Đằng sau sự im lặng của Trung Quốc về bà Clinton
Trung Quốc đã thay đổi thái độ trong cách tiếp cận với những thông tin về ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ Hillary Clinton và sẵn sàng đón nhận chính sách cứng rắn từ Washingon, The Diplomat phân tích.
Trong tuần qua chính trường thế giới đặt sự chú ý lớn vào tuyên bố tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton. Trong khi đó, Trung Quốc có vẻ không thực sự quan tâm điều này cho lắm nếu xét các diễn biến trên mặt báo. Đằng sau mối quan hệ giữa Bắc Kinh và bà Clinton ẩn chứa nhiều chi tiết thú vị, theo bài viết của The Diplomat ngày 18.4.
Lấy im lặng đòi im lặng
Theo đánh giá của The Diplomat, phía Trung Quốc đã bày tỏ thái độ “thờ ơ” với việc bà Hillary Clinton tuyên bố tranh cử. Đây là một động thái tương đối khó hiểu, vì bà Clinton không phải nhân vật xa lạ với truyền thông Bắc Kinh.
Bà Hillary Clinton có mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Trước ngày tranh cử ít lâu, bà Hillary nói rằng việc giam giữ 5 cô gái giăng biểu ngữ phản đối xâm hại tình dục vào dịp 8.3 là hành động “không thể chấp nhận”, theo Reuters ngày 7.4.
Đáp lại, phía Trung Quốc khẳng định bà Hillary phải tôn trọng quyền tư pháp của Trung Quốc. Câu chuyện lên tới cấp độ Bộ Ngoại giao phải lên tiếng.
“Trung Quốc là một nước pháp quyền. Phòng ban có liên quan sẽ xử lý các trường hợp có liên quan theo quy định của pháp luật. Chúng tôi hy vọng rằng những nhân vật của công chúng ở các quốc gia khác có thể tôn trọng chủ quyền và độc lập tư pháp của Trung Quốc”, Reuters ngày 7.4 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Video đang HOT
Rất có thể việc Trung Quốc im lặng trước cuộc bầu cử Mỹ, tránh nói về bà Hillary cũng là thông điệp của Bắc Kinh gửi đến xứ cờ hoa: không can thiệp vấn đề nội bộ của nhau.
The Diplomat dẫn lại lời phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng cuộc bầu cử Mỹ 2016 là “vấn đề nội bộ”, ngụ ý Trung Quốc không dính dáng lợi ích cụ thể nào trong đó.
Sẵn sàng đối đầu
Mối quan tâm của người Trung Quốc về một ứng viên tổng thống Mỹ như bà Hillary Clinton được chú ý vì đằng sau nó là một câu chuyện dài.
The Diplomat nhận xét rằng “có hai bà Clinton” trong suy nghĩ của người Trung Quốc, ngụ ý hai cách nhìn hoàn toàn khác nhau của Bắc Kinh với cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ.
Bà Hillary bắt tay Quỷ viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Đới Bình Quốc – Ảnh: Reuters
Trong giai đoạn những năm 1990 ở thời cựu Tổng thống Bill Clinton, bà Hillary Clinton gây ấn tượng mạnh với người Trung Quốc bằng sự thông minh, sắc sảo. Quyển sách mang tên Living History kể về thời trẻ của bà Clinton đã thành cuốn sách bán chạy nhất Trung Quốc thời điểm ấy, The Diplomat viết.
Tuy nhiên mọi thứ thay đổi trong thời kỳ bà Hillary làm Ngoại trưởng của chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Cùng ông Obama, bà Hillary được mô tả “có chính sách đối ngoại lắm lời, thô lỗ” và “thường xuyên gắt gỏng” với Trung Quốc.
Bà luôn là một trong những người đầu tiên nhắm đến các vấn đề thương mại, nhân quyền, tranh chấp lãnh thổ cho đến vị trí của Bắc Kinh tại Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Vụ va chạm lớn vài năm qua là lần bà Hillary dẫn đầu cuộc đàm phán căng thẳng với Bắc Kinh về số phận của nhà hoạt động nhân quyền Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) vào năm 2012, Reuters cho biết.
Với mối quan hệ không tốt như vậy, The Diplomat cho rằng sự thờ ơ của Trung Quốc đối với bà Clinton lần này chứng tỏ Bắc Kinh đang sẵn sàng ứng phó một chính sách ngoại giao cứng rắn không khác gì thời ông Obama vài năm nay.
Mặc dù vậy, Bắc Kinh cũng tỏ ra tự tin và lạc quan. The Diplomat nhắc lại bài viết mới đây của Global Times (Trung Quốc), trong đó trích dẫn ý kiến của một Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc nói rằng quan hệ hai nước vẫn sẽ tiếp tục là cuộc hợp tác vì lợi ích. Đơn giản, chính người Mỹ hoặc có thể là bà Clinton sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn xung quanh việc cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Trung Quốc tại các khu vực khác nhau, The Diplomat viết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Hơn 20 bang tại Mỹ vẫn cấm vận Iran
Các chính sách thoái vốn cứng rắn ở cấp độ tiểu bang đang có khả năng gây bất đồng trong đàm phán thỏa thuận hạt nhân của Tổng thống Obama với Iran, Reuters cho biết.
Quan hệ giữa Iran và Mỹ thêm phức tạp vì chính sách cứng rắn ở cấp độ tiểu bang của Washington - Ảnh: Reuters
"Lệnh trừng phạt đầu tư của chúng tôi không bị ràng buộc với việc đàm phán của Tổng thống Obama và Iran", Reuters ngày 13.4 dẫn lời Don Gaetz, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Florida.
Trong lúc các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran đang có dấu hiệu tốt, phản ứng của các tiểu bang Mỹ đang có khả năng làm tổn hại đến mối quan hệ Washington - Tehran.
Theo Reuters, có khoảng hơn 20 bang tại Mỹ vẫn giữ lập trường cô lập Iran. Họ ban hành các biện pháp rút vốn trong nhiều lĩnh vực kinh tế liên quan đến Iran; chỉ đạo buộc các công ty không đầu tư vào Iran đối với các hợp đồng quốc tế.
Mặc dù các bang vẫn thực hiện chính sách ngoại giao chung của nước Mỹ, tuy nhiên họ vẫn thường giữ lập trường cho đến khi chính phủ liên bang đưa ra quyết định chính thức về một vấn đề nào đó.
Cụ thể trong vấn đề Iran, cấp độ tiểu bang vẫn giữ sự trừng phạt đối với Tehran. Họ chỉ thay đổi khi các bên đạt thỏa thuận chính thức về chương trình hạt nhân vào ngày 30.6 tới, tức phía Iran đồng ý các điều khoản làm giàu uranium.
"Họ sẽ phải thay đổi hành vi một cách đáng kể và tính tới nay chúng tôi sẽ không nhất thiết phải nghe Tổng thống Obama hoặc ý kiến bất kỳ tổng thống nào về Iran", Gaetz nói thêm.
Reuters cho biết đã liên lạc với hơn 10 bang và đa phần nói rằng không có động thái nới lỏng cho phía Iran dù đây có thể là điểm quan trọng dỡ bỏ lệnh cấm vận Tehran.
Hồi đầu tháng này, các bên gồm Iran và nhóm P5 1 đã đạt một thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân Iran, mở đường cho Tehran được dỡ bỏ cấm vận.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Kremlin tuyên bố cứng rắn về "đả hổ diệt ruồi" kiểu Nga Thư ký báo chí điện Kremlin Dmitry Peskov phản đối quan điểm cần phải minh bạch hơn nữa khi chống tham nhũng và cho rằng, điều đó không mang lại hiệu quả. Trả lời câu hỏi về việc, liệu những vụ tham nhũng trong giới cấp cao bị phanh phui gần đây có phải là tín hiệu của Kremlin cho các doanh nghiệp,...