Đằng sau sự cởi mở của quân đội Trung Quốc là gì?
Gần đây Quân đội Trung Quốc thường xuyên tỏ ra cởi mở để chứng minh không có gì phải giấu diếm. Quân đội nước này đã bắt đầu lộ diện hay đây chỉ là động thái xoa dịu những lo ngại của thế giới?
Theo Reuters, hôm 22/7, trong chuyến thăm lần thứ 7 được tổ chức hàng năm của phóng viên quốc tế tới các căn cứ quân sự Trung Quốc, Trung Quốc dường như rất cởi mở, khác hẳn với những năm trước.
Năm nay, các phóng viên được tham quan một học viện kỹ thuật quân sự ở vùng ngoại ô phía tây nam thủ đô Bắc Kinh, tất nhiên vẫn dưới sự giám sát chặt chẽ. Các sĩ quan quân đội Trung Quốc được cho là đã rất cố gắng thể hiện “bộ mặt không đáng sợ” của một trong những quân đội lớn nhất trên thế giới.
Một binh sĩ Trung Quốc chụp ảnh một cuộc tập trận tại một học viện kĩ quân sự ở phía tây nam Bắc Kinh.
Reuters dẫn lời ông Xu Hang, chỉ huy căn cứ cho biết: “Không cần thiết phải tạo thêm kẻ thù hay một đối thủ để chiến đấu khi đang phát triển quân đội. Tôi nghĩ, sự phát triển của quân đội Trung Quốc phù hợp với sự phát triển tổng thế của Trung Quốc”.
Trong chuyến tham quan này, các binh sĩ Trung Quốc đã dừng lại nói chuyện và kiên nhẫn trả lời mọi câu hỏi từ phóng viên như tiền lương hay lý do tại sao họ lại muốn nhập ngũ.
Liao Guofeng, 26 tuổi, tươi cười nói: “Khi tôi còn nhỏ, tôi thực sự rất muốn trở thành một người lính. Ở Trung Quốc người lính được tôn trọng và bây giờ giấc mơ của tôi đã trở thành sự thật”.
Một nhóm học viên còn khoe mô hình robot mà họ thiết kế. Con robot nhảy trong tiếng nhạc nền của các bài hát phương Tây, gồm cả bài hát “Careless Whisper” của George Michael.
Theo Reuters, cơ sở trên có một mục đích quan trọng là đào tạo các sĩ quan chỉ huy, đặc biệt là chuyên môn về xe tăng. Nó nằm rất gần một trong những địa điểm mang dấu ấn lịch sử lớn của Trung Quốc, đó là Lư Cầu (Marco Polo Bridge), nơi xảy ra một cuộc giao tranh vào năm 1937, dẫn đến cuộc chiến tranh Trung – Nhật.
Mối quan hệ Trung – Nhật đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua do những căng thẳng gần đây đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cùng với những ám ảnh trong giai đoạn Nhật Bản xâm lược Trung Quốc.
Các binh sĩ đang tập luyện với xe tăng.
Video đang HOT
Ông Xu cho biết học viên của ông thường xuyên tới thăm cây cầu này và nhiều di tích lịch sử khác.
Ông nói: “Chúng tôi thường xuyên giáo dục học viên của mình về truyền thống tốt đẹp của quân đội Trung Quốc và đưa họ đến những địa điểm quan trọng mang những câu chuyện lịch sử về quân đội và đất nước”.
Tuy nhiên, theo Reuters, mặc dù quân đội Trung Quốc đang nỗ lực cởi mở, nhưng “văn hóa che giấu thông tin” vẫn ăn sâu tại Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là có “truyền thống” giấu giếm về chi tiêu cho quốc phòng. Ví dụ như năm nay, Trung Quốc công bố ngân sách quốc phòng của nước này tăng 12,2% lên 808,2 tỷ nhân dân tệ ( tương đương 130 tỷ USD). Tuy nhiên, một số chính phủ và các nhà phân tích cho rằng đây không phải con số chi tiêu quốc phòng thực sự của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng đã cố gạt đi lo lắng đó khi cam kết Bắc Kinh hứa minh bạch với thế giới.
Ông Geng cho rằng, trong những năm gần đây Trung Quốc đã minh bạch về quân sự với thế giới. Ông này nói: “Có một số thông tin về quân đội Trung Quốc không chính xác và sai lầm. Vì vậy việc cho phóng viên quốc tế có trải nghiệm này là cực kì cần thiết”.
Mặc dù phát biểu như vậy, nhưng ông Geng vẫn lảng tránh khi các phóng viên quốc tế bày tỏ mong muốn được thăm tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh.
Trước đó, hôm 5/7, Trung Quốc cũng đã cho phép nhiều phóng viên nước ngoài có cơ hội hiếm hoi được tham quan hai chiếc tàu hải quân của Trung Quốc đang tham dự cuộc tập trận chung Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2014 tại Hawaii, Mỹ.
Có lẽ Trung Quốc đang muốn cho thế giới nghĩ rằng, nước này rất minh bạch và hoàn toàn không có gì đáng sợ bất chấp việc vừa có hàng tháng khuấy đảo Biển Đông và Biển Hoa Đông bằng những hành động hung hăng với các nước láng giềng.
Sau đây là một số hình ảnh phóng viên Reuters chụp được trong chuyến thăm quan hôm 22/7:
Một chiếc xe tăng đang tập lao xuống dốc.
Trước cửa một phòng thí nghiệm.
Binh sĩ đang luyện tập với súng.
Bên trong một phòng thí nghiệm của học viện.
Binh sĩ Trung Quốc khoe robot tự thiết kế
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Reuters của Anh, một trong những hãng tin lớn nhất thế giới.
Theo Infonet
Nga đang "mồi chài" Trung Quốc phát triển tổ hợp chiến đấu tự động?
Ngày 1-7, trên trang web của Đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga" (The voice of Russia) đã có bài viết gợi mở về hướng hợp tác chế tạo các tổ hợp tác chiến không người lái và robot quân sự giữa Nga và Trung Quốc.
Bài viết cho biết, ông Oleg Martianov, thành viên Hội đồng Quân sự - công nghiệp Nga tuyên bố, việc sản xuất hàng loạt và cung cấp cho quân đội Nga những robot chiến đấu có thể được bắt đầu vào năm 2019 và điều này đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía Trung Quốc.
Chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga đã cho ý kiến về mẫu trang bị quân sự mới. Theo ông, vào thời điểm này quân đội Nga đang thử nghiệm những mẫu xe bánh xích điều khiển từ xa, súng máy hạng nặng và hệ thống tên lửa chống tăng khác nhau.
Trong tương lai, quân đội Nga dự kiến mua những cỗ xe không chỉ điều khiển từ xa, mà khi cần có thể làm việc độc lập trong chế độ hoàn toàn tự động. Điều đó có nghĩa rằng, loại trang bị này sẽ tự xác định mục tiêu và đưa ra quyết định sử dụng vũ khí mà không cần sự "chỉ đạo" của người điều khiển.
Hiện nay, đi tiên phong trong việc sử dụng robot chiến đấu trên mặt đất là Israel. Các cỗ xe Guardium không người lái được sử dụng để bảo vệ các công trình đặc biệt quan trọng, chẳng hạn như sân bay, quân cảng, căn cứ quân sự...
Israel đã đặc biệt coi trọng việc phát triển và hoàn thiện loại hình kỹ thuật này. Hiện nay, hầu hết các robot của Israel đều được thiết kế để tuần tra và phá bom mìn giải phóng mặt bằng.
Các nhà sáng chế vũ khí Nga đã đi xa hơn, khi hình dung ra những robot như vậy có thể trở thành một dạng vũ khí tấn công tự động, chẳng hạn như một tổ hợp tên lửa chống tăng.
Thông thường, chuyên viên điều khiển tổ hợp tên lửa chống tăng dễ bị tổn thương, bởi vì hướng hỏa lực vào đối thủ khi đang ở khu vực tầm nhìn trực diện. Sử dụng tên lửa chống tăng trong thành phần tổ hợp không người điều khiển sẽ mở ra những khả năng mới cho việc thực thi chiến thuật.
Một mẫu xe chiến đấu tự hành không người lái của Nga
Hiện nay tại Nga đang xem xét khả năng chế tạo tổ hợp robot khá lớn mang tên lửa chống tăng trên cơ sở xe bọc thép "Tigr". Các nhà khoa học quân sự Nga đã sáng chế phiên bản thông thường - xe tự hành "có người lái" của tổ hợp tên lửa chống tăng "Cornet-AM" trên cơ sở "Tigr".
Hệ thống này có thể mang theo 16 tên lửa, có thể gồm ắc-quy tích hợp hoặc phần đầu đạn áp nhiệt Thermobaric và được sử dụng trong các nhiệm vụ chống lại xe tăng và cả bộ binh của đối phương.
Trong phương án không người lái, xe hoàn toàn có thể dùng để thực hiện cuộc tấn công "cảm tử" vào hậu phương của kẻ thù, giáng đòn gây thiệt hại đáng kể. Trước đây, các xe "Tigr" đã từng được lắp ráp tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga và đã tác động rõ rệt tới thiết kế xe bọc thép hạng nhẹ của nước này.
Tính đến sự gia tăng của mối đe dọa khủng bố mà Trung Quốc hiện đang đối mặt, cũng như đặc điểm địa hình của các khu vực ven biển của nước này, công nghệ tự động gắn với phát triển tổ hợp vũ khí không người lái hoặc là robot chiến đấu trên mặt đất, đang thu hút mối quan tâm lớn từ phía Trung Quốc.
Xe tự hành không người lái và robot chiến đấu là phương án thích hợp cho các cuộc tuần tra dài ngày ở khu vực biên giới có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mà việc sử dụng binh lính gặp rất nhiều khó khăn.
Ngành công nghiệp Trung Quốc cũng đang nghiên cứu sáng chế nhiều phương án robot bộ binh khác nhau, ví dụ như mẫu tương tự như robot Big Dog của Mỹ.
Nếu như trong việc chế tạo máy bay không người lái UAV Trung Quốc đang đi trước Nga, thì trong lĩnh vực phát triển và sản xuất robot mặt đất cả hai nước đều đang ở điểm khởi đầu và tạo điều kiện thuận lợi để cho ra đời những sản phẩm trong chương trình hợp tác phát triển chung.
Theo ANTD
Tàu ngầm thứ hệ thứ 5 của Nga được trang bị rô-bốt quân sự Những tàu ngầm thế hệ thứ 5 của Nga sẽ được trang bị rô-bốt quân sự, tổng tư lệnh hải quân Nga cho biết. "Khả năng tấn công của các tàu ngầm thông thường và hạt nhân đa dụng sẽ được cải thiện trong tương lai qua việc tích hợp rô-bốt vào hệ thống vũ khí", đô đốc hải quân Viktor Chirkov phát...