Đằng sau sự ‘lên ngôi’ của cơm hộp giá rẻ ở Hong Kong (Trung Quốc)
Các cửa hàng nhỏ bán cơm hộp giá cả phải chăng đang “mọc nhanh như nấm” tại Hong Kong và cơm hộp hiện nay không còn tượng trưng cho những người có thu nhập thấp ở đây.
Hộp thức ăn giá rẻ là dấu hiệu cho thấy kinh tế Hong Kong gặp nhiều khó khăn. Ảnh: ucanews.com
Tại Đặc khu hành chính Hong Kong ( Trung Quốc), Kitty Chan chật vật xoay sở để duy trì hoạt động nhà hàng của cô sau đại dịch COVID-19. Cô đã tìm ra giải pháp là mở một cửa hàng thứ hai trong bối cảnh nhu cầu cơm hộp giá rẻ tăng mạnh tại thành phố này do khó khăn kinh tế.
Các cửa hàng nhỏ bán cơm hộp giá cả phải chăng đã “mọc nhanh như nấm” tại một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới này, đáp ứng nhu cầu của giới văn phòng và tầng lớp lao động cũng như những người đang phải thắt chặt chi tiêu tài chính.
Trước cửa hàng của Kitty Chan ở Kowloon, một trong những quận đông dân nhất Hong Kong, dòng người xếp hàng chờ đợi đến lượt mua. Theo Kitty Chan, có nhiều yếu tố khiến cửa hàng này của cô đông khách, trong đó dịch COVID-19 là một “chất xúc tác”.
Video đang HOT
Hong Kong đã rơi vào tình trạng khó khăn về kinh tế từ năm 2019 do biểu tình kéo dài khiến khách du lịch e ngại. Tiếp đó, hơn 2 năm áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt đã đẩy trung tâm tài chính châu Á này rơi vào tăng trưởng âm.
Giới chức tài chính Hong Kong cảnh báo “nguy cơ cao” thành phố này sẽ kết thúc năm 2022 trong suy thoái sâu khi thâm hụt ngân sách dự kiến lên tới 100 tỷ đô la Hong Kong (12,7 tỷ USD), gấp đôi dự kiến ban đầu.
Ông Andy Kwan, giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh ACE, nhận định: “Mọi người có xu hướng chi tiêu ít hơn khi kinh tế không tốt và lòng tin giảm”.
Cửa hàng của cô Chan bán được 2.000 – 3.000 hộp cơm mỗi ngày với giá khoảng 48 đôla Hong Kong (tương đương 6 USD). Giá cơm hộp tại Hong Kong dao động từ 25 – 80 đôla Hong Kong, tùy thuộc nguyên liệu và vị trí cửa hàng.
Chuyên gia kinh tế tại Đại học Hong Kong, ông Fred Ku cho biết: “Quan niệm của người tiêu dùng đã thay đổi. Cơm hộp hiện nay không còn tượng trưng cho những người có thu nhập thấp”.
Một nhóm trên Facebook chia sẻ thông tin về các cửa hàng phục vụ cơm hộp tại Hong Kong thu hút tới 87.000 thành viên. Nhóm này đã gợi ý 110 – 120 cửa hàng như vậy trong năm 2021 và đến năm 2022 phát hiện thêm 150 cửa hàng mới.
Trong khi đó, một bản đồ tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau đã đánh dấu hơn 440 cửa hàng phục vụ cơm hộp trên khắp Hong Kong, tăng so với con số 330 cửa hàng được đánh dấu hồi tháng 5 vừa qua.
Dự báo kinh tế Hong Kong (Trung Quốc) chỉ tăng trưởng 1% trong năm 2022
Theo Phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa công bố xếp hạng tín dụng ngoại tệ dài hạn (IDR) của Hong Kong là AA-, đánh giá triển vọng ở mức "ổn định".
Người dân trên đường phố Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, hãng dự báo tăng trưởng kinh tế Hong Kong sẽ giảm mạnh xuống mức 1% trong năm nay từ mức 6,4% của năm 2021. Đồng thời, Fitch Ratings nhấn mạnh các biện pháp giãn cách xã hội thực hiện rộng rãi vào đầu năm nay khiến kinh tế quý I của hòn đảo này thu hẹp.
Fitch Ratings nhấn mạnh, cho dù hiện nay tình hình dịch bệnh đã thuyên giảm, nhưng cách tiếp cận "Zero-COVID linh hoạt" của chính quyền thiếu chiến lược rút lui rõ ràng. Điều này có thể khiến cho các biện pháp giãn cách xã hội một lần nữa thắt chặt trong thời gian tới.
Sang năm 2023, Fitch Ratings dự báo kinh tế Hong Kong sẽ tăng trưởng 3,5%, cao hơn mức trung bình 3% trước khi bùng phát dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Fitch Ratings dự báo thâm hụt ngân sách của Hong Kong sẽ ở mức tương đương 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay, dự kiến năm tài chính tiếp theo mới phục hồi và có thặng dư. Tuy nhiên, tình hình tài chính của Hong Kong vẫn được sự hỗ trợ từ nguồn dự trữ ngân sách lớn, tương đương hơn 30% GDP, mạnh hơn các khu vực được xếp hạng AA- khác.
Ngoài ra, Fitch Ratings dự báo năng lực sinh lời của ngành ngân hàng Hong Kong sẽ cải thiện nhẹ trong năm nay, do Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ khiến lãi suất của hòn đảo này dần tăng lên, đảo ngược tình hình biên lãi ròng (NIM) thu hẹp xuất hiện vào năm trước. Tình trạng tín dụng của các ngân hàng Hong Kong có bộ đệm thanh khoản lành mạnh và sự hỗ trợ vốn mạnh mẽ, đủ để chống chọi với rủi ro chất lượng tài sản suy giảm do tăng trưởng kinh tế chậm hơn gây nên.
GDP của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 5,4% trong quý III/2021 Ngày 1/11, Cơ quan thống kê Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã công bố số liệu tạm tính cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2021 của Hong Kong tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020 và tính trong ba quý đầu năm nay thì GDP của khu hành chính đặc biệt này tăng...