. Bởi công an đã phải tổ chức hẳn một lực lượng lớn để “đột kích” thì vụ việc không còn đơn giản. Thế nhưng, dư luận vẫn cứ hồ nghi rằng, đằng sau sự tồn tại của MOS là gì? Sao vừa bị xử lý xong, nay vẫn “to gan” vi phạm để tiếp tục bị xử lý. Chẳng nhẽ, chủ vũ trường không nghĩ đến chuyện, vi phạm quá nhiều, sẽ vị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh?
Video đang HOT
Những khoảng trống dài bên trong sự đông đúc
Với những vũ trường, quán bar do tư nhân xây dựng, xin phép hoạt động, khi liên tục vi phạm mà vẫn “hoạt động tốt” thì người ta đặc câu hỏi, “ai chống lưng” cho ông chủ vũ trường này? Người “chống lưng” chắc phải có vị thế, quyền lực? Ngay tại Hải Phòng, người dân biết rõ ràng, vũ trường này do “quan” kia bảo kê. Người dân còn biết thì cơ quan chức năng không thể không biết. Song, có thể, vì nể, vì sợ bóng, sợ gió, vì tế nhị nên họ cho tồn tại với lời nhắn nhủ “cần phải kín đáo”. Thế nhưng, khi chủ vũ trường “quá đà”, bị người dân phản ánh quá nhiều, gây nhiều bức xúc thì một cuộc “đột kích” diễn ra là điều không tránh khỏi. “Đột kích” thì to lớn, hoành tráng thế, nhưng xử lý vi phạm của vũ trường thì y như là câu nói của người xưa “đầu voi, đuôi chuột”.
Ông Nguyễn Thế Bình, nhà ở cạnh khu vực vũ trường MOS, cười mà rằng: “Đuôi chuột mà ngoáy lọ mỡ”, lọ mỡ của gia đình địa chủ nữa, thì… bao giờ ngoáy xong”. Hình tượng mà ông Bình đưa ra đem đến cho chúng ta nhiều nghĩ suy về hiện tượng bảo kê, chuyện những kẻ “chống lưng” cho vũ trường vi phạm hoạt động. Theo ông Bình, chẳng có gì khó để phát hiện sai phạm của vũ trường, quán bar. Bởi, sai phạm của họ quá nhãn tiền. Với những cán bộ được học hành, trang bị đầy đủ kiến thức, họ thừa phát hiện thấy vi phạm nhưng họ có được “làm” không, “làm” đến đâu, “làm” thời điểm nào? “làm” ra sao mới là quan trọng.
Dân chơi ở vũ trường MOS đang bị cảnh sát lấy lời khai nhanh
MOS Club nguyên là nhà thi đấu môn bắn cung đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ Seagame 22. Đây là công trình thể thao ghi dấu ấn chất lượng khu vực đầu tiên của Hải Phòng. Thế nhưng, chẳng hiểu vì lý do gì, nó được liên kết với doanh nghiệp có địa chỉ tận Thủ đô Hà Nội, cải tạo thành vũ trường. Khi nhà thi đấu này được chuyển đổi, nhiều người dân đất Cảng đã phản đối.
Sau đó, phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, ông Hoàng Văn Kể đã chỉ đạo dừng ngay việc đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng; khôi phục nguyên trạng kiến trúc, kết cấu ban đầu của nhà luyện tập môn bắn cung để phục vụ việc đăng cai tổ chức các giải thi đấu các môn thể thao thích hợp. Thế nhưng, chẳng hiểu sao, nó vẫn được liên kết cải tạo thành công trình đa năng, phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao và biểu diễn ca múa nhạc, thời trang. Và, cuối năm 2011 thì vũ trường MOS Club chính thức hoạt động tại nhà thi đấu này với bộ mặt mới và nó nhanh chóng trở thành tụ điểm chơi “lý tưởng” cho những kẻ thừa tiền, thích chơi bời, trưng diện, thích khoe mẽ, khoe thân và…
Theo giới thạo tin ở Hải Phòng, MOS hoạt động được hơn tháng đã bị “sờ gáy”. Sau đó thì thưa dần. Người ta đồn rằng, vũ trường đó của người thân “quan”… nên không thể “chết” được. Nó bị kiểm tra cũng chỉ là hình thức mà thôi. Dân chơi còn mách nhau, để “phê” được lâu, “thích làm gì được đó”… thì đến MOS. Tiến “đụn” một đàn anh “số má” ở Hải Phòng phải thừa nhận, hàng tháng btoànỏ ra ít “tiền lẻ” để được vé VIP, vào là được phục vụ như vua chúa, vào lúc nào cũng được, chỉ bàn VIP và “chơi” thì được báo trước để tránh “cớm” – tức công an ngầm phát hiện.
Theo Tiến “đụn”, MOS đẳng cấp về độ lỳ nên dân chơi thích làm bến đáp. Và, Tiến cũng tiết lộ rằng, khi đã mua phí rồi thì không sợ bị… gì hết, kể cả trường hợp công an “đột kích” bất ngờ. Sau một ngày MOS bị “đột kích”, tôi hỏi thăm, Tiến “đụn” cười mà rằng: “Khách VIP phải khác chứ. Có khấn cũng chẳng “vướng” được. Hôm đó, tôi tổ chức cho anh em ra Đồ Sơn “đáp” (tức chơi) đêm nên không biết chi tiết”. Như vậy, không đơn giản mà MOS lại nổi tiếng, trong khi các vũ trường khác có thâm niên hoạt động lâu hơn, cơ sở vật chất không hề thua kém lại chẳng được dân chơi “yêu thích”.
Bình có thể mới, sai phạm thì… như cũ
Trung tá công an (xin được ẩn tên) phân trần: Hầu như vũ trường nào cũng có “người quan tâm” (tức chức sắc nào đó bảo kê – PV). Nhiều khi, công an lên kế hoạch kiểm tra rồi, phải dừng lại để làm động tác nhắc nhở trước. Mỗi lần “sờ” đến vũ trường, quán bar có “người quan tâm”, cơ quan thực thi cũng phải cân nhắc. Cái khó nữa là, nếu vi phạm, chủ vũ trường bị xử lý nhưng công an chỉ có quyền đề nghị xem xét thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động chứ không phải là cơ quan quyết định chuyện đó.
Hơn nữa, doanh nghiệp lách luật rằng, chủ vũ trường để hoạt động vi phạm, bị xử lý chứ vũ trường có vi phạm đâu mà xử lý. Chủ này bị đi tù thì chủ khác điều hành, vũ trường vẫn hoạt động. Sự lách luật này dẫn đến việc, cùng ở địa điểm vũ trường ấy, chủ vừa bị xử lý, đã có chủ khác điều hành, hoạt động vi phạm. Hơn nữa, lợi nhuận thu được từ hoạt động vũ trường rất lớn nên chủ vũ trường chắc chắn phải tìm mọi cách để không bị đóng cửa hoặc đóng cửa tên vũ trường này thì sẽ xin hoạt động vũ trường tên khác. Và, bình thì mới nhưng địa điểm và rượu vẫn cũ.
Không dám khẳng định không có vi phạm
Việc làm dư luận bức xúc hơn là, năm nào, Hà Nội, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức truy quét tệ nạn xã hội, ma tuý, vi phạm, nhiều vũ trường đã vi phạm, bị xử lý, thậm chí đóng cửa hoạt động cả năm, sau khi hoạt động lại, được vài tháng, họ vẫn vi phạm như cũ. Vậy, vai trò phòng chống và kiểm tra của các cơ quan chức năng liên quan đến hoạt động của vũ trường, quán bar xem ra chưa được hiệu quả. Và, nếu có hiệu quả, chắc chỉ là chưa phát hiện ra chứ không dám khẳng định, không có vi phạm.
Theo Người đưa tin
Xóa điểm ăn chơi bậc nhất đất cảng, lộ sự quản lý lỏng lẻo
Khi tiếng nhạc chát chúa bỗng im bặt, đèn bật sáng trưng thì trên sàn nhảy hàng chục "dân chơi" vẫn quay cuồng, lắc lư vì "phê" thuốc. Vụ lực lượng CA tập kích vào MOS Club - tụ điểm ăn chơi bậc nhất đất cảng - lộ rõ nhiều khoảng trống trong công tác quản lý những cơ sở kinh doanh có điều kiện của các cơ quan chức năng.
Cuộc đột kích lúc rạng sáng
Thượng tá Phạm Duy Diên - Người phát ngôn của CA TP.Hải Phòng - cho biết: Hồi 01h15 ngày 29.6, các lực lượng chức năng của CATP đã tiến hành kiểm tra vũ trường MOS và quán karaoke Ánh Dương tại Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên (số 45 Lạch Tray, quận Ngô Quyền).
Từ bên trong quán bar, các trinh sát mặc thường phục lập tức khống chế DJ (người điều khiển nhạc) và bộ phận ánh sáng. Cùng thời điểm, hàng trăm cảnh sát từ ngoài cửa ập vào lập tức khống chế các bàn rượu trong quá bar. Khi tiếng nhạc đột ngột dừng lại, ánh đèn sáng bỗng bật lên, hàng trăm nam, nữ thanh niên đang quay cuồng trong tiếng nhạc mới nháo nhào tìm đường tháo chạy. Quá trình khám xét, lực lượng CA thu giữ 2 gói bột màu trắng, 1 túi tinh thể màu trắng, 15 viên nén nghi là chất ma túy. Xét nghiệm nước tiểu 163 người trong vũ trường đã phát hiện 33 trường hợp dương tính với các chất ma túy.
Hàng chục "cậu ấm, cô chiêu" được triệu tập về cơ quan công an.
Cũng vào thời điểm đó, một mũi trinh sát khác đã ập vào quán karaoke Ánh Dương. Trong 3 phòng hát của quán này, lực lượng CA phát hiện các đối tượng có biểu hiện sử dụng trái phép chất ma túy và thu giữ: 1 gói bột màu trắng, 1 túi lá cây khô, 44 viên nén nghi là chất ma túy, 2 bộ dụng cụ sử dụng chất ma túy.
Trong 2 ngày 29 và 30.6, lực lượng công an tiến hành phân loại các đối tượng và khám xét sàn nhảy MOS Club và quán karaoke Ánh Dương. Việc khám xét tới 14h ngày 30.6 mới hoàn thành, lực lượng Công an đã phát hiện được số ít ma túy đã dùng dở, đồng thời tiến hành thu giữ một số phương tiện, sổ sách, tài liệu liên quan đến việc hoạt động tại vũ trường trá hình MOS và quán karaoke Ánh Dương.
Có mặt tại nơi lưu giữ các đối tượng được lực lượng CA "triệu" về để phân loại, PV chứng kiến không ít "cậu ấm, cô chiêu" đang vật vã vì phê thuốc. Một "chân dài" ở độ tuổi 9X, còn mang cả chó "cưng" theo cùng. Dù đã bị đưa về trụ sở CA, nhưng vẫn còn phê thuốc. Một đôi vợ chồng trẻ mang theo cả cháu bé mới 4 tuổi nhập cuộc vui ở MOS Club và cũng bị CA đưa về trụ sở.
Ba đối tượng bị lưu giữ mới 14 tuổi là Phạm Thế D (trú tại Đằng Lâm, Hải An); Huỳnh Thị Tuyết Nh (trú tại Phan Bội Châu, Hồng Bàng) và Nguyễn Thị Hồng L (trú tại Văn Cao, Ngô Quyền). Khi được hỏi tại sao sử dụng ma túy, D trả lời "cháu có cắn đâu, cháu chơi đá chứ ". Còn 2 "chân dài" cùng độ tuổi thì nói, không phải lúc nào bọn em cũng "cắn kẹo", tháng bọn em mới chơi 1-2 lần.
Nhà thi đấu biến thành sàn nhảy
Có mặt muộn hơn so với các quán bar, vũ trường khác ở Hải Phòng nhưng MOS Club đã trở thành "thiên đường" của "dân chơi". Với mặt sàn gần 1.000m2, thiết bị âm thanh, ánh sáng "khủng", đội ngũ phục vụ "chân dài" tuyển chọn nên dù giá cả cắt cổ, sàn nhảy này vẫn thu hút lượng lớn dân chơi.
Cơ quan công an đang phân loại các đối tượng.
MOS Club nguyên là nhà thi đấu môn bắn cung phục vụ Đại hội thể thao Châu Á trong nhà lần thứ ba, được xây dựng vào năm 2009. Đến tháng 4.2010, Thành đoàn Hải Phòng - cơ quan chủ quản Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên - đã liên kết với Cty TNHH thương mại XNK Duyên Hà (sau đổi thành Cty TNHH văn hóa Việt) để "cải tạo" nhà thi đấu này thành vũ trường "trá hình". Việc chuyển mục đích sử dụng công trình, làm thay đổi công năng nhà thi đấu thể thao đã có nhiều ý kiến. Trong một chuyến thị sát địa điểm này, ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy - đã chỉ đạo dừng ngay việc chuyển đổi mục đích sử dụng; khôi phục nguyên trạng kiến trúc, kết cấu ban đầu của nhà thi đấu để phục vụ việc đăng cai tổ chức các giải thi đấu các môn thể thao thích hợp...
Tuy nhiên, sau đó, UBND thành phố lại cho phép Thành đoàn tiếp tục được "liên kết" triển khai hoạt động của MOS Club. Cuối năm 2011, công trình này trở thành vũ trường trá hình MOS Club, bất chấp sự bức xúc của dư luận.
Theo vietbao
Đột kích M.O.S Club Hải Phòng: "Đem dao mổ trâu đi giết gà" Khi nhắc đến vụ lực lượng CA đột kích vào vũ trường MOS Club và quán karaoke Ánh Dương, một cán bộ điều tra so sánh, việc huy động hàng trăm cảnh sát vây ráp một tụ điểm để bắt ma túy, rượu lậu như một hành động "dùng dao mổ trâu đi giết gà". Trong khi đó, nếu các cơ quan chức...