Đằng sau những lệnh cấm kỳ quái trên thế giới
Có rất nhiều câu chuyện không phải ai cũng biết đằng sau những lệnh cấm kỳ quái trên thế giới về bộ phim tiểu sử của nữ danh ca Karen Carpenter, từ điển Merriam-Webster.
Đằng sau những lệnh cấm kỳ quái trên thế giới
1. Bộ phim Mỹ bị cấm chiếu về tiểu sử của Karen Carpenters
Bộ phim về Karen Carpenter là một trong những bộ phim Mỹ hiếm hoi bị cấm chiếu.
Superstar: The Karen Carpenter Story là một bộ phim khá đặc biệt của đạo diễn Todd Haynes. Đó là câu chuyện về nữ ca sĩ Karen Carpenter của ban nhạc The Carpenters, qua đời ở tuổi 33 vì bệnh biếng ăn. Bộ phim dài 43 phút được Haynes thực hiện một cách nghiệp dư vào năm 1987. Điều đặc biệt là trong phim không hề có diễn viên mà tất cả các nhân vật trong phim đều được thể hiện bởi một loạt búp bê Barbie.
Haynes đã chọn sử dụng búp bê Barbie để minh họa cho nỗi ám ảnh về hình thể của Karen (trong cuộc sống thực, nữ danh ca này đã mắc chứng biếng ăn và qua đời vì căn bệnh này). Nhiều tổ chức sức khỏe và phụ nữ đã lên tiếng chỉ trích vì hình dáng của cô búp bê này quá gầy so với kích thước chuẩn của người bình thường, có thể khiến các bé gái lầm tưởng về cơ thể mình.
Không chỉ vậy, bộ phim còn không được lòng gia đình của Karen Carpenters, trong đó có người anh trai cô và cũng là thành viên của The Carpenters, Richard Carpenter, bởi bộ phim ám chỉ anh là người đồng tính.
Bộ phim hiện đã bi cấm chiếu do Richard Carpenter quyết định kiện Haynes tội sử dụng nhạc của The Carpenters làm nhạc phim mà chưa xin phép. Và anh đã thắng kiện.
Tuy nhiên, bộ phim vẫn nằm trong Top 50 Phim âm nhạc vĩ đại nhất”, và Top 50 bộ phim vượt thời gian do Entertainment Weekly bình chọn.
Video đang HOT
2. Lệnh cấm các nhân viên bệnh viện uống cà phê ở Anh
Các nhân viên y tế tại ba bệnh viện Leicester bị cấm uống cà phê.
Các bác sĩ và nhân viên y tế không được phép uống trà hay cà phê tại nơi công cộng ở bệnh viện Hoàng gia Leicester, bệnh viện đa khoa Glenfield và bệnh viện đa khoa Leicester. Lệnh cấm đã được ban hành sau khi giới lãnh đạo bệnh viện nhận được nhiều lời than phiền với nội dung rằng hình ảnh thong thả uống từng ngụm trà hoặc cà phê nóng khiến bệnh nhân có cảm giác y bác sĩ đang bê trễ công việc.
Tuy nhiên, một đại diện bệnh viện cho hay lệnh chỉ áp dụng cho đồ uống nóng, còn nước uống bình thường thì vẫn được cho phép vì không thể để các y bác sĩ không được uống nước.
Rõ ràng là lệnh cấm này làm phiền không ít y bác sĩ, một người nói thẳng với phóng viên trang tin Leicester Mercury: “Vậy chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Chẳng lẽ sắp tới chúng tôi sẽ không được dùng cả… toilet?”.
3. Cuốn từ điển bị cấm Merriam-Webster Collegiate Dictionary
Cuốn từ điển Merriam-Webster Collegiate Dictionary bị cấm ở một số trường học.
Cuốn từ điển Merriam-Webster Collegiate Dictionary từng bị loại ra khỏi giá sách tại một trường học ở Menifee, California (Mỹ) chỉ vì một mục từ được coi là “khiếm nhã. Phần giải nghĩa từ này cũng đề cập đến các bộ phận sinh dục của con người. Điều đáng nói là từ trước tới nay, nó luôn được các nhà trường tiểu học khuyến khích học sinh sử dụng nên đã gây ra một sự phản cảm lớn với các bậc phụ huynh.
4. Bài hát bị cấm”Louie Louie” của nhóm nhạc Kingsmen
Bài hát Louie Louie bị FBI điều tra vì nghi ngờ có yếu tố khiêu dâm ẩn dụ.
Ca khúc “Louie Louie” của nhóm nhạc Kingsmen bị đặt trong tầm ngắm của FBI, sau khi một số người nghi ngờ nó có yếu tố khiêu dâm ẩn dụ. Cuộc điều tra kết thúc mà không đi đến kết quả gì ngoài tập hồ sơ dày tới 119 trang. “Phòng nghiên cứu đã được yêu cầu chú trọng vào những bản thu âm ca khúc “Louie Louie” xem liệu có yếu tố khiêu dâm hay không để lập hồ sơ truy tố”, một đặc vụ viết trong tập hồ sơ.
5. Lệnh cấm nuôi chó pitbull
Giống chó pitbull bị cấm nuôi và nhân giống ở nhiều nơi.
Trước những năm 80, pitbull được coi là như “quốc khuyển” của nước Mỹ, nhưng câu chuyện về việc pitbull tấn công người hầu như không tồn tại, hoặc nếu có thì đó là một giống chó khác, chứ không phải pitbull.
Suốt một thời gian dài giống chó này vẫn được coi là sự lựa chọn đầu tiên của các gia đình Mỹ, cho tới năm 1986, một lệnh cấm nuôi và nhân giống chó pitbull đã được đưa ra. Nguyên nhân là vì các cuộc đấu chó bất hợp pháp đã trở lại và pitbull chính là loại chó chiến đấu được ưa chuộng nhất. Pitbull cũng trở thành một “đồng phạm” của bọn tội phạm với vẻ ngoài hung dữ, đáng sợ. Do đó, rất nhiều nơi đã tán thành với lệnh cấm giống chó này.
Mặc dù vậy, cho tới nay, chưa hề có một bằng chứng nào cho thấy, pitbull hung dữ hơn so với các giống chó khác. Thậm chí chúng còn là “sản phẩm” của sự lạm dụng, bỏ bê của con người – những kẻ kinh doanh chọi chó, hoặc nhân giống không có trách nhiệm. Đó mới chính là điều nên cấm chứ không phải giống chó này.
Nguồn Maskonline.vn
Moscow áp thuế Kiev để chặn EU "tuồn" nông sản vào Nga
Thủ tướng Nga ký quyết định đánh thuế hàng hóa từ Ukraine - 1 cú ra đòn với 2 mục đích nhằm cả vào Kiev lẫn EU.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã ký quyết định áp dụng thuế hải quan đối với hàng hóa Ukraine nhập khẩu vào Nga. Ông cho các phóng viên biết, thuế hải quan sẽ được áp dụng nếu Ukraine bắt đầu thực hiện điều khoản của Hiệp định kinh tế với EU trước ngày 1-1-2016, kể cả việc thực hiện về mặt pháp lý cũng như ứng dụng thực tế thỏa thuận được nêu.
Phát biểu tại diễn đàn đầu tư ở Sochi vào ngày 19-9, Thủ tướng Nga nói: "Tôi xin thông báo, hôm nay tôi đã ký quyết định đánh thuế nhập khẩu các mặt hàng từ Ukraine, tức là áp dụng chế độ thông thường thuận lợi nhất. Đó là các sản phẩm lương thực, sản phẩm công nghiệp nhẹ và chế biến, cũng như các mặt hàng khác".
Theo Thủ tướng Liên bang Nga, việc áp thuế này còn có một mục đích nữa là chính phủ Nga sẽ không để xảy ra việc "các sản phẩm từ Liên minh châu Âu sẽ xâm nhập thị trường Nga với giá bán ưu đãi, dưới vỏ bọc hàng hóa từ Ukraine, vốn là bên tham gia khu vực thương mại tự do trong CIS".
Trước đó, Nga đạt thỏa thuận với phía Ukraine và Ủy ban châu Âu về việc không áp dụng phần thương mại và kinh tế của thỏa thuận trước ngày 1-1-2016.
Nga đánh thuế Ukraine cũng là nhằm chặn hàng hóa EU tuồn vào trong nước?
Việc Nga áp thuế Ukraine để ngăn chặn hàng hóa của EU "tuồn" vào thị trường Nga cũng có lý khi cuối tháng 8 vừa qua, một số quốc gia EU cũng đã định "nhờ" thị trường Thụy Sỹ để tái xuất nông sản, thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa sang Nga. Tuy nhiên, quốc gia trung lập này không giúp các nhà sản xuất EU né lệnh cấm vận của Nga
Tờ Wall Street Journal của Mỹ khẳng định, Thụy Sĩ đã từ chối không giúp đỡ các nhà cung cấp thịt, các sản phẩm sữa và rau quả châu Âu trong việc tái xuất thông qua lãnh thổ nước này, nhằm tránh lệnh cấm vận của Nga vì không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia của Thụy Sĩ.
Đại diện văn phòng liên bang về nông nghiệp của Thụy Sĩ Jrg Jordi tuyên bố, chính quyền Thụy Sĩ đòi hỏi tiến hành kiểm tra để cấp giấy chứng nhận chất lượng tương ứng với tiêu chuẩn an toàn về sản phẩm xuất khẩu, nhưng trong trường hợp hàng quá cảnh từ EU thì động tác này không thể thực hiện bởi các sản phẩm được chế xuất bên ngoài Thụy Sĩ.
Được biết, chính sách trừng phạt mà Nga thi hành không áp dụng đối với Thụy Sĩ bởi nước này không phải là thành viên EU. Ngoài ra, các nước châu Âu cũng định "nhờ vả" Phần Lan vì nước này cũng có quan hệ tương đối tốt đẹp với Nga. Tuy nhiên, cũng giống như Berne, Helsinki đã từ chối thẳng thừng.
Theo ANTD
Thủ tướng Medvedev: Nga vẫn "sống tốt" trước lệnh trừng phạt của phương Tây "Mặc dù Nga đang gặp những tình huống khó khăn, nhưng đất nước hoàn toàn chịu đựng được các đòn mạnh mẽ hơn nữa từ phương Tây", Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khẳng định hôm 20/9. Trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Russia 24, Thủ tướng Nga Medvedev nhấn mạnh: "Tình hình thị trường tài chính quốc tế không hề thuận...