Đằng sau những bất đồng và lợi ích cốt lõi của quan hệ Australia-Trung Quốc
Bất chấp Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất của Australia, căng thẳng 2 bên liên tục leo thang sau cáo buộc và chỉ trích lẫn nhau trong dịch Covid-19.
Căng thẳng leo thang
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia là một trong những mối quan hệ “quan trọng nhất” trên thế giới nhưng nguy cơ căng thẳng giữa 2 nước đang ngày càng leo thang khi 2 bên liên tục đưa ra những cáo buộc và chỉ trích nhau về dịch Covid-19, Andrew Forrest – Chủ tịch Tập đoàn Fortescue Metals – một trong những nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất của Australia cho Trung Quốc cảnh báo.
Giám đốc điều hành Viện Lowy Michael Fullilove. Ảnh: News.com.au
Căng thẳng leo thang đầu tháng trước khi trang The Sydney Morning Herald khẳng định rằng các công ty Australia được Trung Quốc hậu thuẫn đã mua một lượng lớn khẩu trang y tế và vận chuyển chúng tới Trung Quốc dưới hình thức hỗ trợ nhân đạo, làm cạn kiệt nguồn cung của Australia khi nước này cần mặt hàng này nhất.
Trong khi ông Forrest cho rằng hành động của các công ty Trung Quốc “không có gì sai” và việc này là “hợp pháp” thì mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc không có dấu hiệu hạ nhiệt mà ngày càng leo thang căng thẳng. Chính phủ Australia vào tháng trước đã tăng cường những nỗ lực điều tra nguyên nhân gây nên dịch Covid-19, trong đó có cách xử lý ban đầu của nước này với đại dịch tại Vũ Hán. Australia cũng cùng với Mỹ, Đức và Pháp thúc đẩy cuộc điều tra về nguồn gốc dịch Covid-19 giữa bối cảnh các nước này vẫn đang tiếp tục cuộc chiến của mình nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh.
Động thái trên đã khiến Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Jingye cảnh báo Trung Quốc sẽ tẩy chay rượu vang và thịt bò Australia nếu Canberra tiếp tục thúc đẩy cuộc điều tra này. Những bình luận đó được các nhân vật cấp cao trong chính phủ Australia coi là một lời đe dọa đáp trả về kinh tế.
Sự leo thang căng thẳng nhanh chóng giữa 2 nước đã cho thấy sự cân bằng không ổn định giữa các hợp đồng kinh tế của Australia với chính sách ngoại giao của nước này với Trung Quốc.
Bất đồng và lợi ích cốt lõi
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Viện Lowy Michael Fullilove nhận định Australia cần luôn nhớ “2 điều trong đầu một lúc” khi xem xét mối quan hệ với Trung Quốc.
“Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng nhất của chúng ta, một quốc gia mà chúng ta có những lợi ích kinh tế sâu sắc và chúng ta sẽ cần mối quan hệ này thậm chí sau khi chúng ta vượt qua đại dịch Covid-19″, ông Fullilove cho biết.
“Tuy nhiên Trung Quốc cũng là một nước lớn – một quốc gia 1,4 tỷ dân, rất khác với Australia”.
Nhà phân tích này cũng thừa nhận rằng cách định nghĩa và thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc trong những năm qua đã thay đổi khá mạnh mẽ.
Giám đốc Viện Lowy nhận định: “Chúng ta có những khác biệt trong quan hệ với Trung Quốc. Chúng ta cần tìm cách để hợp tác và làm ăn với họ nhưng vẫn sẽ có một vài điểm va chạm”.
Bà Penny Wong – Người phát ngôn đối ngoại của Công đảng đối lập nhận định rằng Trung Quốc đã quyết đoán hơn nhiều trong cách thức thúc đẩy các lợi ích của nước này.
Bà Wong cũng cảnh báo về quan điểm cho rằng sự tách rời khỏi Trung Quốc có thể là một sự lựa chọn.
“Thỉnh thoảng chúng tôi có những cuộc thảo luận chính trị trong nội bộ chính trường Australia về việc chúng tôi dường như có một vài lựa chọn để có thể tách khỏi Trung Quốc”. Tuy nhiên, bà Wong khẳng định sự tách rời về “mặt kinh tế hoặc địa chính trị” là không thực tế.
Người phát ngôn Công đảng đối lập Australia cũng nhận định dịch Covid-19 đang thay đổi môi trường quốc tế: “Tôi cho rằng những gì đang xảy ra đang làm leo thang sự cạnh trạnh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều đó cho thấy chủ nghĩa đa phương đang yếu đi”.
Theo bà Wong, điều này sẽ gây khó khăn cho Australia để thúc đẩy các lợi ích của mình.
“Điều đó sẽ đòi hỏi khả năng lãnh đạo, những quy tắc và sự nhất quán. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu với Thủ tướng Morrison và Ngoại trưởng Australia cần chủ trì những cuộc thảo luận về việc chúng ta sẽ xoay xở như thế nào trong một trật tự thế giới chia rẽ hiện nay”.
Trong khi đó, ông Fullilove cho rằng: “Chúng ta phải là một quốc gia độc lập, độc lập với Mỹ, độc lập với Trung Quốc. Nhưng hiện vẫn còn quá sớm để tách rời khỏi liên minh với Mỹ”.
Mặc dù những căng thẳng gần đây với Trung Quốc cho thấy Australia muốn có một tiếng nói độc lập trong quan hệ 2 bên song trên thực tế, căng thẳng ngoại giao giữa 2 nước có thể sẽ được kìm lại bởi trên hợp tác thương mại Australa-Trung Quốc có ý nghĩa vô cùng lớn. Trung Quốc là một đối tác thương mại 2 chiều lớn nhất của Australia về hàng hóa và dịch vụ. Thương mại 2 chiều giữa 2 nước đạt 235 tỷ USD năm 2018 – 2019, mức cao nhất từng thấy.
Giáo sư James Laurenceson, Giám đốc Viện quan hệ Australia – Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney nhận định với The Guardian rằng ông tin là những tranh cãi hiện nay giữa 2 bên sẽ “kìm chế trong lĩnh vực ngoại giao” và sẽ không lan sang khía cạnh kinh tế trong quan hệ 2 nước, vốn đem lại lợi ích cho cả 2.
Nghị sĩ đảng Tự do (đảng của Thủ tướng Morrison) Dave Sharma – cựu Đại sứ Australia tại Israel nhận định điều quan trọng trong mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc là sự bổ sung cho nhau.
“Chúng ta không làm ăn với Trung Quốc để giúp đỡ họ và họ cũng không mua hàng từ chúng ta bởi đó là sự hỗ trợ cho chúng ta. Họ mua hàng bởi chất lượng tốt và nguồn cung đáng tin của hàng hóa”.
Có thể nhận thấy, bất chấp những căng thẳng ngoại giao và những va chạm không thể tránh khỏi, có một quan điểm xuyên suốt trong chính trường Australia khi xem xét đến mối quan hệ với Trung Quốc, đó là sự không thể tách rời về kinh tế và địa chính trị. Dịch Covid-19 sẽ làm thay đổi những mối quan hệ quốc tế hiện nay nhưng suy cho cùng lợi ích quốc gia cốt lõi sẽ luôn là điều được các nước đặt lên hàng đầu./.
Australia tăng đầu tư cho nghiên cứu vaccine phòng Covid-19
Song song với các biện pháp chống dịch Covid-19, Australia tiếp tục tăng đầu tư cho công tác nghiên cứu bào chế vaccine phòng dịch bệnh này.
Dịch Covid-19 trong tuần vừa qua tại Australia đã có dấu hiệu dịu bớt căng thẳng khi tốc độ lây nhiễm đã giảm xuống dưới 10%, giảm 1/3 so với 2 tuần trước đó. Tuy vậy, các biện pháp chống dịch vẫn đang được chính quyền thắt chặt và người dân được yêu cầu không được chủ quan. Song song với đó, Australia tiếp tục tăng đầu tư cho công tác nghiên cứu bào chế vaccine Covid-19.
Nhóm các nhà nghiên cứu vắc-xin tại Đại học Queensland gồm các giáo sư Paul Young, Trent Munro và Tiến sĩ Keith Chappell. Nguồn: The Lott.
Trong một thông báo mới đây, chính phủ Australia đã quyết định đầu tư 220 triệu AUD để nâng cấp Trung tâm phòng chống dịch bệnh (ACDP) của nước này, nhằm đáp ứng mục tiêu khẩn thiết trước mắt là nắm được nhiều thông tin hơn về virus SARS-CoV-2 và thúc đẩy các thử nghiệm vaccine phòng Covid-19.
Quyết định của chính phủ Australia được đưa ra trong bối cảnh Trung tâm phòng chống dịch bệnh thuộc Cơ quan Nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIRO) đặt tại Geelong đang triển khai các thử nghiệm lâm sàng trên động vật một số mẫu vaccine Covid-19 do các nhà khoa học nước này phát triển và dự kiến lô vaccine này sẽ có mặt trên thị trường sau khoảng 18 tháng.
Trong một phát biểu vào ngày hôm nay (4/4), ông Greg Hunt, Bộ trưởng Y tế Australia cho biết, trung tâm này đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong các nghiên cứu y học và đang tiến gần đến một loại vaccine Covid-19 tiềm năng. Ngoài việc thúc đẩy rút ngắn thời gian thử nghiệm vaccine, khoản đầu tư này sẽ giúp tăng cường khả năng ứng phó khẩn cấp của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Australia trong việc phát triển các biện pháp ngăn ngừa các dịch bệnh truyền nhiễm và bảo đảm an toàn sinh học cho đất nước.
Trong một diễn biến có liên quan khác, Công ty xổ số Lott tại Australia vừa tuyên bố sẽ đóng góp số tiền 1 triệu AUD giúp đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và thử nghiệm vaccine Covid-19 tại nước này. Khoản tài trợ này sẽ được chuyển đến trường hóa học và sinh học phân tử thuộc Đại học Queensland, nơi đang nghiên cứu vaccine Covid-19 dựa trên phương pháp kẹp phân tử.
Tiến sĩ Trent Munro, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, khoản tài trợ này sẽ giúp các nhà khoa học đẩy nhanh hơn nữa chương trình nghiên cứu vaccine và sản phẩm có thể sẽ có được sớm hơn so với dự kiến trước đây là 18 tháng.
Theo số liệu cập nhật tính đến 11 giờ trưa 4/4 (theo giờ địa phương), Australia đã ghi nhận hơn 5.400 trường hợp mắc Covid-19, tăng hơn 100 ca nhiễm mới so với cùng thời điểm ngày hôm qua (3/4), trong đó 28 nạn nhân đã tử vong./.
Hữu Tiến
Việt Nam làm rõ thông tin Australia khuyến cáo người nước ngoài trở về nước Đại sứ quán Việt Nam tại Australia vừa trao đổi với cơ quan sở tại, làm rõ thông tin Thủ tướng Morrison khuyến cáo người nước ngoài nên trở về nước. Ngày 3/4, báo chí Australia đưa tin Thủ tướng Scott Morrison khuyến cáo khách du lịch và sinh viên nước ngoài nên sớm rời Australia nếu không còn khả năng tự chăm...