Đằng sau sự chuyển giao bất ngờ hệ thống phòng không S-300 giữa Hy Lạp và Armenia
Hy Lạp quyết định “phi Nga hóa” kho vũ khí, chuyển giao hệ thống phòng không S-300 và thiết lập liên minh chiến lược mới với Armenia.
Hệ thống phòng không S-300 của Nga. Ảnh: TASS
Theo cổng thông tin Enikos của Hy Lạp ngày 26/11, Lực lượng vũ trang nước này đã quyết tâm “phi Nga hóa” kho vũ khí và thay thế các hệ thống cũ bằng công nghệ phương Tây. Việc chuyển giao hệ thống S-300 và hai hệ thống phòng không khác do Liên Xô sản xuất sang Armenia là một phần trong chiến lược này.
Đánh giá về những động lực ẩn sau thoả thuận này, nhà khoa chính trị Nga Sergey Markov chỉ ra ba lý do chính cho sự chuyển giao trên:
Thứ nhất, có sự xa cách với Nga: Armenia đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Nga bằng cách thay thế các nguồn cung cấp quân sự truyền thống. Vì Nga là nhà cung cấp hệ thống vũ khí chính cho Armenia trong nhiều năm, Armenia thay thế các nguồn cung cấp quân sự của Nga bằng các nguồn cung cấp như vậy để ít phụ thuộc hơn vào Nga, để có nhiều tự do hơn để “tách mình khỏi Nga”.
Video đang HOT
Thứ hai, áp lực từ phương Tây: Mỹ và Liên minh châu Âu đang gây sức ép buộc Hy Lạp chuyển giao tên lửa S-300 cho Ukraine để đối phó với Nga. Tuy nhiên, Hy Lạp đã chọn giải pháp gián tiếp bằng cách chuyển cho Armenia.
Thứ ba, thành lập liên địa chính trị mới: Một liên minh mới đang hình thành giữa Pháp, Hy Lạp, Armenia và Ấn Độ, được xây dựng trên nền tảng đối đầu chung với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan.
Các số liệu cụ thể cho thấy mối quan hệ quân sự này đang phát triển mạnh mẽ. Ví dụ, năm 2022, Armenia và Ấn Độ đã ký một hợp đồng trị giá 250 triệu đô la Mỹ. Theo thỏa thuận này, Armenia đã mua các bệ phóng tên lửa đa nòng Pinaka, radar Swathi và nhiều công nghệ quân sự khác.
Nhà phân tích chính trị quân sự Ramil Mammadli trong một cuộc phỏng vấn với cổng phân tích thông tin News.Az của Azerbaijan lưu ý rằng Armenia đang tích cực làm việc để hiện đại hóa các hệ thống phòng không của mình. Việc chuyển giao S-300 từ Hy Lạp sang Armenia không chỉ là một giao dịch vũ khí đơn thuần. Đó là một phần trong bức tranh phức tạp của các mối quan hệ địa chính trị đang không ngừng thay đổi. Các quốc gia đang điều chỉnh liên minh và chiến lược để bảo vệ lợi ích của mình.
Sự đối đầu giữa các quốc gia trong liên minh mới này có gốc rễ sâu xa trong lịch sử. Hy Lạp có mối quan hệ đối đầu lâu dài với Thổ Nhĩ Kỳ, kéo dài hàng thế kỷ. Pháp được cho là có thái độ không tốt với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Ấn Độ thì đang có mối quan hệ căng thẳng với Pakistan – đồng minh của Azerbaijan.
Tuy nhiên, một điểm then chốt là để thực hiện giao dịch, Armenia vẫn cần sự chấp thuận của Nga. Các khía cạnh kỹ thuật như sửa chữa và bảo dưỡng vẫn phụ thuộc vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Chuyên gia Mammadli lưu ý thêm rằng tin tức liên quan đến việc chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 từ Hy Lạp là tương đối mới. Ông nói: “Một khía cạnh đáng chú ý là việc Armenia mua các hệ thống phòng không do Nga sản xuất thời Liên Xô, nhưng thông qua Hy Lạp chứ không phải trực tiếp từ Nga. Vì các hệ thống này do Nga sản xuất, nên việc Armenia mua từ Hy Lạp cho thấy mối quan hệ quân sự và kỹ thuật căng thẳng giữa Armenia và Nga. Nga không tham gia vào việc nâng cấp các hệ thống phòng không của Armenia, khiến Armenia không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua chúng từ Hy Lạp”.
Theo chuyên gia trên, các khía cạnh kỹ thuật – chẳng hạn như sửa chữa và bảo dưỡng lớn – vẫn cần có sự chấp thuận của Nga. Do đó, Armenia, bằng cách mua các hệ thống này, vẫn phụ thuộc vào ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.
Armenia giành quyền đăng cai tổ chức Hội nghị LHQ về đa dạng sinh học 2026
Armenia đã vượt qua đối thủ Azerbaijan để giành quyền đăng cai Hội nghị lần thứ 17 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP17) vào năm 2026.
Quyết định này được đưa ra tại Hội nghị COP16 đang diễn ra ở Cali, Colombia, sau cuộc bỏ phiếu kín.
Các đại biểu dự Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Đa dạng sinh học (COP16) ở Cali, Colombia, ngày 21/10/2024. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN
Chủ tịch COP16, Bộ trưởng Môi Trường Colombia Susana Muhamad thông báo Armenia đã giành chiến thắng với 65/123 phiếu bầu.
Armenia và Azerbaijan đều đề xuất đăng cai tổ chức COP17 vào năm 2026. Vào đầu tuần này, đại diện mỗi nước đã trình bày kế hoạch chi tiết và đầy tham vọng để tổ chức COP17, trong đó có lồng ghép những thước phim quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước mình.
Trước đó, tại hội nghị COP13 diễn ra ở Cancun, Mexico, các đại biểu đã quyết định COP17 sẽ được tổ chức tại một nước ở khu vực Trung và Đông Âu. Uzbekistan cũng từng tham gia cuộc đua nhưng sau đó đã rút lui.
Hai lý do làm tình báo của Jack Thomas Vào những năm 60 của thế kỷ trước, Ai Cập được Cục tình báo Mossad của Israel quan tâm đặc biệt. Bị các nước Ả Rập tẩy chay hoàn toàn, hoạt động tình báo của Israel ở Ai Cập gặp rất nhiều khó khăn. không chỉ công dân Israel, mà ngay cả những người nước ngoài đã từng đến thăm Israel cũng không...