Đằng sau những cuộc xung đột trên Biển Đông
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 2/5 đã khiến khu vực Biển Đông dậy sóng. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đi mới nhất của Trung Quốc sau một loạt vụ vô cớ gây hấn gần đây. Lâu nay Biển Đông hầu như chưa bao giờ bình yên, bởi nó là nơi Trung Quốc muốn thực hiện tham vọng mở rộng vùng kiểm soát nhằm thâu tóm toàn bộ vùng biển này.
Tại sao Trung Quốc lại muốn độc chiếm Biển Đông? Nguyên nhân là bởi vùng biển này có tầm quan trọng về mặt kinh tế và chiến lược. Về mặt kinh tế, đây là ngư trường đánh bắt cá quan trọng, nơi kiếm sống từ bao đời nay của ngư dân Việt Nam. Năm 1988, người ta ước tính Biển Đông chiếm 8% sản lượng đánh bắt cá toàn thế giới và con số này ngày càng tăng. Khu vực Biển Đông cũng là một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Từ những năm 1980, đã có ít nhất 270 tàu buôn dùng tuyến đường này mỗi ngày. Hiện nay, hơn một nửa lượng dầu vận chuyển bằng đường biển đi qua khu vực này. Lưu lượng phương tiện giao thông trên Biển Đông lớn gấp ba lần so với kênh đào Suez và gấp năm lần kênh đào Panama.
Hơn nữa, khu vực Biển Đông được cho là có nhiều trữ lượng dầu mỏ và khí đốt, mặc dù các con số ước tính có sự khác nhau khá lớn. Bộ Khai mỏ và Tài nguyên Địa chất Trung Quốc cho rằng Biển Đông có thể có trữ lượng 17,7 tỷ tấn dầu thô (cao hơn ở trữ lượng 13 tỷ tấn của Kuwait). Một vài năm sau khi có thông tin trên, cuộc chiến giành chủ quyền của một số hòn đảo trên Biển Đông lại thêm căng thẳng.
Bản đồ vẽ đường “lưỡi bò” chiếm gần hết diện tích Biển Đông do Trung Quốc tự vẽ ra.
Một số nguồn khác lại cho rằng trữ lượng dầu ở Biển Đông có thể chỉ là 7,5 tỷ thùng, tương đương 1,1 tỷ tấn, thấp hơn rất nhiều so với ước tính của Trung Quốc. Theo thông tin về Biển Đông của Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính trữ lượng dầu đã được phát hiện và chưa được phát hiện vào khoảng 28 tỷ thùng, chỉ bằng một phần nhỏ so với ước tính của Trung Quốc là 213 tỷ thùng. Về khí đốt, EIA cho rằng Biển Đông có từ 25.500 đến 56.600 tỷ m3.
Với trữ lượng dầu khí nhiều như vậy, không ngạc nhiên khi Trung Quốc coi Biển Đông là “biển Ba Tư thứ hai” và lên kế hoạch độc chiếm khai thác. Tổng công ty dầu khí Hải Dương (CNOOC) của nước này đã lên kế hoạch chi 30 tỷ USD trong vòng 20 năm tới để khai thác dầu khí trong khu vực Biển Đông. CNOOC đặt mục tiêu khai thác khoảng 27,5 triệu tấn dầu thô và khí đốt mỗi năm ở độ sâu 2.000 m trong vòng 5 năm tới.
Video đang HOT
Về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Khoa học (Bộ Công an) nhận định: “Trung Quốc vạch chiến lược để khống chế Biển Đông, chứ không phải dầu khí”. Đến nay, Trung Quốc tự nhận phần lớn Biển Đông là của mình và tự vẽ ra “đường chín đoạn” kéo dài hàng nghìn km về phía đông và nam của tỉnh Hải Nam.
Năm 1947, chính quyền Tưởng Giới Thạch tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông bằng “bản đồ 11 đoạn”. Đến năm 1953, Trung Quốc xóa 2 nét đứt ở vịnh Bắc Bộ thành đường 9 đoạn, còn gọi là “đường lưỡi bò”. Trung Quốc còn phát hành bản đồ chi tiết “đường chín đoạn” này, theo đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trọn trong lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, “Đường chín đoạn” đã bị các nước láng giềng và trên thế giới phản đối vì tính mơ hồ mà chính Trung Quốc cũng không thể giải thích được.
Hiện nay, trong quần đảo Trường Sa Việt Nam kiểm soát nhiều đảo nhất, mặc dù một số nước khác, trong đó có Trung Quốc, cũng tham gia tuyên bố chủ quyền sau khi vô cớ chiếm đóng một số hòn đảo tại đây. Còn quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng của Việt Nam từ năm 1974. Tháng 7/2012, Trung Quốc ngang nhiên thành lập thành phố Tam Sa, coi đây cơ quan hành chính để quản lý lãnh thổ ở một khu vực rộng lớn trên Biển Đông. Việc này bị nhiều nước phản đối và lên án.
Chiểu theo những quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Từ nhiều thế kỷ nay (ít nhất là từ thế kỷ 17), Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi chúng còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế mà không gặp phải sự phản đối của quốc gia nào.
Một điểm nóng khác trên Biển Đông là bãi đá ngầm Scarborough đang tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Bãi này cách Philippines 160 km và cách Trung Quốc 800 km. Bãi ngầm Scarborough là nguyên nhân khiến quan hệ giữa hai nước căng thẳng, trong đó Philippines cáo buộc Trung Quốc huy động cả tàu quân sự can thiệp tranh chấp. Tháng 4/2012, lực lượng hải quân Philippines phát hiện một số tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này và tìm cách can thiệp nhưng bị tàu quân sự Trung Quốc chặn lại. Tháng 1/2013, Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế theo các điều khoản của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển để phản đối “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Vụ kiện đến nay vẫn chưa được giải quyết, với lý do Trung Quốc… từ chối ra tòa để đấu lý.
Theo Tin Tức
Lộ mặt gián điệp mạng Trung Quốc tấn công Việt Nam
Trung Quốc vừa hành động ngang ngược, trắng trợn trên Biển Đông, vừa có đơn vị gián điệp mạng được lập riêng để "xử lý" Việt Nam.
Từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam có 220 website bị các hacker tự xưng là "I am from China" (tin tặc Trung Quốc) tấn công, gây ra những đợt tấn công từ chối dịch vụ, thay đổi giao diện, đe dọa nghiêm trọng an ninh mạng của nước ta.
Trong đợt truy quét các gián điệp mạng trên diện rộng, được tiến hành bởi nhiều quốc gia mới đây, chân dung đơn vị gián điệp mạng được lập riêng để "xử lý" Việt Nam của Trung Quốc chính thức lộ diện. Đó là một nhóm nhỏ, được đặt tên Kunming Group (Nhóm Côn Minh), có các địa chỉ IP nằm tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Đường phố ở Côn Minh, Trung Quốc.
Nhóm hacker Côn Minh thường tập trung vào các mục tiêu mạng tại Việt Nam, chuyên phát triển các loại phần mềm độc hại và sử dụng thủ thuật Spear phishing (giả mạo danh tính có mục tiêu) để tấn công đối tượng.
Những gián điệp mạng này sẽ lây nhiễm mã độc qua các đường link, gây nhầm lẫn, khiến người dùng mạng tại Việt Nam kích nhầm vào đường dẫn và thông báo giả trên các trang web.
Sau khi kích vào đường dẫn có mã độc của nhóm gián điệp Trung Quốc, hàng loạt thông tin quan trọng nhanh chóng bị khai thác.
Mục tiêu của nhóm Côn Minh có thể liên quan tới mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, cụ thể là việc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của nước này lên vùng biển Việt Nam. Sau khi một loạt các website của Việt Nam bị tấn công, nhiều nội dung sai trái về Biển Đông đã bị đăng tải.
Các nhóm hacker hoạt động trực tiếp cho chính phủ Trung Quốc được cho là có độ tuổi 20-30, được huấn luyện tại các trường đại học công nghệ và khoa học, làm việc ở nhiều ban, ngành, đơn vị khác nhau.
Nhóm gián điệp mạng Trung Quốc được đánh giá có trình độ công nghệ cao, có thể là những quân nhân được đào tạo về công nghệ máy tính, chứ không phải là chuyên viên công nghệ được tuyển mộ vào quân đội. Ảnh: Quân đội Trung Quốc diễn tập chiến tranh mạng.
Ngoài Việt Nam, Bộ Tư pháp Mỹ mới đây cũng vừa đưa ra cáo buộc tội danh tấn công mạng vào nhiều công ty lớn của nước này, đánh cắp bí mật thương mại đối với 5 nghi phạm, vốn là thành viên của đơn vị Unit 61398 thuộc Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Nhóm gián điệp thuộc đơn vị Unit 61398 đánh cắp dữ liệu của Alcoa, Westinghouse, United States Steel, Allegheny Technologies và nhiều công ty lớn khác của Mỹ bằng cách truy cập vào email của các nhà lãnh đạo những công ty kể trên. Ảnh: "Căn cứ" của "quân đoàn hacker thuộc đơn vị Unit 61398 tại thành phố Thượng Hải.
Họ lập những email lừa đảo giống với email từ những nguồn đáng tin cậy như bạn bè, đồng nghiệp... để người truy cập khó lòng phát hiện là giả, an tâm mở các file đính kèm và đường link trong tin nhắn.
Theo Kiến Thức
"Giàn khoan dịch chuyển không chắc là chủ ý của Trung Quốc" Chiều 26/5, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh CSB, cho biết giàn khoan 981 có dịch chuyển hơn 100 m qua quan sát radar nhưng không chắc là dịch chuyển chủ ý của Trung Quốc. Hôm 25/5, Cục Kiểm ngư cho hay, hai ngày qua, các tàu Trung Quốc đã mở rộng phạm vi ngăn cản các tàu chấp pháp của Việt...