Đằng sau nền giáo dục đẳng cấp thế giới của Singapore
Điều gì đã giúp quốc gia châu Á nhỏ bé này luôn đứng đầu trong các thành tựu giáo dục, báo Straits Times phần nào đưa ra lời giải đáp.
Ngày nay, Singapore thường xuyên dẫn đầu trong các thành tựu giáo dục
Điều gì đã giúp quốc gia châu Á nhỏ bé này luôn đứng đầu về các thành tựu giáo dục, báo Straits Times phần nào đưa ra lời giải đáp.
Những thành tựu của ông Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng Singapore, đã trở thành chủ đề thảo luận của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng có một khía cạnh thành công của ông ít được đề cập đến, đó chính là sự đầu tư dành cho ngành giáo dục. Chiến lược của Lý Quang Diệu, như ông từng phát biểu, là “phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có duy nhất của Singapore, người dân”.
Ngày nay, Singapore thường xuyên dẫn đầu trong các thành tựu giáo dục, theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Chương trình Phát triển Đánh giá Học sinh Quốc tế. Hơn nữa, mặc dù chỉ là một đảo quốc với 5 triệu dân (số liệu năm 2015), Singapore tự hào khi sở hữu hai trường đại học nằm trong top 75 thế giới trong bảng xếp hạng Times Higher Education. Đây cũng là số trường đại học của Trung Quốc, Nhật Bản và Đức lọt vào danh sách này.
Ông Lý và Singapore đã làm điều gì đúng cách?
Chiến lược của Lý Quang Diệu là “phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có duy nhất của Singapore, người dân”
Cần phải nhấn mạnh rằng hệ thống giáo dục của Singapore ngay từ đầu không được thiết kế bởi ông Lý Quang Diệu và các đồng nghiệp. Thay vào đó, nó được xây dựng trên nền tảng rất vững chắc, kế thừa từ quá khứ là một nước thuộc địa của Anh. Trái ngược với nhiều lãnh đạo thời hậu thuộc địa, ông Lý không hề ngại ngần khi tận dụng tất cả các yếu tố của quá khứ, có thể hữu ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Có thể nói giáo dục là lĩnh vực thể hiện rõ sự hiệu quả của phương pháp này. Nhiều trường học đi đầu ở Singapore như Đại học Quốc gia Singapore (thành lập năm 1905), Học viện Raffles (1823) và Trường Anglo-Chinese (năm 1886), xuất hiện trước khi Singapore trở thành một quốc gia độc lập.
Hơn nữa, chương trình giảng dạy trung học cơ sở cũng được mô phỏng theo hệ bằng cấp O-level và A-level của Anh. Tuy cơ sở hạ tầng cũng là một khía cạnh được chú trọng, nhưng yếu tố trọng tâm của đầu tư giáo dục chính là học sinh và giáo viên.
Video đang HOT
Giáo dục Singapore được xây dựng trên nền tảng rất vững chắc, kế thừa từ quá khứ là một nước thuộc địa của Anh
Một hệ thống rất nhiều học bổng đã cho phép những học sinh tốt nhất ở Singapore được đi học ở một số trường đại học hàng đầu thế giới. Với mức lương khởi điểm trên mức trung bình quốc gia, nghề dạy học cũng thu hút, phát triển và giúp giữ chân một số sinh viên tốt nghiệp tốt nhất trong ngành.
Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục của Singapore đặc biệt trọng dụng nhân tài. Họ cực kỳ tập trung vào việc xác định và phát triển các tài năng xuất sắc và định hướng các em làm việc trong lĩnh vực công.
Những người nhận học bổng chính phủ phải làm việc trong lĩnh vực công trong khoảng thời gian ít nhất là gấp đôi số năm học nhận học bổng. (Ví dụ một học sinh Singapore nhận học bổng đại học 4 năm phải cam kết làm việc trong lĩnh vực công ít nhất 8 năm).
Hệ thống giáo dục của Singapore đặc biệt trọng dụng nhân tài
Cách trọng dụng nhân tài tương tự cũng đã giúp điều chỉnh sự phát triển và thăng tiến của giáo viên. Những giáo viên đứng đầu sẽ được giao nhiệm vụ lãnh đạo mà không cần quá quan tâm đến nhiệm kỳ. Đồng thời, luôn có một sự xoay vòng nhân sự giữa Bộ Giáo dục, lớp học và đội ngũ quản lý trường học. Giáo viên thường xuyên có thể trở thành người thực hiện công tác chính sách. Nhiều người sau đó lại quay trở lại dạy học.
Một ưu điểm nữa của đảo quốc này là chất lượng giáo dục tốt ở tất cả các cấp độ học tập. Singapore rất tự hào về các học viện ưu tú của mình, thế nhưng có người cho rằng bí quyết của nền giáo dục nước này chính là toàn bộ hệ thống hàng trăm trường học đều cung cấp giáo dục chất lượng cao cho tất cả mọi người.
Hệ thống giáo dục của Singapore không ngừng nhìn về phía trước. Từ việc áp dụng song ngữ tiếng Anh (bên cạnh tiếng mẹ đẻ như tiếng Trung, tiếng Malay hoặc tiếng Tamil), cho đến tập trung vào các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (viết tắt là Stem), Singapore đã nhìn thấy từ trước rất nhiều chiến lược giáo dục quan trọng.
Một trong những bí quyết của nền giáo dục nước này chính là toàn bộ hệ thống hàng trăm trường học đều cung cấp giáo dục chất lượng cao cho tất cả mọi người
Sự lựa chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 là kết quả của lịch sử thuộc địa và nhu cầu một ngôn ngữ chung của xã hội đa sắc tộc. Nhưng đây đồng thời cũng là bằng chứng cho thấy Singapore đã “đi trước thời đại” khi tiếng Anh nhanh chóng nổi lên như ngôn ngữ chung của thương mại và khoa học toàn cầu. Và một khi tiếng Anh đã “cắm rễ” trong hệ thống giáo dục Singapore, khả năng nó sẽ tiếp tục giữ vai trò này trong nhiều thập niên tới, thậm chí cả nhiều thế kỷ tới.
Về vấn đề này, ông Lý Quang Diệu cũng đã thể hiện sự khác biệt với nhà lãnh đạo thời hậu thuộc địa khác cùng thế hệ. Thay vì chọn một ngôn ngữ đa số của đất nước, ông và các đồng nghiệp đã chọn áp dụng một ngôn ngữ toàn cầu cho một thành phố toàn cầu.
Hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới của Singapore sẽ là một trong những di sản lâu đời nhất của ông Lý Quang Diệu
Hệ thống giáo dục của Singapore đã tiến hóa với thời gian và tiếp tục phát triển. Trong những năm 1990, các nhà hoạch định chính sách của Singapore lo ngại rằng cách tiếp cận của họ với giáo dục có thể quá chặt chẽ và tập trung vào các môn Stem. Vì thế họ bắt đầu chú ý hơn vào các học sinh xuất sắc về khoa học nhân văn, nghệ thuật và thể thao.
Sự tái cân bằng đó vẫn đang tiếp diễn, với một sự chú tâm mới về thúc đẩy sáng tạo và kinh doanh.
Đối với ông Lý Quang Diệu, người được gọi là nhà lập quốc Singapore, giáo dục đã vượt ra ngoài các trường học cứng nhắc. Như ông từng nói trong một bài phát biểu vào năm 1977: “Định nghĩa của tôi về một người có học vấn là một người không bao giờ ngừng học hỏi và muốn học hỏi.”
Thật vậy, hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới của Singapore sẽ là một trong những di sản lâu đời nhất của ông Lý. Điều này thể hiện rõ khi tang lễ của ông được diễn ra tại Đại học Quốc gia Singapore.
Theo Danviet
Di sản Châu Á của ông Obama có gì?
Báo Mỹ có nhiều điều để bàn luận về chuyến thăm châu Á cuối cùng của tổng thống Obama, từ việc ông bị "phục kích" bởi nhiều tình huống khó xử đến câu hỏi liệu di sản của ông ở châu Á có được giữ lại sau khi ông rời Nhà Trắng.
Ông Obama trò chuyện với Ngoại trưởng Myanmar, bà Aung San Suu Kyi tại Vientiane khi đến dự hội nghị cấp cao với khối nước ASEAN - Ảnh: Reuters
Giới quan sát đã bàn tán các "dấu hiệu" ông Obama "bị lăng nhục" khi bước từ chiếc Không Lực Một xuống sân bay Hàng Châu bên Trung Quốc, trên chiếc thang máy bay mà không có thảm đỏ theo nguyên tắc tiếp đón nguyên thủ. Tiếp đến, ông có cuộc gặp đầy ngượng ngùng với ông Rodrigo Duterte sau sự cố phát ngôn văng tục của tổng thống Philippines, một đồng minh thân cận của Washington tại khu vực. Nhiều ý kiến đồn đoán sự cố cho thấy Manila đang ngả về phía Bắc Kinh.
Dù vậy ông Obama khẳng định các sự việc trên đã bị thổi phồng. "Ở mọi nơi chúng tôi đến, chúng tôi được tiếp đón rất tuyệt vời. Bất cứ người nào hiểu lý lẽ, dĩ nhiên là bất cứ ai trong khu vực, đều thấy khó hiểu về việc làm sao những lời (nhận xét) đó có thể phản ánh những gì chúng tôi làm ở đây" - ông nhấn mạnh trong một cuộc họp báo.
Xoay trục về châu Á
Nhưng vấn đề chính là những thông điệp của ông có được lắng nghe hay không. "ASEAN là trụ cột trong chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á" - ông Obama phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào. "Tái cân bằng" và "xoay trục" thường xuyên được ông sử dụng khi nhắc đếu khu vực.
Tổng thống Mỹ kết thúc chuyến thăm cuối cùng tại châu Á với cam kết sẽ tăng cường sự ảnh hưởng của Washington tại khu vực. "Đây là một phần của thế giới có nhiều ý nghĩa với tôi bởi tôi sống ở Indonesia từ khi còn nhỏ. Và cam kết của tôi về việc siết chặt quan hệ với Đông Nam Á là rất thật lòng". Ông cũng công bố khoản tiền 90 triệu USD để giúp Lào dọn dẹp những bom mìn Mỹ còn sót lại sau chiến tranh Việt nam.
Sự xoay trục của Mỹ không chỉ vì đây là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới mà còn vì sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc. Trong thời gian cầm quyền, ông Obama đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Úc, Philippines và Việt Nam và ủng hộ sự chuyển giao dân chủ ở Myanmar.
Nhưng theo báo Washington Post, chính sách này còn nhiều trắc trở, nhất là khi chính quyền Mỹ còn nhiều mối bận tâm khác như sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria, tình hình đông Ukraine... CHDCND Triều Tiên cũng phóng đến ba quả tên lửa đạn đạo về phía vùng biển Nhật Bản trong thời gian ông Obama đang ở châu Á như nhắc nhở Mỹ về sự bế tắc ở bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đưa hàng loạt cam kết hấp dẫn gấp nhiều lần Mỹ tại khu vực. Nhiều quan chức, bao gồm thủ tướng Lý Khắc Cường, đã đi thăm và đem theo hàng tỉ USD đầu tư vào các dự án như đập thủy điện ở Nam Ngiep, tuyến đường ray xe lửa nối Vân Nam và Vientiane và một đặc khu kinh tế ở ngoại ô thủ đô Lào.
Di sản châu Á
Nhưng theo CNN, điểm yếu trong chiến lược xoay trục của ông Obama là điều gì sẽ xảy ra khi ông rời Nhà Trắng. "Tôi hy vọng rằng người kế nhiệm tôi sẽ duy trì cam kết này" - ông Obama từng phát biểu khi đặt chân đến Vientiane. Nhưng sự thật là ông sẽ chuyển giao cho người kế nhiệm một chiến lược vẫn còn chưa hoàn thiện và không có sự đảm bảo nào.
Đến nay, cả hai ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ đều không ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được coi là trọng tâm trong chiến lược xoay trục châu Á. Thậm chí, hiệp định do Washington khởi xướng nhằm tạo đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn đang mắc cạn ở quốc hội Mỹ.
"Trái tim và ý định của ông ấy đặt đúng chỗ nhưng chính sách thương mại (của Mỹ) sẽ làm hỏng di sản của ông ấy - báo Washington Post của Mỹ dẫn lời nhà phân tích Victor Cha thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược - Ông ấy sẽ không thể hoàn thành vòng chạy chiến thắng ở châu Á cho đến khi xong TPP".
Nỗ lực cuối cùng của ông Obama
Trước khi lên đường trở về Washington, tổng thống Obama đã công bố danh sách các mục tiêu mà ông hy vọng hoàn thành trước khi kết thúc nhiệm kỳ, theo báo Wall Street Journal ngày 8-9. Các mục tiêu bao gồm đóng cửa nhà tù Guantanamo ở Cuba, hoàn thành Hiệp định TPP với châu Á, thuyết phục Trung Quốc giúp Washington giải quyết mối đe dọa trên bán đảo Triều tiên.
Theo Tuổi Trẻ
Lãnh đạo châu Á dự kiến không ra tuyên bố về phán quyết Biển Đông Bản thảo tuyên bố sẽ được đưa ra sau hội nghị ở Lào hôm nay cho thấy các lãnh đạo châu Á vẫn tránh đề cập đến phán quyết "đường lưỡi bò". Lãnh đạo các nước ASEAN và Mỹ trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ngày 8/9. Ảnh: Reuters Theo Reuters, các lãnh đạo châu Á thận trọng khi đề cập...