Đằng sau nghịch lý nhổ rừng để… trồng rừng
Khi người dân xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) tiếp tục trồng cây gây rừng thì cán bộ, nhân viên của BQL đến nhổ bỏ băm nát cây con của dân và góp tiền mua cây con khác về trồng. Vì sao có nghịch lý như vậy?
Hơn trăm hescta đất trồng rừng của nhiều hộ dân xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) được khai hoang hàng chục năm nay bỗng nhiên bị Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Sông Hương thu hồi với lý do chưa thuyết phục. Khi người dân tiếp tục trồng cây gây rừng thì cán bộ, nhân viên của BQL đến nhổ bỏ băm nát cây con của dân và góp tiền mua cây con khác về trồng. Vì sao có nghịch lý như vậy?
Nhiều tháng nay, người dân ở thôn 4, xã Hồng Tiến không còn ngày ngày vào rừng để chăm bón cây rừng của họ. BQLRPH Sông Hương đã cấm họ “bén mảng” đến trồng cây trên diện tích rừng rộng hàng trăm ha của thôn này. Bà Hồ Thị Nhung bức xúc: “Người dân sinh sống nhờ vào trồng rừng. Nay đất rừng đã bị cấm thì biết lấy gì để mưu sinh?”.
Vụ thu hoạch keo vừa xong cũng là lúc diện tích đất rừng gần 1ha gắn bó với gia đình bà Nguyễn Thị Thý (52 tuổi) hơn 20 năm, nay “thuộc” về BQLRPH Sông Hương. Bà Thý phản ảnh: “Gia đình tui và các hộ dân khác đến nơi này ở từ năm 1986 rồi mở đất khai hoang, trồng rẫy. Ban đầu chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí giúp trồng mía, sau này thì trồng rừng, vậy mà BQLRPH Sông Hương bỗng nhiên đến lập biên bản đất vi phạm rồi thu khiến các gia đình đều lâm vào cảnh lao đao, khốn đốn”…
Người dân thôn 4, xã Hồng Tiến, bị BQLRPH Sông Hương thu hồi đất rừng đã khai hoang từ hàng chục năm trước.
Theo giải thích của ông Nguyễn Văn Vường, Phó Giám đốc BQLRPH Sông Hương, thì diện tích đất rừng các hộ ở Hồng Tiến bị thu hồi là do đã tự ý lấn chiếm diện tích rừng mà BQLRPH Sông Hương trực tiếp quản lý. Trong khi đó, các hộ dân cho biết, từ những năm 1985, 1986, họ đã đến ở thôn 4, khai hoang đất trồng rẫy, không còn sống du canh, du cư.
Thời điểm đó, BQLRPH Sông Hương chưa đến quản lý thì làm sao bảo dân lấn chiếm đất rừng của BQL? Đặc biệt, ở thôn 4, việc quản lý hộ khẩu thuộc về UBND xã Hồng Tiến, còn đất sản xuất, đất ở lại thuộc quản lý của xã Bình Điền.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đại Hóa, Chủ tịch UBND xã Bình Điền thừa nhận: “Người dân ở thôn 4 của Hồng Tiến đã khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp từ hàng chục năm nay. Việc thu hồi đất rừng lấn chiếm của người dân thì chính quyền không hề hay biết”. Không đồng tình việc thu hồi đất của BQLRPH Sông Hương, hàng chục hộ dân tiếp tục mua cây giống keo, tràm trồng rừng thì bị cán bộ, nhân viên BQLRPH Sông Hương đến nhổ bỏ, cây con bị đem ra băm nát.
Ông Lê Văn Mưu, Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến, cho biết: Các hộ dân ở thôn 4 nhờ đất rừng để mưu sinh, nay đất rừng bị thu hồi cuộc sống người dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc nhổ bỏ rồi băm nát cây rừng mới trồng đã gây bức xúc cho người dân.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà, cũng trao đổi: Đối với đất rừng của dân tự ý lấn chiếm sẽ bị thu hồi, sau đó phân bổ cho các hộ dân ở địa phương có lao động nhưng không có đất rừng để có điều kiện sản xuất nông nghiệp. Nhưng, BQLRPH Sông Hương thu hồi đất rừng đã làm rất nhiều hộ dân không còn đất rừng để sản xuất nông nghiệp, không biết lấy gì để mưu sinh. Trong khi đó, BQLRPH Sông Hương lại đưa cây tràm, keo đến trồng, phủ xanh thành rừng của đơn vị này.
Hồng Tiến là xã có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Những năm gần đây, trồng rừng keo, tràm đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Nay rất nhiều hộ dân không còn đất rừng để sản xuất, liệu cuộc sống người dân nơi đây có ổn định?
Theo CAND
"Thủ phủ đá đỏ" đang hồi sinh
Bây giờ, nhắc đến đá đỏ, người dân Châu Bình, Quỳ Châu coi đó như một kỷ niệm buồn. 20 năm sau trở lại vùng đá đỏ, rừng xanh đã kịp bao phủ lên những nham nhở, lở lói của một thời đào núi tìm đá đỏ...
Vùng đất lành ít, dữ nhiều
Đến bây giờ, chẳng ai còn có thể nhớ nổi người tìm thấy đá đỏ đầu tiên ở mảnh đất này, ai đã khơi nguồn lòng tham của con người, để rồi sau đó đưa họ vào cảnh tranh giành, chém giết lẫn nhau.
Nghe đâu, vào năm 1989, trong lần đi thăm dò khoáng sản ở khu vực đồi Tỷ thuộc xã Châu Bình (Quỳ Châu, Nghệ An), một đoàn kỹ sư vô tình phát hiện một viên đá đỏ "lạ" màu tiết bồ câu to bằng đầu ngón tay cái. Sau đó họ đưa về Hà Nội tìm hiểu và bán được cho nước ngoài với trị giá hàng tỷ đồng. Vì vậy, những kỹ sư địa chất này lại âm thầm quay lại Châu Bình thuê người dân bản địa đào đá đỏ. Cứ mỗi viên đá màu đỏ tìm thấy, người dân được trả thù lao rất hậu. Thông tin này chẳng mấy chốc bị lộ ra ngoài. Cứ thế, hàng vạn người đổ về đây để tìm vận may đổi đời. Và, một thời kỳ hỗn loạn xảy ra, những trận huyết chiến kinh hoàng để tranh giành lãnh địa. Châu Bình, Quỳ Châu ngày đó chỉ có một màu: màu đỏ của những viên ru-bi cũng chính là màu máu.
Những địa danh nổi tiếng như đồi Hoa cỏ may, đồi Tỷ hay đồi Tử, đồi Triệu, đồi Mồ... chẳng ai có thể hiểu, vì sao người ta lại đặt tên những quả đồi như vậy. Chỉ biết, từ khi dòng người đổ xô về Quỳ Châu khai thác đá đỏ, thì những cái tên đó cũng được khai sinh. Đồi Tỷ hay đồi Tử, chính là nơi xảy ra những trận tử chiến đầu tiên trong thời kỳ đá đỏ. Nơi đây đã cướp đi sinh mạng 47 người. Giờ đây đồi Tỷ im lìm, lặng lẽ, rêu phong, u uất như còn đó những oan hồn sập hầm vì đá đỏ như còn quanh quẩn đâu đây.
Châu Bình đã xanh trở lại.
Người dân trong vùng vẫn còn nhắc đến cái tên Vi Văn Phong tức "Phong trọc"- một đại ca đã từng "ăn cơm tù nhiều hơn cơm nhà", để cho con cháu luôn phải biết tránh xa cái ác. Thời kỳ đó "anh hùng đá đỏ" Vi Văn Phong đã cùng nhóm đàn em thân cận hằng ngày vẫn xách dao, búa đi "dẹp loạn" các băng nhóm của "Sơn cụt", "Phương Tay trái", "Tường lợn"... để thống lĩnh lãnh địa đá đỏ. Bàn tay của y nhuốm máu bao người. Hôm nay, đến nhà Vi Văn Phong ở Trại Bò, khu vực giáp ranh hai huyện Quỳ Châu và Quỳ Hợp chỉ còn mẹ, vợ và 2 con nhỏ. Vi Văn Phong đã "ra đi" ở tuổi 43. Y ra đi lặng lẽ, không bia mộ, không người thân đưa tiễn. Tài sản duy nhất mà gia đình y chia cho người chết theo phong tục tập quán chỉ là một chiếc ba lô cũ. Chị Hà Thị Thủy- vợ y đã khốn khổ vì "anh hùng đá đỏ" một thời, nay lại phải lầm lũi nuôi đàn con nhỏ và người mẹ già.
Những đồng tiền đá đỏ cuối cùng cũng ra đi. Cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn vì thiếu đất sản xuất. Sau đá đỏ môi trường bị ô nhiễm, đồi núi nham nhở, dịch bệnh càn quét dân làng. Gia đình bà Vi Thị Tảo ở bản Kẻ Nâm, xã Châu Bình có 4 người con trai, vào năm 91 được ít đá đỏ ông bà làm vội ngôi nhà, chưa kịp hoàn thiện, chưa có tiền để lắp cửa thì đá đỏ đã hết, không có tiền để làm tiếp. Từ đó đến nay gia đình bà sống trong khó khăn, thiếu thốn. Vi Đức Thuận ở bản Kẻ Khoang, xã Châu Bình, cũng là một người được đá đỏ. Người dân ở đây thường gọi "Thuận ngón tay vàng" bởi ngón giữa anh thiết kế một chiếc nhẫn giống hình ngón tay để che lấp một kỷ niệm khó quên thời trai trẻ sống trên đất đá đỏ. Thuận đã bỏ quê vào Đắc Lắc làm thuê, cuốc mướn, đổi công lấy đất trồng cà-phê mong muốn thoát nghèo nhưng cuối cùng anh cũng đã phải quay về quê hương... Và còn rất nhiều, rất nhiều những thanh niên khác trên vùng đá đỏ trước đây đã cầm trong tay bạc tỷ bỗng chốc trắng tay như Phan Bá Giang, Lê Đình Tuấn, Kim Văn Phong...
Một trong số các "ngôi nhà đá đỏ".
Hồi sinh trên vùng đất dữ
Trên vùng đất đá đỏ loang lổ như bị máy bay B52 ném bom, người dân đã bắt đầu lên kế hoạch mới cho mình, không đi tìm vận may của đá đỏ nữa, mà làm giàu trên mảnh đất của mình. Phan Bá Giang là người đi đầu trong phong trào trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo chương trình 327. Trên mảnh đất ngày trước bị đào xới, lật tung vì đá đỏ, vợ chồng Giang đã gieo lên đó những mầm xanh, để rồi màu xanh dần dần che lấp đi những kỷ niệm buồn vui một thời đá đỏ. Bằng nghị lực của chính mình, vợ chồng Giang đã trở thành một trong những tấm gương điển hình của phong trào trồng rừng ở Quỳ Châu.
Còn " Thuận ngón tay vàng", sau khi từ Đắc Lắc trở về, có chút vốn liếng và kiến thức về lâm nghiệp, anh đã nhận đất trồng rừng. Những gia đình có đất rừng nhưng không có vốn để đầu tư, anh bàn bạc và mạnh dạn hợp tác đầu tư trồng rừng trên mảnh đất ấy, rồi ăn chia lợi nhuận sau khi thu hoạch rừng với bà con có đất. Đây là một phương pháp làm ăn mới, theo kiểu liên danh, liên kết, tăng cường trách nhiệm và hỗ trợ nhau cùng sản xuất, bảo vệ tài sản chung mà cả anh và bà con người nghèo ở đây đều có lợi. Đến nay "Thuận ngón tay vàng" đã trồng được 160 ha rừng. Là người có diện tích rừng nhiều nhất hiện nay ở xã Châu Bình. Mới đây anh vừa thu hoạch 50 ha rừng nguyên liệu và đã triển khai trồng lại lứa thứ 2.
Kim Văn Phong một "Sếp đá đỏ", giờ không có vốn liếng nhưng anh có nhiều việc phải làm như: chỉ huy đội quân thu hoạch rừng cho các thương lái mua keo để có tiền công theo sản phẩm hàng ngày. Mổ lợn buổi sáng giúp chị hàng thịt, rồi bảo vệ, chăm sóc rừng giúp anh em, họ hàng với mức thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng. Bên cạnh đó anh tận dụng đất trống để trồng thêm các loại cây: sắn, ngô, lúa xen vào trong rừng keo tăng thu nhập cho mình. Gần 50 tuổi, chưa già nhưng Phong cũng đã suy ngẫm đúng đắn về giá trị của đồng tiền, bát gạo được làm ra bằng mồ hôi nước mắt của mình.
Đến bây giờ người dân đá đỏ Châu Bình đã trồng được 2.700 ha rừng keo nguyên liệu và keo lấy gỗ. Bình quân mỗi hộ trồng 6 ha, nhiều hộ trồng hơn 50 ha. Tiêu biểu như Vi Đức Thuận bản Kẻ Khoang trồng 160 ha, Lê Thanh Tú, Nguyễn Duy Trà bản 3/2 trồng 90 ha, Phan Bá Giang, Hồ Bá Thảo Bản Kẻ Nâm trồng 80 ha, Nguyễn Hồng Thái, Lang Văn Hòe trồng hơn 50 ha... Châu Bình có gần 200 trang trại thì đã có gần 100 trang trại trồng rừng nguyên liệu. Mỗi héc-ta rừng sau chu kỳ khai thác sẽ cho thu nhập bình quân 50 triệu đồng. Với 2.700 ha rừng Châu Bình sẽ thu về 135 tỷ đồng. Thu nhập từ rừng chiếm 35% thu nhập của toàn xã...
Trở về vùng đá đỏ hôm nay, người dân không còn mơ tưởng tới đá đỏ, mơ tưởng đến sự giàu sang trong chốc lát. Bởi, nhiều người trong số các đại gia buôn đá đỏ, kể cả những người đào được đá đỏ, rút cuộc rồi cũng trắng tay... Còn hôm nay, rừng đã xanh trở lại... hàng ngàn héc-ta rừng keo nguyên liệu, hàng trăm héc-ta sắn cao sản, và gần 1.000 ha mía ở Châu Bình đang là những kho báu lộ thiên quý giá hơn những viên đá ru bi ngày xưa...
Theo ANTD
TP.HCM: Đi đúng luật khổ như hành xác Nhiều người dân bất ngờ vì không thể đi vào làn đường dành cho xe ô tô. Trong khi đó, làn đường dành cho xe máy trên tuyến Trường Chinh đã bị ùn tắc nghiêm trọng 3 ngày liên tiếp. "6h sáng tôi đi từ ngã tư An Sương đến Ngã tư Bảy Hiền mất gần 2 giờ đồng hồ", chị Vũ Thị...